Câu hỏi và bài tập Câu hỏi nhận biết:

Một phần của tài liệu Bài thi liên môn giải nhì quốc gia hoạt đồng của nguyễn ái quốc 1911 1930 (1) (1) (Trang 36 - 41)

- Mức độ vận dụng: kiểm tra năng lực, phẩm chất của học sinh theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực tiễn Đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản

3.Câu hỏi và bài tập Câu hỏi nhận biết:

Câu 1. Trình bày quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920.

Câu 2. Trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tổ chức và thành lập Đảng

Cộng sản Việt Nam

Câu 3. Vẽ lược đồ hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến

năm 1930.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu?

Câu 2. Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh nào?

Câu hỏi vận dụng thấp:

Câu 1. Nét độc đáo trong hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với

các bậc tiền bối.

Câu 2. Trong bài thơ: Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên đã viết:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Qua đoạn thơ trên, em hãy phân tích ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Câu hỏi vận dụng cao:

Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm

1911 đến năm 1930. Theo em vai trò nào to lớn nhất ?Vì sao?

4. ĐÁP ÁN

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1. Trình bày quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920.

- Năm 1911 - 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người và Người rút ra kết luận ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cùng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp.

- Ngày 18/6/1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, nhưng không được chấp nhận.

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga đó là con đường cách mạng vô sản.

- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng cộng sản pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Câu 2. Trình bày quá trình chuẩn bị về chính trị, tổ chức và thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập " Hội liên hiệp thuộc địa" ở Pari nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp, nghiên cứu tình hình chính trị của thuộc địa để soi sáng cho cuộc đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa. Cơ quan ngôn luận của hội là báo Người cùng khổ do chính

Người làm chủ biên kiêm chủ bút. Người còn viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước thúc đẩy phong trào cách mạnh phát triển.

- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân (10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành của hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản.

- Tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

- Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ.

- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. Ngày 21/6/1925, Người cùng với "Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên" cho xuất bản tờ báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng Cách mạng cho quần chúng. Năm 1927, những bài giảng của Người được tập hợp thành cuốn "Đường Kách mệnh". Sự thành lập Hội VNCMTN là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam về sau.

- Cuối năm 1929, nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng đến phong trào. Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, trở về Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị diễn ra ngày 6/1/ 1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các đảng cộng sản thành một đảng duy

nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 3. Thực hành vẽ lược đồ hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ

năm 1911 đến năm 1930: Yêu cầu vẽ đúng kĩ năng, đúng tỉ lệ, màu sắc, kí hiệu

và thể hiện được các vùng, các Châu lục mà Bác đã đến trong quá trình hoạt động cứu nước từ năm 1911 đến năm 1930

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 1. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu?

+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều Nguyễn chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

+ Nhân dân ta đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương thất bại.

+ Tiếp theo là phong trào của các văn thân, sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, cũng bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về đương lối cứu nước.

+ Trong bối cảnh đó, ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Câu 2. Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh nào?

- Năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh kết thành phong trào dân tộc dân chủ trong cả nước.

- Thực dân Pháp đẩy mạnh chính sách khủng bố và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam

- Cuối năm 1929, nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời, đã khẳng định bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong cả nước. Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, cần phải thống nhất thành một tổ chức duy nhất.

- Trong bối cảnh đó Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, trở về Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị diễn ra ngày 6/1/ 1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì,

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các đảng cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu hỏi vận dụng thấp:

Câu 1. Nét độc đáo trong hoạt đông cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so

với các bậc tiền bối.

- Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp Việt Nam chống Pháp. Chẳng hạn như Phan Bội Châu sang Nhật để nhờ Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, hay Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp để chống phong kiến.

- Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát lựa chọn. Người đã đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc cách mạng đã diễn ra trên thế giới.

- Từ đó Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mĩ là những cuộc cách mạng chưa tới nơi. Người ta đã làm cách mạng hàng trăm năm mà dân chúng vẫn còn cực khổ và đang toan tính làm lại cuộc cách mạng khác.

- Cuộc cách mạng tới nơi mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời phải giải phóng cho người lao động. Đó là lý do để Người khẳng định Việt Nam phải đi theo cuộc cách mạng tháng Mười Nga, khi Người đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ: Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên… để làm rõ ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Một phần của tài liệu Bài thi liên môn giải nhì quốc gia hoạt đồng của nguyễn ái quốc 1911 1930 (1) (1) (Trang 36 - 41)