Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và phòng trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40)

- Tính số mẫu trung bình; (n <30)

- Tính độ lệch tiêu chuẩn:

- Sai số số của số trung bình:

Trong đó:

: Số trung bình cộng : Độ lệch tiêu chuẩn

: giá trị của các biến số : sai số của trung bình

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

Trong quá trình thực tập tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch, không chỉ tiến hành thực hiện đề tài khoa học của mình, chúng tôi còn tham gia các công việc khác của trang trại để hiểu biết hơn về nghề nghiệp và thành thạo các công việc nhằm phục vụ cho công tác sau này.

4.4.1. Công tác chăn nuôi

Hàng ngày, chúng tôi trực tiếp học hỏi, tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật và công nhân tại trang trại kiểm tra và chăm sóc đàn lợn nái đẻ. Công việc cụ thể như sau:

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trang trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch thực hiện theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp bao gồm lợn giống công nghiệp, thức ăn công nghiệp, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng dịch công nghiệp.

- Thức ăn trại sử dụng là cám công nghiệp của tập đoàn Charoen Pokphand (CP) cung cấp.

+ Cám cho lợn nái chờ phối: cho ăn từ sau khi cai sữa đến khi phối giống.

+ Cám cho lợn nái chửa: cho ăn trong thời gian có chửa.

+ Cám tập ăn sớm cho lợn con: cho lợn con từ 5-10 ngày sau khi sinh. + Cám cho lợn con theo mẹ: cho ăn từ 11 ngày đến cai sữa.

+ Cám cho lợn con sau cai sữa: cho lợn con trong khi chờ xuất bán. Hàng ngày chúng tôi cho lợn ăn theo khẩu phần sau:

Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn

Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)

Lợn nái hậu bị

< 60 kg Tự do

61- 100 kg (7,5 tháng) 2,0 - 2,5 kg 101 kg- chờ phối 3 - 3,5 kg Lợn nái chờ phối Sau cai sữa 3 - 3,5 kg

Lợn nái mang thai

Chửa kỳ 1 (từ 1 - 84 ngày) 1,5 - 2,0 kg Chửa kỳ 2 (85 - 110 ngày) 2,2 - 2,5 kg Từ ngày 111 - 113 1,0 - 1,5 kg

Ngày đẻ 0 - 0,5kg

Lợn nái nuôi con

Ngày đầu tiên 0 - 1,0 kg Ngày thứ 2 1,0 - 1,5 kg Ngày thứ 3 đến cai sữa 2,5kg + (0,5 x số con

để nuôi/ổ) Ngày cai sữa 0 - 0,5 kg Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 5 ngày tuổi Tự do Lợn con sau cai sữa Sau cai sữa đến xuất bán Tự do

Thường xuyên theo dõi đàn lợn để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, đảm bảo lợn nái nuôi con tốt, không quá béo, không quá gầy. Đối với những lợn nái béo thì giảm khẩu phần 0,2 – 0,5 kg/ngày, còn lợn quá gầy thì tăng thêm 0,2 – 0,5 kg/ ngày, tùy vào thực tế. Sau khi phối xong cho lợn ăn theo khẩu phần hạn chế của nái chửa kỳ 1, do giai đoạn này thai phát triển chậm, chúngta tránh lợn nái quá béo và kinh tế nhất. Đối với lợn con theo mẹtiếnhành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh

trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Chúng tôi tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 5 ngày tuổi, sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít cám để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.

Hàng ngày, chúng tôi tham gia quét dọn chuồng trại, tắm trải cho lợn, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con.

- Chuẩn bị trước lúc đẻ:

Sau khi cai sữa, lợn mẹ được đưa về chuồng bầu nuôi dưỡng, chờ phối cho lứa sau. Phải tiến hành vệ sinh sát trùng ngăn chuồng đẻ để chuẩn bị cho đàn lợn nái sắp đẻ tiếp theo. Chúng tôi cùng tham gia thực hiện cọ rửa sạch sẽ, phun sát trùng, dội vôi chuồng và gầm sàn, để trống chuồng ít nhất 3 ngày sau đó mới đưa lợn chờ đẻ sang. Lợn đưa lên đẻ phải cùng tuần phối và được sắp xếp theo sơ đồ cuốn chiếu từ dưới lên trên, để thuận lợi trong việc đỡ đẻ và chăm sóc quản lý lợn con sơ sinh.

Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên thẻ nái mà chúng tôi chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ. Trước ngày đẻ, các dụng cụ cần thiết khi đỡ đẻ: phanh kẹp, kéo, bông, khăn lau, chỉ buộc rốn, cồn sát trùng, thuốc kích thích phải được chuẩn bị đầy đủ để ở trong chuồng đẻ và phải được sát trùng kỹ lưỡng. Nếu mùa đông thì dựa theo ngày đẻ dự kiến, lợn nái nào sắp đến ngày đẻ thì tiến hành lau mình, phần vú, phần mông cho sạch sẽ. Dùng nước sạch pha sát trùng loãng. Còn nếu là mùa hè thì lợn tiến hành tắm rửa cho lợn nái và sau đó giữ vệ sinh sạch sẽ cho lợn. Lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ giảm dần lượng thức ăn, cho uống nước tự do. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi mà có biện pháp điều chỉnh quạt thông gió và thắp bóng đèn trong lồng úm lợn con sao cho phù hợp.

* Trực và đỡđẻ:

Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp, hỗ trợ lợn mẹ trong trường hợp bất thường. Công tác trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến và quan sát biểu hiện của lợn nái. Trước đẻ 3-5 ngày vú lợn bắt đầu cương cứng. Trước đẻ 1-2 ngày bộ phận sinh dục ngoài dãn lỏng, hai bên gốc đuôi lõm xuống gọi là hiện tượng sụt mông, vắt vú thấy có sữa chảy ra, lợn mẹ đi tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn, lợn sắp đẻ. Cần phải theo dõi và đỡ đẻ kịp thời. Trước lúc đẻ chúng tôi tiến hành vệ sinh lại một lần nữa cơ thể lợn mẹ, lau sạch vú, mông, chân bằng nước pha thuốc sát trùng nhẹ. Lau sạch sàn chuồng, chuẩn bị tải lót và bóng đèn đầy đủ

Lợn bắt đầu đẻ là lúc toàn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Thời gian đẻ kéo dài 1 – 6h, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động kịp thời. Cũng có trường hợp cả màng thai và lợn con cùng ra một lúc thì nhanh chóng xé bọc tránh lợn con chết ngạt. Nếu lợn có hiện tượng ngạt thì hô hấp, vỗ nhẹ vào lưng, cong gập thân lợn để kịp thời cứu. Trong quá trình lợn đẻ nếu lợn mẹ bẩn thì lau cơ thể lợn mẹ bằng nước ấm pha sát trùng nhẹ.

* Đỡ đẻ lợn con:

Một tay cầm chắc mình lợn con, một tay vuốt dịch nhờn ở miệng, mũi trước để lợn con thở được, sau đó vuốt thân và hai chân sau. Rồi mới dùng khăn bằng vải xô lau sạch cơ thể. Thao tác nhẹ nhàng, khéo léo để lợn con không kêu nhiều và không bị đau. Sau đó lấy chỉ buộc rốn, tại chỗ thắt chỉ thường để lại khoảng 4-5 cm. Người đỡ đẻ cần cắt móng tay, rửa sạch tay trước khi đỡ đẻ. Nếu phải can thiệp bằng tay thì rửa tay bằng nước sát trùng nhẹ, rồi bôi dung dịch bôi trơn.

4.1.2. Công tác thú y

Trong chăn nuôi thì khâu vệ sinh thú y, sát trùng là bước đầu tiên cần thực hiện và có vai trò quyết định tới thành quả chăn nuôi đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Ngoài ra công tác thú y còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Vệ sinh bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố: Vệ sinh không khí, vệ sinh đất – nước, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cả con người lúc ra - vào trại, hay trước lúc ra vào chuồng nuôi. Về vấn đề vệ sinh sát trùng thì trại lợn Nguyễn Thanh Lịch thực hiện rất nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật. Toàn bộ tổ kỹ thuật và công nhân hay khách tham quan trước lúc ra vào khu vực chuồng nuôi đều phải sát trùng. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đế này, trong suốt thời gian thực tập chúng tôi và công nhân chăn nuôi đã thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh, sát trùng người và dụng cụ chăn nuôi đúng quy cách. Hàng ngày tham gia quét dọn, phun sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước, tích cực diệt ruồi muỗi, diệt chuột, định kỳ thay nước sát trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng, đường đi và khu vực xung quanh trang trại, thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng nuôi. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt khâu sát trùng nên trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch hạn chế được dịch bệnh.

Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại lợn nái Nguyễn Thành Lịch có quy trình tiêm phòng vacxin rất cụ thể và thực hiện đúng quy trình. Đối với lợn nái tiêm vacxin dịch tả, E.coli, lở mồm long móng, tụ dấu.

Lợn con tiêm vacxin suyễn, dịch tả, lở mồm long móng, tụ dấu. Trong quá trrình thực tập chúng tôi đã học hỏi và cùng tham gia thực hiện cùng với các kỹ sư, tổ trưởng của trại tiêm phòng các loại vacxin trên.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ.

* Bệnh viêm tử cung:

Bệnh xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường nhiều nhất vào thời gian sau đẻ 1- 3 ngày và sau khi phối giống.

- Nguyên nhân

Do lúc sinh đẻ, cổ tử cung hẹp, âm hộ bị rách, nhiễm trùng kế phát gây viêm. Do thao tác kỹ thuật lúc đỡ đẻ không hợp vệ sinh hoặc làm sây sát niêm mạc tử cung gây viêm.

Do trường hợp sót nhau, nhau bị thối rữa gây viêm. - Triệu chứng:

Sau khi đẻ 1-2 ngày nái ít ăn, sốt cao, thường sốt vào buổi chiều lúc 15- 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục mùi hôi tanh.

- Điều trị

+ Điều trị cục bộ: bơm rửa tử cung ngày 1-2 lần 2-4 lít nước sôi để nguội pha với thuốc tím hoặc 9% nước muối (1g thuốc tím trong 1 lít nước, 9g muối trong 1 lít nước).

+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc kháng sinh: Vetrimoxin tiêm 1ml/8kg thể trọng.

Thuốc hạ sốt: Anagin C 15ml/nái.

- Kết quả: Điều trị 26 con. Khỏi 26 con, chiếm tỷ lệ 100%.

* Bệnh ỉa chảy:

Bệnh thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa chờ xuất bán và số ít lợn nái nuôi con.

- Nguyên nhân do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố thức ăn, thời tiết thay đổi tác động lên cơ thể lợn, nhất là bộ máy tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới bị ỉa chảy.

- Triệu chứng: lợn ỉa phân lỏng, màu xám vàng hoặc xám xanh, con vật mệt mỏi, lợn kém ăn dẫn đến bỏ ăn, thân nhiệt sốt nhẹ hoặc không sốt, tình trạng này kéo dài làm lợn gầy còm, lông xù, yếu ớt, sinh trưởng chậm lại. Bệnh tiến triển từ 10-15 ngày và dễ mắc bệnh kế phát. Nếu là lợn nái thì còn ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ.

- Điều trị:

Đối với lợn con sau cai sữa thì chúng tôi tiến hành nhốt riêng, hạn chế cho ăn. Còn với lợn nái nuôi con thì phải chú ý theo dõi, nếu lợn mẹ quá yếu thì có kế hoạch ghép đàn nuôi con.

Dùng thuốc: - Lincoseptin: 2-3ml/con. - Vitamin A

* Bệnh phân trắng lợn con:

Là bệnh lợn con trong trại lợn hay mắc nhất, thường mắc bệnh vào thời gian 3 – 21 ngày tuổi, đặc biệt từ sau một tuần lợn con mắc nặng nhất.

- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con như: + Do khẩu phần của lợn mẹ tăng đột ngột hoặc trong khẩu phần của lợn mẹ không đủ dinh dưỡng, hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

+ Do thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, để nước đọng lại trên nền chuồng…

+ Do lợn mẹ mắc một số bệnh như: Viêm vú, viêm tử cung, hay máng ăn lợn mẹ vệ sinh kém dẫn đến lợn mẹ tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, làm lợn con bú dễ mắc bệnh.

