Như chúng ta đã biết, bệnh phân trắng lợn con là bệnh xảy ra rất phổ biến ở giai đoạn lợn con theo mẹ, tuy không gây chết hàng loạt như một số dịch bệnh khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của lợn con. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng, theo tính biệt và theo giống, kết quả thu được như sau:
4.2.5.1. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng
Chúng tôi tiến hành theo dõi số lợn con của 10 lợn nái của cả 2 loại lợn là lợn ngoại và lợn F1 ở tháng 8, 9, 10, 11. Kết quả về tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng theo dõi được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng
Tháng
Số lượng lợn theo dõi (con)
Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 8 33 10 30,30 9 21 5 28,57 10 20 7 35,00 11 31 9 29,03 Tính chung 105 31 29,52
Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở tháng thứ 9 là thấp nhất với 5 cá thể mắc bệnh trên tổng số 21 con, chiếm 28,57%. Tháng 8 có 10 lợn con mắc bệnh trên 33 lợn con theo dõi, chiếm tỷ lệ 30,30%. Tháng 10 có 7 lợn con mắc bệnh trên 20 con chiếm tỷ lệ 35%. Còn tháng 11 có 9 lợn con mắc bệnh trên 31 con chiếm tỷ lệ 29,52%. Tổng cộng chúng tôi theo dõi 105 lợn con, có 31 con mắc bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh là 29,52%
4.2.5.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt Tính biệt Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đực 49 14 28,57 Cái 56 17 30,36 Tính chung 105 31 29,52
Qua bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy:
Tình hình nhiễm phân trắng lợn con theo tính biệt không có sự khác nhau rõ rệt. Chúng tôi tiến hành theo dõi 105 lợn con, trong đó có 49 lợn đực,
thì có 14 lợn con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 28,57%. Theo dõi 56 lợn cái, có 17 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 30,36%. Tổng cộng có 31 lợn con mắc bệnh trên tổng số 105 lợn con, chiếm tỷ lệ 29,53%. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng giữa lợn đực và lợn cái có chênh lệch nhau nhưng không đáng kể.
Như vậy, yếu tố tính biệt hầu như không có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con.
4.2.5.3. Tỷ lê lợn con mắc bệnh phân trắng theo giống
Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo giống Giống Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Ngoại 52 14 26,92 F1 53 17 32,07 Tính chung 105 31 29,52
Qua bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy:
Lợn con giống nội mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn lợn ngoại. Lợn nái ngoại có số con mắc bệnh là 14 con trên tổng số 52 con, chiếm tỷ lệ 26,92%.
Lợn nái lai có số con mắc bệnh 17 con trên tổng số theo dõi là 53 con, chiếm tỷ lệ 32,07%.
4.2.5.4. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con
Chúng tôi tiến hành điều trị bệnh phân trắng lợn con trên 10 đàn lợn theo dõi tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch theo hai phác đồ điều trị sau:
- Phác đồ 1: Dùng thuốc NOR 100. Liều lượng 1ml/con. Thuốc do tập đoàn CP cung cấp.
- Phác đồ 2: Dùng thuốc NOVA - ATROPIN. Liều lượng 1ml/con. Thuốc do tập đoàn CP cung cấp
Sau thời gian tiến hành điều trị và theo dõi, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con
Diễn giải Phác đồ 1 Phác đồ 2
-Số lợn theo dõi (con) 51 54
-Số lợn mắc bệnh (con) 15 16
-Tỷ lệ mắc bệnh (%) 29,41 29,63
-Số lợn khỏi bệnh (con) 14 14
-Tỷ lệ khỏi (%) 93,33 87,50
-Thời gian điều trị trung bình (ngày) 1,93 2,11
-Số lợn chết (con) 1 2
-Tỷ lệ chết (%) 6,67 12,50
Qua bảng 4.10: Chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Phác đồ 1 tiến hành điều trị cho 15 lợn con mắc bệnh trên tổng số 51 lợn con theo dõi, với tỷ lệ nhiễm bệnh là 29,41%.
- Phác đồ 2 tiến hành điều trị trên 16 lợn con mắc bệnh trên tổng số 54 lợn con theo dõi, tỷ lệ nhiễm bệnh là 29,63%.
- Thời gian điều trị trung bình của phác đồ 1 là 1,92 ngày với tỷ lệ khỏi bệnh là 93,33%. Thời gian điều trị trung bình của phác đồ 2 là 2,11 ngày, với tỷ lệ khỏi là 87,50%.
Chúng tôi tiến hành theo dõi và điều trị số lợn con mắc bệnh của 5 đàn lợn nái cho một phác đồ. Trong cùng điều kiện khí hậu, thời tiết như nhau, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng là tương đương nhau, thì kết quả thu được cho thấy phác đồ 1 (dùng NOR 100) có hiệu quả cao hơn so với phác đố 2 (NOVA – ATROPIN) 93,33% so với 87,50%.
Sự chênh lệch về hiệu quả và thời gian điều trị giữa hai loại thuốc trên là không đáng kể, sử dụng một trong hai phác đồ trên để điều trị bệnh phân trắng lợn con đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch sử dụng chủ yếu loại thuốc NOR 100 để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội với đề tài: “Tình hình chăn nuôi lợn nái
sinh sản và phòng trị bệnh phân trắng lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội”, chúng tôi có một số kết
luận như sau:
1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái nuôi tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch là tương đối tốt với tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 66,67%, đẻ khó can thiệp bằng kích tố chiếm tỷ lệ 23,33%, còn lợn nái đẻ khó can thiệp bằng tay chiếm 10%.
