Đánh giá tính khả thi khi áp dụng quy trình quản lý chất lượng nước với vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước mọi lưu vực sông (Trang 91)

vùng LVS Nhuệ - Đáy nghiên cứu

3.2.1. Thu thập dữ liệu để xây dựng các kịch bản phát triển

Quy hoạch phát triển KT-XH của các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy giai đoạn 2010-2020 được thu thập và xử lý để làm dữ liệu đầu vào cho các kịch bản. Việc thu thập và xử lý các dữ liệu này cũng được tiến hành theo các bước như trên đã nêu trong mục 3.1.2.4 và thu được kết quả như sau:

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.Dự báo dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2020

Theo quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội thời kỳ 2010-2020 thì tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,05%, xu hướng chung có thể giảm vào giai đoạn 2010- 2020 là 1,03% [27]. Theo đó ta có thểước tính dân số thành phố Hà Nội đến năm 2015, 2020 qua bảng 3.11:

Bng 3.11:Ước tính dân s TP.Hà Ni giai đon 2010 - 2020

TT Quận/huyện 20152 20202 1 Quận Ba Đình 237787 250287 2 Quận Hoàn Kiếm 155080 163232 3 Quận Tây Hồ 137507 144736 4 Quận Long Biên 238842 251399 5 Quận Cầu Giấy 237505 249992 6 Quận Đống Đa 389575 410055 7 Quận Hai Bà Trưng 311273 327637 8 Quận Hoàng Mai 353147 371713

9 Quận Thanh Xuân 235454 247832 10 Quận Hà Đông 245392 258293 11 Thị xã Sơn Tây 132360 139318 12 Huyện Ba Vì 259059 272678 13 Huyện Chương Mỹ 301413 317259 14 Huyện Đan Phượng 149970 157855

15 Huyện Đông Anh 350861 369307

16 Huyện Gia Lâm 241813 254525

17 Huyện Hoài Đức 201153 211728

18 Huyện Mê Linh 201557 212153

19 Huyện MỹĐức 178936 188343 20 Huyện Phú Xuyên 190924 200961 21 Huyện Phúc Thọ 167868 176694 22 Huyện Quốc Oai 168611 177476 23 Huyện Sóc Sơn 297389 313024 24 Huyện Thạch Thất 186879 196703

25 Huyện Thanh Oai 176043 185298 26 Huyện Thanh Trì 209152 220148 27 Huyện Thường Tín 230774 242907 28 Huyện Từ Liêm 413196 434918 29 Huyện Ứng Hòa 191577 201648 TỔNG CỘNG 6451909 7148119 2Ước tính của tác giả luận văn

Ước tính lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Hà Nội sẽđược thể hiện trong phần phụ lục 4.

Vấn đề gia tăng dân số cùng với mật độ dân số cao ở trong các khu đô thị sẽ

gây ra các vấn đề về môi trường đặc biệt là gia tăng lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.

2. Quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2020

Quy hoạch các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủđô giai đoạn 2010, định hướng phát triển đến 2020 như sau:

- Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp mới - Cải tạo, mở rộng, nâng cấp các khu công nghiệp cũ:

Quy hoạch phát triển của từng vùng được trình bày trong bảng sau:

Bng 3.12. Tng hp xu hướng phát trin công nghip thành ph Hà Ni giai

đon 2010-2020 - Đơn v : Ha [14,26]

TT Tên Vị Trí Diện tích (Ha)

1 Cụm CN Cầu Diễn Mai Dịch - Cầu Giấy 77,0 2 Cụm công nghiệp Chèm Huyện Từ Liêm 20,0 3 KCN Nam Thăng Long Huyện Từ Liêm 213,12 4 Cụm CN Đường 6 Thượng Đình Quận Thanh Xuân 98,2 5 KCN Minh Khai- Vĩnh Tuy Quận Hoàng Mai 101,5 6 KCN Hoàng Mai Trương Định-Quận Hoàng Mai 32,0

7 KCN Cầu Bươu Huyện Thanh Trì 54,0

8 KCN Văn Điển- Pháp Vân Quận Hoàng Mai 50,0

9 KCN Đông Anh Huyện Đông Anh 545,0

10 KCN Bắc Thăng Long Huyện Đông Anh 350,0

11 KCN Nội Bài Huyện Sóc Sơn 430,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 KCN cao sinh học Huyện Từ Liêm 200 13 KCN tập trung Gia Lâm Huyện Gia Lâm 250 14 KCN tập trung Đông Anh Xã Xuân Nộn-huyện Đông Anh 470