- Triệu chứng:

Lợn con phân lỏng màu vàng, trắng xám sau đó màu xanh, mùi rất hôi tanh. Lợn con ỉa nhiều lần, phân bết dính ở hậu môn, lợn con mắc bệnh gầy sút rất nhanh, ăn kém, lông xù, đi lại không vững, niêm mạc miệng nhợt nhạt, về sau dẫn đến chết. Bệnh thường kéo dài 3- 7 ngày.

- Điều trị:

Tiêm: NOR 100: 1ml/ 8- 10 kg thể trọng, hoặc NOVA - ATROPIN: 1 ml/con. Tiêm dưới da gốc tai.

Điều trị trong 3- 5 ngày liên tục.

- Kết quả: 31 con. Số con khỏi bệnh: 28 con, tỷ lệ: 90,32%.

* Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng: khớp gối sưng to, lợn đi lại khó khăn, vận động kém, ăn kém.

- Điều trị: Tiêm Ampikana, liều dùng 1,5 mg/kg TT. Tiêm bổ xung Vitamin C 5%

Điều trị trong 3 – 5 ngày

- Kết quả: 24 con. Số con khỏi 23 con, tỷ lệ khỏi 95,83%.

* Bệnh ghẻ

- Triệu chứng: Lợn con mắc bệnh thường thấy xuất hiện các nốt đỏ ở chân lông, những vùng da đỏ quanh mũi, vành mắt, cổ, sau lưng, tai, bụng…sau đó những vết đỏ dày lên, có nhiều chỗ chảy nước, có mủ đóng vảy, gây viêm chân lông. Lợn ngứa ngáy cọ vào thành chuồng làm rụng lông.

- Điều trị: Cánh ly những con bị bệnh.Tiêm thuốc Hanmectin 25. Liều lượng: 1,5 ml/10kg TT.

Phải thường xuyên phun sát trùng chuồng lợn, vệ sinh tắm rửa cho lợn, tiêm phòng bệnh ghẻ để phòng lây bệnh sang lợn con.

- Kết quả: 13 con. Số con khỏi 13 con, đạt tỷ lệ 100 %

4.1.3. Công tác khác

Ngoài các công tác trên, trong thời gian thực tập chúng tôi còn tham gia các công việc khác như cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực, thụ tinh nhân tạo, pha và chia liều tinh, vệ sinh sát trùng trong và ngoài chuồng trại.

Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả (an toàn hoặc) khỏi bệnh Tỷ lệ (%) Tiêm phòng: An toàn Dịch tả 143 143 100 Lở mồm long móng 143 143 100 Suyễn 125 125 100 Tụ dấu 132 132 100 Chẩn đoán và điều trị: Khỏi Viêm tử cung 41 41 100 Ỉa chảy 17 17 100 Phân trắng lợn con 31 28 90,32 Bệnh ghẻ 13 13 100 Viêm khớp 24 23 95,83 Công tác khác: An toàn, đạt Đỡđẻ lợn 256 256 100

Tiêm sắt, bấm số tai, thiến lợn đực 479 479 100

Mổ hecni 38 35 92,10

Thụ tinh nhân tạo 7 7 100

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại

Trong điều kiện tự nhiên loài lợn thường tự sinh sản, hay nói cách khác là lợn mẹ tự đẻ và lợn con đi tìm vú mẹ bú theo bản năng, tự rụng rốn… Còn

trong chăn nuôi, con người thuần dưỡng, chăm sóc và có những biện pháp tác động nhằm đảm bảo lợn mẹ đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao. Do đó, tình hình đẻ của đàn lợn nái là chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi để có biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi, chúng tôi theo dõi tình hình đẻ của 30 lợn nái ngoại và 30 lợn lai F1 tại trại lợn và thu được kết quả dưới đây.

Bảng 4.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái Giống lợn Số lợn theo dõi Đẻ bình thường Đẻ khó can thiệp bằng kích tố Đẻ khó can thiệp bằng tay Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Số lợn (con) Tỷ lệ (%) Nái ngoại 30 18 60,00 8 26,67 4 13,33 Lợn lai F1 30 22 73,33 6 20,00 2 6,66 Tính chung 60 40 66,67 14 23,33 6 10,00

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và phòng trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)