2. Các chỉ tiêu số lượng lợn con của giống lợn ngoại và lợn F1 tương ứng là:
- Số lợn con sơ sinh/ ổ: 12,2 con và 11,6 con.
- Số lợn con sống đến 21 ngày/ ổ: 10,4 con và 10,6 con. - Số lợn con cai sữa/ ổ: 10,4 con và 10,6 con.
3. Các chỉ tiêu chất lượng lợn con của giống lợn ngoại và lợn F1 tương ứng là:
- Khối lượng sơ sinh/ con: 1.39 kg và 1,49 kg. - Khối lượng sơ sinh/ ổ: 17,04 kg và 17,36 kg. - Khối lượng 21 ngày/ con: 5,87 kg và 5,95 kg. - Khối lượng 21 ngày/ ổ: 62,3 kg và 62,49 kg. - Khối lượng cai sữa/ con: 6,08 kg và 6,21 kg. - Khối lượng cai sữa/ ổ: 64,42 k và 64,61 kg.
4. Lợn nái tại trại thường mắc các bệnh viêm tử cung (68,33%), bại liệt (6,67%) và mất sữa (11,67%). Tỷ lệ điều trị khỏi các bệnh này đạt 85,71 – 100%.
5. Tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con như sau:
- Tỷ lệ nhiễm bệnh theo tháng trung bình là 29,52%, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất vào tháng 9 là 28,57%, và cao nhất vào tháng 10 là 35,00%.
- Lợn cái mắc nhiều hơn lợn đực 30,36% so với 28,57%.
- Lợn ngoại có 31,82%, lợn F1 là 27,87% lợn con mắc bệnh phân trắng. 6. Hiệu quả điều trị bệnh của thuốc NOR 100 tốt hơn thuốc NOVA – ATROPIN (93,33% so với 87,50%), tuy nhiên sử dụng một trong 2 loại thuốc này đều cho kết quả tốt.
5.2. Đề nghị
- Trại lợn cần duy trì và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh thú y, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, khu vực chuồng trại cũng như cả con người trước khi ra vào khu vực trại.
- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.
- Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh, vì đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Axovach, Lobiro (1976), “Sử dụng E.coli sống chủng M117 với bệnh đường tiêu hóa”, Tạp chí KHKT thú y tập XI, số 8.
2. Trần Văn Bình, Trần Văn Thiện (2006), Thuốc và một số phác đồđiều trị
bệnh gia súc, gia cầm, NXB Nông Nghiệp
3. Đào Trọng Đạt, (1997), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
4. Lê Thanh Hải (1989), Năng xuất sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn lai ba giống ngoại L,D và Y. Tạp chí chăn nuôi số 1
5. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1990), Thực hành điều trị thú y, NXB nông
nghiệp Hà Nội, tr 116.
6. Phạm sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dũng (1997), Bệnh phổ biến ở
lợn con và biện pháp phòng trị, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 93 – 114. 7. Trương Lăng, Xuân Giao (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, NXB
Lao Động Xã Hội, tr 37 – 45.
8. Trương Lăng (2004), Cai sữa sớm cho lợn con, NXB Nông Nghiệp. 9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) Thuốc thú y và cách sử dụng,
NXB Nông Nghiệp.
10. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003), Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, NXB
Nông Nghiệp.
11. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1998), Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, NXB Nông Nghiệp.
12. Sử An Ninh (1991), Tìm hiểu tác dụng của stress lạnh, ẩm và ACTH đối với cơ thể lợn sơ sinh, NXB Nông Nghiệp.
13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
14. Lê Thị Tài, Đoàn Kim Dung, Nguyễn Lê Hoa (2002), Chế phẩm sinh học để điều trị triệu chứng tiêu chảy ở lợn con ở một số tỉnh phía bắc, NXB
Nông Nghiệp.
15. Nguyễn Văn Thiện (1997), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB
Nông Nghiệp, trang 82 -83
16. Nguyễn Văn Trí (2006), Hỏi đáp trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, NXB
Nông Nghiệp Hà Nội.
17. Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Đoàn Lệ Hằng, Võ Văn Sự (2007), Người nông dân làm giàu không khó nuôi lợn rừng, NXB Nông Nghiệp.
II. Tài liệu tiếng Anh
18. Bourne, Hagan (1969) The science and practice of swien production.
College of Agriculture, Universite of the philippinnes
19. Bowlan, Thomas (1947), Feeding pigs in the tropics, FAO, Animal production and health paper, Rome.
20. Haga, Brunner (1990), Microbiology and Infectious Disease of Domesric
Animail, Eight Edition
21. Klaver, (1981) Stress and reproduction. Principles of Pig Science
Nottingham University Press.
22. Markku Johansen (2001), Prevention of edema disease in pigs by passive immunization, Department of pathobiology, Ontatiro Veterinary.
23. Pettigrew (1981), Protein and energy relationships for growing pigs.
Principles of Pig Science. Nittingham University Press
24. Smith (1958), The science and practice of pig production. Longman
scientific and technical. Singapore.
25. Smith H.W, Gyles (1970) C.L. The relationship between two apparently
different entetotoxin produced by enterophathogenic strains of E.coli. Journal of Microbiol.