DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Để nâng cao sức cạnh tranh của ngành GD&ĐT Việt Nam, cần giải quyết được 2 nhóm vấn đề: (1) Các vấn đề thuộc chức năng quản lý vĩ mô từ phía Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; (2) Các vấn đề thuộc chức năng quản trị của các trường đại học.
1. Về phía Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần đổi mới tư duy toàn diện và sâu sắc; xây dựng chiến lược tài chính thích hợp cho GD&ĐT, bao gồm cả những chính sách liên quan đến học phí, kinh phí nghiên cứu khoa học (NCKH), chính sách tín dụng, học bổng, sinh hoạt phí; cần xây dựng những trường đại học có chất lượng, đẳng cấp quốc tế, có chương trình đào tạo tiên tiến.
Tổ chức quản lý GD&ĐT: sắp xếp lại hệ thống trường đại học, mở các trường mới có chất lượng cao. Đổi mới, sắp xếp lại các trường đại học công lập. Cần tạo lập cơ chế để các trường đại học được hoạt động như một doanh nghiệp, được giao quyền tự chủ. Nhà nước, Bộ tạo hành lang pháp lý, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng các trường đại học. Bên cạnh đó, cần chú trọng khâu công nhận văn bằng và phân luồng đào tạo.
Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy; đồng thời chú trọng tới các chính sách thu hút người tài tham gia vào ngành sư phạm.
Xây dựng hiệp hội các trường đại học và hiệp hội người sử dụng lao động nằm gắn kế giữa cung và cầu nhân lực chất lượng cao.
2. Về phía các trường đại học, học viện.
Trước hết, phải xác định đúng tầm nhìn của các trường đại học. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, các trường đại học phải xác định đẳng cấp của mình ở trong nước, trong khu vực và quốc tế, phải định hình rõ thế nào là trường đại học có đẳng cấp; từ đó có chiến lược phát triển trường theo mục tiêu đó. Một trường đại học có đẳng cấp khu vực và quốc tế trước hết phải là trường được khu vực và quốc tế thừa nhận, thể hiện qua các mặt: có tỷ lệ sinh viên và giáo viên quốc tế cao, có các nguồn lực đào tạo, chất lượng đào tạo ngang tầm khu vực và thế giới.
Thứ nữa, phải xác định đúng sứ mạng, mục tiêu và mô hình đào tạo, đổi mới mục tiêu đào tạo theo định hướng thị trường lao động, theo quan điểm xuất phát từ người học, theo nhu cầu xã hội, xác định hệ tiêu chuẩn chất lượng sinh viên tốt nghiệp, đồng thời xác định rõ thị trường và thị phần, dự báo sát nhu cầu đào tạo để có kế hoạch tuyển sinh hợp lý.
Đổi mới chương trình đào tạo: Theo lý thuyết phân đoạn, chất lượng phụ thuộc vào các giai đoạn: thiết kế, chuẩn bị thi công và thi công chương trình đào tạo tựa như thiết kế của một sản phẩm. Muốn có sản phẩm có chất lượng cao, trước hết phải có thiết kế tốt. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập, chương trình đào tạo cần được thiết kế theo hướng khu vực hoá, quốc tế hoá, đa dạng hoá. Khu vực hoá, quốc tế hoá tạo tiền đề công nhận lẫn nhau giữa bằng cấp của các trường Việt Nam với
các trường trong khu vực và trên thế giới. Đa dạng hoá cho phép thỏa mãn tối đa nhu cầu về lao động theo các loại khác nhau. Một trong những con đường để quốc tế hoá chương trình đào tạo là xác định, lựa chọn, chuyển giao và đào tạo theo chương trình tiên tiến cho một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn của trường.
Tổ chức đào tạo theo tín chỉ; đổi mới đánh giá và khảo thí, phương pháp giảng dạy, học tập.
Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Xây dựng nguồn vật lực: hệ thống giảng đường, hệ thống thư viện, hệ thống thông tin; thiết bị dạy học, trình chiếu, kiểm tra đánh giá; công tác học liệu, hệ thống giáo trình, giáo án, bài giảng điện tử…
Giải quyết các vấn đề về nguồn tài lực bao gồm: tự chủ tài chính; vấn đề thu từ NCKH; vấn đề học phí; gắn nhà trường với các doanh nghiệp; tạo kinh phí cho nhà trường trong quá trình đào tạo; người sử dụng lao động phải trả phí đào tạo sau quá trình đào tạo.
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế: đẩy mạnh tìm kiếm đối tác nước ngoài, hướng hoạt động hợp tác quốc tế vào việc phát triển trường đại học theo các hướng: chuyển giao công nghệ, chương trình đào tạo, phát triển nguồn lực về con người, phát triển nguồn lực về vật chất, phát triển nguồn lực về tài chính.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng: nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa theo kịp được nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, mà cụ thể là ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan là vốn đầu tư cho ngành giáo dục còn chưa đủ, sự yếu kém của các nhân tố chủ quan trong quản lý của nhà nước và bản thân các trường đại học đang trở thành bài toán cần phải được giải quyết ngay. Những phân tích, đánh giá đã cho thấy những bất cập trong giáo dục đại học Việt Nam xuất phát từ chính tư duy giáo dục sai lầm, cách thức quản lý máy móc, phương pháp giảng dạy lạc hậu chưa bắt kịp được sự phát triển của tri thức loài người. Điều này đã tạo nên một nền giáo dục đại học thiếu tính hệ thống và xa rời thực tế.
Giáo dục có vai trò tiên quyết đối với sự phát triển quốc gia, vì vậy giải quyết những bất cập còn tồn tại trong giáo dục đại học là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp từ bên trong, ta cũng cần học hỏi từ các nền giáo dục tiên tiến hơn để nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời ta còn phải tìm hiểu môi trường văn hóa, xã hội, con người Việt nam cũng như những nhu cầu phát triển riêng của quốc gia để hành động hợp lý, hiệu quả.
Trong tương lai, thị trường nhân lực Việt Nam dự báo sẽ ngày càng sôi động khi nước nhà hòa mình mạnh mẽ hơn vào biển lớn toàn cầu hóa. Việc chuẩn bị tâm thế và tiềm lực sẵn sàng cho nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành trách nhiệm của không chỉ các cấp các ngành mà là của từng
trường đại học và mỗi công dân muốn trau dồi tri thức để phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.vdf.org.vn/Doc/2008/VDFConf_WIPHuyenVie.pdf http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/1288/index.aspx http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=301910&ChannelID=119 http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=149411&ChannelID=13 http://www.nguyenhuynhmai.com/default.asp?FAQID=2604&page=2 http://www.danong.com/data/cache/16987.html http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx? tabid=62&News=2676&CategoryID=6 http://vietbao.vn/Giao-duc/Doi-moi-giao-duc-dai-hoc-bat-dau-tu-giang- vien/20600207/203/ http://vietbao.vn/Giao-duc/Doi-moi-giao-duc-dai-hoc-bat-dau-tu-giang- vien/20600207/203/ http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/10/621274/ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689465/ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/04/689189/ http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090219.html http://docs.google.com/Doc?id=dcwfjp5p_1cgg3s7cf http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp? Object=4&news_ID=26852349 http://www.webtretho.com/forum/archive/index.php/t-181185.html http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=43099&ChannelID=5 http://www.tvu.edu.vn/tintuinternet/giaodcdaihoctrachnhiemdoivoiquakhuv atuonglai