15 CCN Đồng Mai Thị xã Hà Đông 60-70

16 CCN sạch Phú Lãm Phú Lãm-Thị xã Hà Đông 6.7 17 CCN Yên Nghĩa Yên Nghĩa- Thị xã Hà Đông 41,9 18 Điểm CN làng nghề Vạn Phúc Vạn Phúc- Thị xã Hà Đông 13,9

19 KCN An Khánh Huyện Hoài Đức 155

20 CCN Hà Bình Phương Quất Động-Huyện Thường Tín 71,1 21 25 điểm CN Huyện Thường Tín 133,9 22 Cụm CN Thường Tín Liên Phương-Huyện Thường Tín 10-20

23 CCN Bình Minh Bình Phương-Huyện Thanh Oai 20,4

24 CCN Thanh Oai Bích Hòa- Thanh Oai 100

25 7 Điểm CN Huyện Thanh Oai 67,4

26 KCN Phú Cát Huyện Thạch Thất 1.200

27 KCN Châu Can Huyện Phú Xuyên 200

28 CCN Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên 30

29 12 điểm CN Huyện Phú Xuyên 56

30 CCN Đại Áng Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì 66,7

31 CCN Kim Nỗ Huyện Đông Anh 37,5

32 CCN Dương Xá Dương Xá-huyện Gia Lâm 40 33 CCN Cổ Loa Cổ Loa- huyện Đông Anh 78 34 CCN Lâm Giang Xã Kiêu Kỵ-huyện Gia Lâm 26,7

35 CCN Mai Đình Sóc Sơn 66,54

36 CCN Đồng Xuân Kim Lũ- huyện Sóc Sơn 100

37 CCN Phú Minh Huyện Từ Liêm 40

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nội

đến năm 2020, tháng 06 năm 2010

Ước tính lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp của Hà Nội sẽđược thể hiện trong phần phụ lục 5.

TỈNH HÀ NAM

1. Dự báo dân số tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010- 2020

Theo dự báo trong giai đoạn năm 2010- 2020 dân số tỉnh Hà Nam sẽ tăng khoảng 1,01% [27], do đó tác giảước tính dân số của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020 thể hiện qua bảng 3.13

Bng 3.13. D báo dân s ca tnh Hà Nam giai đon 2010- 2020

TT Tên Dân số (người)

2009 2015 2020

2 Kim Bảng 126469 133118 140116 3 TX Phủ Lý 81886 86191 90722 4 Thanh Liêm 128111 134846 141935 5 Lý Nhân 175878 185124 194857 6 Bình Lục 145718 153379 161442 TỔNG 784045 825264 868649

Ước tính lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010-2020 được thể hiện trong phần phụ lục 6.

2. Quy hoạch phát triển công nghiệp chủđạo của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010- 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đang trong giai đoạn xây dựng nên tác giả luận văn chỉ nêu lên những quy hoạch chủ yếu

đã được phê duyệt của tỉnh Hà Nam.

Ngày 15/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung 4 khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam vào danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là KCN Ascendas - Protrade 300 ha, KCN Liêm Cần - Thanh Bình 200 ha, KCN Liêm Phong 200 ha và KCN Itahan 300 ha [27]. Trong thời gian tới sẽ hoàn thành mở rộng khu công nghiệp

Đồng Văn II với tổng diện tích 263,82 Ha [28].

Kết quả tổng hợp phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010- 2020 được thống kê lại trong bảng 3.14.

