Diễn biến chất lượng nước LVS Nhuệ-Đáy theo các kịch bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước mọi lưu vực sông (Trang 99)

Kết quả tính toán diễn biến chất lượng nước LVS Nhuệ - Đáy theo các kịch bản so sánh với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN08:2008/BTNMT (theo đúng mục tiêu đặt ra tại bước 1 của Quy trình thử

nghiệm) được thể hiện qua các từ hình 3.3 đến hình 3.5.

Do quá trình thu thập số liệu còn một số hạn chế nên tác giả chỉ xét diễn biến chất lượng nước trên sông Nhuệ với số liệu đầy đủ hơn so với sông Đáy đểđảm bảo quá trình đánh giá được khách quan.

   

Hình 3.4. Kết qu tính toán BOD5 theo các kch bn dc sông Nhu

             

Hình 3.5. Kết qu tính toán NH4+ theo các kch bn dc sông Nhu

 

Nhn xét kết qu tính toán:

Qua các kết quả mô phỏng của 3 kịch bản có thể thấy rằng sông Nhuệ trong LVS Nhuệ- Đáy đã và đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng là ô nhiễm nước trên sông Nhuệ. Thời gian tiến hành mô phỏng là vào các tháng mùa mưa nên mức độ ô nhiễm có thể giảm bớt nhiều so với các tháng mùa khô.

Ô nhiễm nước trên các sông được thể hiện qua các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+

hầu hết không đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 08-2008: QCKT Quốc gia về chất lượng nước mặt). Giá trị DO trên sông Nhuệ tại một số thời điểm xấp xỉ 2-3 mg/l thậm chí thấp hơn, điều đó chứng tỏ các chất ô nhiễm được thải vào sông Nhuệ rất lớn và có khả năng vượt quá khả năng tự làm sạch của sông, đặc biệt là đoạn sông Nhuệ chảy qua khu làng nghề ở tỉnh Hà Tây cũ và đoạn sau khi nhận nước thải của nội thành thành phố Hà Nội qua sông Tô Lịch. Tại các đoạn sông này giá trị BOD5, NH4+ vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, sự có mặt của các chất ô nhiễm này là do

đoạn sông đã tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt của nội thành thành phố

Hà Nội, nước thải từ các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm của tỉnh Hà Tây cũ chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân hủy.

Theo kết quả tính toán trong ba kịch bản có thể thấy rằng tác động của việc gia tăng dân số, phát triển công nghiệp… có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các sông trong LVS Nhuệ- Đáy. Kết quả tính toán ở kịch bản 1 cho thấy chất lượng nước sông Nhuệ đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển KT-XH thì ngày càng có nhiều chất thải phát sinh với lưu lượng và tải lượng ngày càng tăng. Qua kết quả mô phỏng kịch bản 2 cho thấy việc phát triển thêm các KCN của các thành phố và các tỉnh trên LVS nếu nước thải công nghiệp không được xử

lý triệt để sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường nước sông. Hiện nay trước những vấn đề ô nhiễm và suy giảm TNN chúng ta bắt đầu quan tâm

đến phát triển bền vững, mặc dù đã có định hướng BVMT trường nhưng việc thực hiện, triển khai công tác BVMT còn gặp nhiều khó khăn do Việt Nam là một nước

đang phát triển nên đầu tư nguồn lực và tài chính cho các công tác BVMT còn nhiều hạn chế. Xu thế chất lượng trên các sông bị suy giảm nghiêm trọng như kết

quả tính toán trong kịch bản 2 có thể sẽ xảy ra nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến công tác BVMT.

Kết quả mô phỏng của kịch bản 3 cho thấy chất lượng nước của các sông được cải thiện đáng kể trước những nỗ lực trong công tác BVMT. Có thể thấy rằng với việc ban hành các cơ chế, chính sách BVMT, công tác thanh tra, kiểm tra môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc thì yêu cầu xử lý nước thải công nghiệp

đối với các CCN, KCN là có thể thực hiện được. Song với trình độ phát triển KT- XH của nước ta như hiện nay, thu nhập bình quân GDP của Việt Nam là thấp nên hiệu quả xử lý chất thải chỉ ở mức trung bình nên vấn đề nâng cao hiệu quả xử lý là khó thực hiện. Thêm vào đó vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tốn kém. Bên cạnh

đó các cơ sở làng nghề và chăn nuôi, do công nghệ còn lạc hậu, quy mô nhỏ chủ

yếu là hộ gia đình nên cũng khó khăn cho việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên với sựđầu tư của nhà nước về tài chính và nguồn nhân lực cũng như

sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương thì vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, nước thải làng nghề, nước thải chăn nuôi có thể thực hiện được trong thời gian tới. Theo tác giả luận văn, khả năng thực hiện các giải pháp theo kịch bản 3 là khó khăn, chỉ nên áp dụng khi mức độ ô nhiễm trên các sông vượt ngưỡng tới hạn.

