Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại học ở Việt

Một phần của tài liệu Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam (Trang 25 - 28)

II. NHỮNG BẤT CẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ ẢNH

3. Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại học ở Việt

3. Nguyên nhân của những bất cập trong giáo dục đại học ởViệt Nam Việt Nam

Nền giáo dục đại học Việt Nam còn tồn tại khá nhiều bất cập, nhưng những hạn chế đó xuất phát từ đâu? Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân tác động tới nền giáo dục nước nhà, ở đây chúng ta sẽ xem xét một số nguyên nhân cơ bản:

3.1. Về phía Nhà nước:

 Tư duy căn bản về giáo dục đại học đang gặp hạn chế trầm trọng trong việc nhầm lẫn giữa tuyên truyền và giáo dục. Tuyên truyền mang tính tình thế, hướng đối tượng đi theo ý muốn của mình; còn giáo dục đúng nghĩa, cần mang tính nhân văn, lâu dài và phổ quát, lấy con người làm gốc, tạo điều kiện để đối tượng có hiểu biết, giúp họ hành sự như một thực thể độc lập, đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi của bối cảnh, cuộc sống, sự việc. Các lối thức suy nghĩ cũng như nhận định vấn đề đang bị áp đặt một cách khô cứng chẳng khác nào tuyên truyền trong môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam Trong giai đoạn hội nhập, nếu tiếp tục có tư duy lẫn lộn giữa giáo dục và tuyên truyền thì sớm muộn sẽ đi đến ngõ cụt của

 Hệ thống khung pháp lý về phát triển nhân lực còn thiếu và có nhiều điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn đất nước và chưa tiếp cận được với hệ thống luật pháp quốc tế. Do đó, chưa thực sự là cơ sở pháp lý thuận lợi cho phát triển nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Còn có những quy định pháp lý chưa thực sự tạo bình đẳng cho tất cả các cơ sở GD &ĐT thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ sở công lập được ưu tiên nhiều hơn, tạo ra sự độc quyền trong quản lý và hoạt động đào tạo nhân lực.

 Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực chưa thích hợp. Tổ chức bộ máy chủ yếu theo nguyên tắc quản lý ngành dọc. Tổ chức mang tính phân tán và thiếu sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở định hướng chung, thống nhất, chỉnh thể về phát triển nhân lực cho thời kỳ dài hạn. Hầu như chưa có sự phối hợp quản lý giữa ngành và lãnh thổ, cũng như giữa các vùng lãnh thổ về đào tạo, phát triển nhân lực. Phương pháp quản lý lạc hậu, hiệu lực thấp và kém hiệu quả. Các cơ quan chủ quản (bộ, cơ quan ngang bộ) thực hiện quản lý đối với các cơ sở đào tạo nhân lực trực thuộc chủ yếu bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính, xơ cứng, bao biện và bao cấp (giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh cứng, cấp kinh phí trực tiếp cho cơ sở đào tạo, định mức chi phí đào tạo chậm sửa đổi...).

 Số lượng giáo viên đông hàng triệu người, nhưng chất lượng kém, đây là hệ quả của nhiều năm trời chính sách của VN không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm. Mặc dù các trường đã chú trọng hơn tới việc nâng cao đội ngũ giáo sư, tiến sĩ nhưng mức lương thấp đã khiến nhiều người phải dành thời gian làm ngoài giờ, gây ảnh hưởng không tốt tới các công trình nghiên cứu.

 Ngành GD&ĐT chậm đổi mới, chưa theo kịp đổi mới kinh tế - xã hội. Nguyên nhân thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là do công tác

đào tạo chậm đổi mới. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề nên việc tăng giảm ngành nghề đào tạo còn nặng tính tự phát. Tình hình kinh tế - xã hội nước ta phát triển nhanh, nhất là từ sau đổi mới, trong khi đó hệ thống GD&ĐT lại đổi mới quá chậm Sự chậm chân này tiếp tục gây nên đình trệ trong hệ thống giáo dục đại học trong một thời gian dài do sự thiếu hụt, giảm sút nghiêm trọng các yếu tố căn bản để phát triển giáo dục đại học như hệ thống giáo viên, chất lượng chương trình đào tạo.

3.2. Về phía các trường Đại học

Các trường đại học vẫn chưa chủ động trong vấn đề đào tạo cũng như quản lý:

 Về giáo trình, các trường vẫn cứng nhắc tuân theo giáo trình khung của Bộ GD &ĐT. Đối với một ngành chuyên môn kỹ thuật sâu như công nghệ thông tin, nội dung chính trị - xã hội vẫn chiếm tới gần 30% đơn vị học trình đào tạo. Vì vậy các trường đại học có rất ít khoảng trống để bắt kịp sự thay đổi công nghệ. Theo báo cáo Công nghệ thông tin - Truyền thông toàn cầu năm 2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới, chất lượng chương trình đào tạo công nghệ thông tin của Việt Nam đứng thứ 9 trong khu vực ASEAN +3 và đứng thứ 76 trong số 82 quốc gia do tổ chức này khảo sát.

 Bên cạnh đó, các trường đại học hiện tại vẫn đang thuần về giảng dạy và coi nhẹ vấn đề nghiên cứu. Hiện tại, Chúng ta vẫn tiếp tục duy trì ở bậc đại học phương pháp giảng dạy theo kiểu một chiều và các giảng viên đại học chỉ tập trung vào giáo trình soạn giảng cũ không cập nhật kiến thức và thông tin mới.

 Đồng thời, sự liên kết giữa các trường đại học và các doanh nghiệp chưa cao, không tạo nên sự bắt nhịp giữa cung và cầu lao động. Điều này

khiến cho việc giảng dạy trong các trường đại học xa rời với thực tiễn, giáo dục không trở thành một ngành dịch vụ, tuân theo các quy luật cung cầu mà chạy theo giáo điều, thành tích và lý thuyết xa rời thực tiễn

Sự bị động trong các đơn vị trường học đã khiến ngành giáo dục của Việt Nam trở nên trì trệ, chậm chạp và tụt hậu so với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Những bất cập của giáo dục đại học ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam (Trang 25 - 28)

w