Bng 3.14. Xu hướng phát trin công nghip tnh Hà Nam giai đon 2010- 2020

TT Tên Vị Trí Diện tích (Ha)

2009 2020

1 KCN Đồng Văn TT.Đồng Văn, H.Duy Tiên, Hà Nam 476 473 2 KCN Châu Sơn P.Lê Hồng Phong, TX.Phủ Lý 170 170 3 KCN Hòa Mạc X.Hòa Mạc, H.Duy Tiên, Hà Nam 140 140 4 KCN Hoàng Đông X.Hoàng Đông, H.Duy Tiên, Hà Nam 100 100

5 KCN Liêm Cần Huyện Thanh Liêm 96 200 6 KCN Ascendas

Protrade

Huyện Kim Bảng - 300

7 KCN Liêm Phong Huyện Thanh Liêm - 200 8 KCN Tân Tạo

(ITAHAN)

Thị trấn Đồng Văn, xã Tiên Nội, xã Hoàng Đông của huyện Duy Tiên

- 300

TỔNG 979 1.883

Ước tính lưu lượng và tải lượng nước thải công nghiệp của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2010-2020 được thể hiện trong phần phụ lục 7.

3.2.2.Mô phỏng một số bước thực hiện quy trình quản lý chất lượng nước LVS

Với quy trình như đã đề xuất ở chương II, để đánh giá tính khả thi của quy trình này, tác giả áp dụng 5 bước thực hiện đầu tiên của quy trình kết hợp các quy

định pháp lý hiện có của Việt Nam để đánh giá các kết quả kịch bản có tính đúng

đắn hay không.

Để bắt đầu cho Chương trình quản lý chất lượng nước, bước đầu tiên là xác

định mục tiêu chất lượng nước cho đoạn LVS nghiên cứu. Ởđây, mục tiêu đặt ra là chất lượng nước đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam, đó là có chất lượng đạt quy chuẩn quốc gia QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Với mục tiêu đã đặt ra, tiến hành đánh giá hiện trạng và khả năng của LVS hiện có và thông qua công cụ kỹ thuật (chương trình QUAL2K) đánh giá các kịch bản đề xuất để có “tầm nhìn” đầy đủ về khả năng chịu tải của LVS khi thực hiện các hoạt động sản xuất sinh hoạt trong lưu vực. Thực hiện sự đánh giá này bằng các bước từ bước thứ 2 đến bước thứ 5:

- Bước 2: Quan trắc chất lượng nước được thực hiện để thu thập thông tin về

hiện trạng chất lượng nước của khối nước (thể hiện trong mục 3.1.1 về thu thập dữ

liệu).

- Bước 3: Nhận dạng bản chất và mức độ ô nhiễm: Với nguồn thông tin thu

không gian và thời gian nhất định, tổng hợp và so sánh với yêu cầu chất lượng nước mong muốn và mục tiêu chất lượng nước đã thiết lập. Sự so sánh này giúp nhận dạng những thiếu hụt của thông số nào đó và phạm vi thiếu hụt. Từđó, giúp nhận ra cơ bản tính chất ô nhiễm tại thời điểm nhất định và mức độ cần kiểm soát ô nhiễm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 4: Kiểm kê nguồn thải (đã thực hiện trong mục 3.1.1 và 3.2.1 về thu thập dữ liệu nguồn thải)

- Bước 5: Xác định thông tin tải lượng nước: Thực hiện đánh giá sức chịu tải của nguồn nước tiếp nhận trong một thời gian dài (trong nghiên cứu thực hiện đánh giá dự báo chất lượng nước theo định hướng phát triển của quốc gia đến năm 2020).

Đánh giá khả năng đồng hóa và dự báo chất lượng trong tương lai bằng cách áp dụng mô hình QUAL2K với các kịch bản khác nhau đểước tính cho khu vực kiểm soát ô nhiễm. Khi đó, đồng thời đánh giá được hiệu quả của việc xử lý nước thải và

đánh giá kết quả dự báo của các kịch bản kinh tế - xã hội - môi trường khác nhau. Phân tích ảnh hưởng về áp lực tiêu thụ là công cụ quan trọng để đánh giá các kịch bản khác nhau.

Vi l trình phát trin kinh tế ca Vit Nam và định hướng BVMT LVS

đến năm 2020, tác giđề xut các kch bn như sau:

Kch bn 1: Kịch bản phát triển KT-XH tại thời điểm năm 2009 với các nguồn thải nhưđã nêu trong mục trên (mục 3.1.1).