Với tổ chức Ủy ban và Văn phòng Ủy ban lưu vực như hiện nay chưa phát huy được hiệu quả trong công tác điều hành và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, chưa thực sự kết nối các hoạt động BVMT của các bộ với các địa phương và giữa các địa phương với nhau. Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, BVMT của một sốđịa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các bộ, ngành, địa phương đã thảo luận thống nhất kế hoạch hoạt động của Ủy ban lưu vực trong thời gian tới. Theo đó, để thực hiện tốt Đề án BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy, Ủy ban lưu vực sẽ kiến nghị Bộ TN&MT chủ trì thực hiện dự án quy hoạch tổng thể lưu vực theo hướng bảo đảm 3 tiêu chí: BVMT, tiêu thoát nước và hạ tầng kỹ thuật cảnh quan đô thị. Bộ Tài chính và Bộ TN&MT có trách nhiệm

nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ ngân sách Trung ương cho các công trình xử lý nước thải đô thị, chất thải rắn, tu sửa các công trình thủy lợi. Bộ

NN&PTNT khẩn trương triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi trên lưu vực. Ủy ban LVS Nhuệ - Đáy đã thống nhất kế hoạch hoạt động cụ thể, trong đó sẽ tập trung kiểm tra, đánh giá hoạt động triển khai đề án tổng thể BVMT của các tỉnh, thành phố theo từng năm và từng giai đoạn

Như vậy, phân tích các kết quả thu được tương ứng với 3 kịch bản đề xuất khi áp dụng, nhận thấy các kết quả kịch bản thu được có tính phù hợp. Từ các kết quả thu được sau khi đánh giá bằng công cụ mô hình hóa, sẽ có “cái nhìn” đầy đủ

về xu hướng phát triển của chất lượng nước của lưu vực trong thời gian 10 năm tiếp theo. Nhờ vậy, các nhà quản lý có cơ sở để đề xuất và thực hiện các quyết định quản lý tiếp theo.

Tóm lại, quá trình mô phỏng năm bước đầu của Quy trình quản lý chất lương nước một LVS áp dụng cho LVS Nhuệ - Đáy đã cho thấy tính hiệu quả và đúng đắn. Các bước thực hiện quy trình cụ thể, đơn giản và có tính khả thi mang lại hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT LUN

Với hiện trạng chất lượng môi trường nước LVS hiện nay của Việt Nam,có thể

thấy rằng các LVS của nước ta đang có nhiều tồn tại và bức xúc không chỉ trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo gỡ, là hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ nhiều năm qua để lại đến ngày nay. Quản lý nước theo LVS có sự khác biệt so với quản lý nước phân cách theo địa giới hành chính của các tỉnh ở chỗ phạm vi xem xét và giải quyết của quản lý nước ở đây là trên toàn bộ LVS.

Để thực hiện được sự quản lý theo LVS, trước tiên cần có một quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một LVS. Đây là quy trình không thể thiếu trong công tác BVMT nước LVS. Cũng giống như các quy trình trên thế giới, một quy trình quản lý chất lượng nước tốt và hiệu quả bao gồm việc kết hợp tối thích giữa mô hình hóa và số liệu thống kê với các chính sách pháp lý để đưa ra quyết định quản lý đúng. Quy trình quản lý chất lượng nước với phần mềm mô hình hóa là công cụ giúp mô tả và đưa ra đánh giá dự báo cho tương lai bằng việc thu thập thông tin, kiến thức về hiện trạng và chức năng môi trường. Trong nghiên cứu, đề

xuất quy trình gồm 10 bước thực hiện có sử dụng phần mềm QUAL2K là công cụ

kỹ thuật hỗ trợ.

Mô hình QUAL2K tính toán cho dòng chảy ổn định một chiều, có tính toán

đến tác động của điều kiện thủy lực thủy văn, chế độ dòng chảy và các quá trình

động học phản ứng trong môi trường nước. Kết quả chạy mô hình cho sai số phù hợp, điều đó cho thấy mô hình tương đối phù hợp với điều kiện thực tế của dòng chảy của sông. Vì vậy, mô hình QUAL2K có thể dùng để dự báo tác động của nguồn thải đối với dòng sông, phục vụ cho quy trình quản lý chất lượng môi trường nước một LVS, phù hợp là công cụđơn giản cho những nghiên cứu bước đầu.

Căn cứ vào các kết quả mô phỏng theo các kịch bản tính toán, có thể nhận thấy rằng tại thời điểm hiện tại chất lượng nước LVS Nhuệ- Đáy đang có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+. Chất lượng nước sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng nước sông Đáy đang bị ô nhiễm

cục bộ tại một sốđoạn khác nhau. Theo kịch bản phát triển KT - XH đến năm 2020 của các tỉnh/thành phố trong LVS thì áp lực của đô thị hóa, sản xuất công nghiệp không gắn liền với BVMT sẽ có tác động tiêu cực đối với chất lượng nước sông, do