Trong giai đoạn này kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhất là sau giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, nhưng kèm theo đó là những

ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường do các chất ô nhiễm. Kịch bản 1 cho thấy tình hình phát triển KT-XH đang trên đà phát triển tốt, song môi trường lại đang dần bị phá hủy với mức độ ô nhiễm nước trên các sông ngày càng nghiêm trọng. Tại thời điểm này, nước ta vẫn tập trung phát triển kinh tế, tuy đã bắt đầu nâng cao ý thức về BVMT nước nhưng các nghị định, thông tư và các văn bản pháp luật khác về BVMT đã được ban hành nhưng do chưa có biện pháp quản lý phù hợp cũng như

các chính sách, chế tài về BVMT đủ mạnh nên việc bắt buộc tuân thủ pháp luật BVMT còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tếđã có một vài sự cố môi trường xảy ra

như hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ, các bệnh tật của cư dân sống trong lưu vực ngày một gia tăng báo động về mức độ ô nhiễm trên các sông trong lưu vực.

Kch bn 2: Kịch bản phát triển KT-XH theo quy hoạch phát triển KT XH của thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam đến năm 2020 (theo mục 3.2.1).

Bộ TN&MT đã chủ động phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh thuộc lưu vực; xây dựng quy hoạch BVMT lưu vực đến năm 2015 và định hướng

đến năm 2020, xây dựng nghị định quy định về các loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm cần cấm hoặc hạn chếđầu tư trên địa bàn lưu vực. Bộ Xây dựng triển khai xây dựng quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn lưu vực. Bộ NN&PTNT triển khai các dự án tiêu nước hệ thống sông Nhuệ, bao gồm nạo vét, chỉnh trang, nâng cấp sửa chữa hệ thống đê, cống, trạm bơm trên lưu vực. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TN&MT hướng dẫn các địa phương trong lưu vực thực hiện Thông tư số 14/2009/TT-BTC ngày 29/1/2009 của Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án BVMT LVS Nhuệ - Đáy. UBND 5 tỉnh, thành phố trong lưu vực đã chủđộng xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch triển khai Đề án sông Nhuệ - Đáy và công tác BVTM của địa phương mình; bắt đầu xây dựng và triển khai các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, nước thải làng nghề, khu công nghiệp. Thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét khơi thông dòng chảy, cân bằng và bổ cập nước; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT... Tuy nhiên, có thể thấy rằng với sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp, lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm ngày càng lớn. Hơn nữa, Việt Nam vẫn là một nước

đang phát triển, trong rất nhiều năm qua phát triển kinh tế thường được đặt lên hàng

đầu, vì vậy tiềm lực kinh tế cũng như nguồn nhân lực của nước ta cho vấn đề môi trường sẽ còn nhiều hạn chế. Chính bởi lý do đó những vấn đề môi trường là hậu quả của việc phát triển không bền vững trong nhiều năm qua thì chưa thể giải quyết triệt để ngay được, các yêu cầu về tuân thủ pháp luật BVMT có thể thực hiện được

đối với các cơ sở sản xuất mới, còn các cơ sở sản xuất cũ hoặc đang hoạt động là khó thực hiện. Kịch bản 2 cho thấy sự phát triển không bền vững có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước của các sông trong lưu vực.

Kch bn 3: Kịch bản phát triển KT-XH theo quy hoạch phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến năm 2020 gắn liền định hướng phát triển bền vững với biện pháp quản lý phù hợp và các chính sách cũng như các chế tài đủ

mạnh để đảm bảo thực thi nghiêm túc pháp luật BVMT. Theo đó, yêu cầu đối với các KCN, CNN bắt buộc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B QCVN 40:2011/BTNMT, riêng một số ngành thì áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho từng ngành (mục 1.3.1), nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung với hiệu quả đạt khoảng 80%, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề xử lý được một phần với hiệu suất đạt khoảng 50%.

Nước ta là một nước đang phát triển nên không thể tránh khỏi các vấn đề về

ô nhiễm môi trường, theo xu hướng chung chúng ta cũng đã và đang quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang được chú trọng giải quyết từng bước để đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Song đối với một nước đang phát triển như nước ta thì việc bắt buộc thực hiện nghiêm túc luật pháp BVMT tạo ra một áp lực xã hội rất lớn, đôi khi vẫn cần phải cân nhắc giữa kinh tế và môi trường nếu chất lượng môi trường chưa vượt ngưỡng ô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý chất lượng môi trường nước mọi lưu vực sông (Trang 91)