đó đểđảm bảo phát triển bền vững TNN thì cần thực hiện tốt công tác BVMT. Trong quá trình tính toán chất lượng nước, tác giả luận văn đã cố gắng thu thập đầy đủ nhất bộ số liệu đầu vào của mô hình thủy lực cũng như mô hình chất lượng nước cho mô phỏng một số chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+ cho LVS Nhuệ- Đáy. Các số liệu để đánh giá nguồn thải cũng được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, việc xử lý số liệu cũng được tác giả thực hiện một cách khoa học, bộ thông số của mô hình cũng được kiểm tra bằng quá trình hiệu chỉnh các mô hình tính toán nên có thể khẳng định kết quả chạy mô hình là đáng tin cậy. Các kết quả mô phỏng theo 3 kịch bản phát triển KT - XH của tác giảđã chỉ ra rất rõ là chất lượng nước các sông trong LVS Nhuệ- Đáy đang bị suy giảm nghiêm trọng, do đó cần phải có sự quan tâm nhiều và có các giải pháp kịp thời.

KIN NGH

Với quy trình đề xuất, bằng đánh giá thực nghiệm đã chứng minh được tính

đúng đắn và hiệu quả của quy trình, tuy nhiên đây chỉ là những nghiên cứu bước

đầu với công cụ kỹ thuật QUAL2K đơn giản nên tính chính xác chưa là cao nhất. Bên cạnh đó, các số liệu quan trắc chất lượng nước tác giả thu thập được không nhiều do vậy việc hiệu chỉnh các thông số để đem lại sự chính xác được thực hiện trên một số ít những vị trí trong một con sông dài, cùng với việc sử dụng mô hình coi dòng chảy là ổn định một chiểu thì chưa thểđem lại kết quả chính xác nhất. Do vậy đểđạt độ chính xác cao hơn cần có bộ số liệu quan trắc đầy đủ và những nghiên cứu phù hợp hơn.

Ngoài ra, với thực trạng các chính sách pháp lý hiện nay về công tác quản lý TNN nói chung và LVS nói riêng là chưa đầy đủ và hiệu quả thực tế. Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý LVS đã ban hành từ lâu, nhưng hiệu quả mới chỉ ở

mức hình thức. Công tác quản lý tổng hợp TNN còn khá yếu, chồng chập, thiếu sự

triển KT - XH vừa BVMT, cần có những chính sách và quy định pháp lý chi tiết, cụ

thể và có tính hiệu quả hơn nữa.

Do đó chúng ta cần phải có sự xem xét đa ngành về các chính sách quản lý tổng hợp TNN ở Việt Nam làm cơ sở cho việc sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả các vùng LVS. Các nghiên cứu này cũng sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật và thể chế quản lý tổng hợp TNN ở Việt Nam.

TÀI LIU THAM KHO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2003 - Môi trường nước, Hà Nội.

2. Bộ tài nguyên và môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2006- Hiện trạng môi trường nước ba lưu vực sông: Cầu, Nhuệ -

Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Hà Nội.

3. Bộ tài nguyên và môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2008- Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cư (2005), Báo cáo xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy, Hà Nội.

5. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Đạt (2006), “Mô hình quản lý lưu vực sông ở Pháp”, Báo nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1 (tháng 06/2006), trang 68-70.

7. Nguyễn Tất Đắc (2005), Mô hình toán cho dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh, Nhà xuất bản nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Hợp tác Jica - Việt Nam (2011). Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam - tập 04 Báo cáo nghiên cứu Quản lý lưu vực sông tại ba lưu vực sông. 10.Hà Văn Khối (2005), Giáo trình quy hoạch và quản lý nguồn nước, Nhà xuất

bản nông nghiệp, Hà Nội.

11.TSKH.Bùi Tá Long (2008). Mô hình hóa môi trường. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;

12.Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và giáo dục, Hà Nội.

13.Lê Văn Nghinh, Bùi Công Quang, Hoàng Thanh Tùng (2006), Giáo trình cao học thủy lợi- Mô hình toán thủy văn, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 14.Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội (2009), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

thủđô Hà Nội thời kỳ 2001-2010-2020, Hà Nội.

trường tỉnh Hà Nam, Hà Nam.

16.Lê Kim Thoa (2008), Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước các sông chính trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ, Luận văn thạc sỹ khoa học, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội. 17.Tổng cục môi trường (2009, 2010), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc năm

2009, 2010 môi trường nước lưu vực sông Nhuệ- Đáy, Hà Nội.

18.Chapra, S.C., Pelletier, G.J. and Tao, H. (2008). QUAL2K: A Modeling Framework for Simulating River and Stream Water Quality, Version 2.11: Documentation and Users Manual. Civil and Environmental Engineering Dept., Tufts University, Medford, MA., Steven.Chapra@tufts.edu;

19.Central pollution control board (2008), Guidelines for water quality management. http://www.cpcb.nic.in.

20.International Commission for the Protection of the Danube (2005),

Development of the Danube river basin district management plan - strategy for coordination on a large international tiver basin.

21.Northern Ireland environment agency (2008), Neagh Bann draft river basin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước mọi lưu vực sông (Trang 99)