I. TỔNG QUAN 3
I.3.3 Một số nghiên cứu sử dụng TVTS trong xử lý ô nhiễm nước tại Việt
Ở Việt Nam, nghiên cứu xử lý nước ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái CNST
đã được quan tâm từ lâu. Bằng thực nghiệm, một số tác giả trong nước đã chứng minh được vai trò quan trọng của TVTS trong việc tích luỹ vào cơ thể của chúng các kim loại nặng khác nhau. Chẳng hạn cây bèo Tây có khả năng hấp thụ Pb, Cr, Ni, Zn và Fe trong nước thải công nghiệp (Nguyễn Quốc Thông và cs, 2002, 2003). Một số công trình khác đề cập đến tính chống chịu và khả năng tích luỹ Pb của TVTS như bèo Tấm, bèo Lục bình và bèo Cái, tác giả đi đến kết luận là bèo Lục bình tỏ ra có triển vọng nhất trong xử lý ô nhiễm Pb. Bèo Lục bình phối hợp với vi tảo Chlorella đã được sử dụng trong hồ sinh học để xử lý bổ sung nước thải của nhà máy lọc dầu Tuy Hạ. Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau khi đã xử lý yếm khí bằng một số loài TVTS như Rong đuôi chó, bèo Lục bình, Sen, rau Muống cho thấy sử dụng TVTS vào công đoạn sau cùng là thích hợp. Các chỉ số
COD, TS, NH4, pH đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Từ những năm 1980, Trần Hiếu Nhuệ và Trần Đức Hạđã có một số nghiên cứu ban đầu về việc xử lý nước thải bằng phương pháp lắng kết hợp với hồ sinh học. Lâm Minh Triết (1990), nghiên cứu áp dụng hệ thống hồ sinh vật ba bậc với thực vật nước để xử lý bổ sung nước thải nhiễm dầu trong điều kiện Việt Nam. Lê Hiền Thảo (1999) nghiên cứu quá trình sinh học xử lý ô nhiễm nước một số sông hồ Hà
Nội cho thấy khả năng làm sạch của một số hồ có hiệu quả cao trong đó rong đuôi chó và bèo tấm có khả năng giảm thiểu Fe, Cu, Pb và Zn trong nước hồ Bảy Mẫu. Nguyễn Việt Anh và cs (2005), nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng cho thấy hiệu suất xử lý của bãi lọc trồng cây sử
dụng vật liệu lọc sỏi và gạch vỡ là rất tốt. Hệ thống xử lý sử dụng thực vật này hoạt
động ổn định, chất lượng nước đầu ra biến động không nhiều. Dương Đức Tiến và cs, 2006 xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo với thực vật thuỷ sinh
để xử lý nước thải sinh hoạt ở ngoại ô thành phố Việt Trì cho thấy chi phí xử lý không nhiều và nước thải được cải thiện rõ rệt. Trên góc độ thông tin, Dương Đức Tiến và cs, 2005, Phạm Sơn Dương và cs, 2005 đã tổng hợp và giới thiệu công nghệ
sử dụng thực vật như là công nghệ mới có triển vọng trong xử lý ô nhiễm nước thải và đất. Trần Đức Hạ và cs (2008) xây dựng mô hình hồ hai ngăn với đập tràn có nuôi trồng TVTS (thiên điểu trồng ven cơ hồ và bèo tây phủ 20% diện tích mặt nước) để xử lý nước hồ Yên Sở cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm (BOD, T-N, NH4+, PO43-, SS, kim loại nặng, coliform) giảm rõ rệt. Lượng ôxy hòa tan tăng, cây sinh trưởng tốt. Tác giả cho rằng đây là mô hình khả thi, tăng cường quá trình tự làm sạch nước về chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform.
Trong những năm gần đây, tại Viện Công nghệ môi trường (Viện KH&CN Việt Nam) đã và đang tiến hành các nghiên cứu một cách hệ thống một số loài thực vật thuỷ sinh như: Bèo Tây, Bèo Cái, Rau Muống, Bèo Tấm, Ngổ, Ngổ Dại, Sậy, Cỏ Vetiver, một số vi tảo… để đánh giá đặc điểm sinh học, tính chống chịu và khả
năng loại bỏ Nitơ, phốtpho, COD cũng như các kim loại nặng (Cr, Ni, Pb) từ nước thải công nghiệp mạ điện và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. Kết quả
cho thấy các loài thực vật này có độ tăng trưởng cao, khả năng chống chịu tương
đối tốt và tham gia tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mô hình công nghệ qui mô pilốt sử dụng bèo Tây và bèo Cái trong xử lý nước thải chế biến thuỷ
sản, sử dụng cây Sậy và cỏ Vetiver trong xử lý nước thải chứa crôm và niken đã
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN CAO HỌC
trở lên theo TCVN 5945-2005 đối với nước thải công nghiệp (T.V.Tựa và cs, 2005, 2006, 2007, 2008).
Kết quả nghiên cứu về hiện trạng môi trường hồ chứa Núi Cốc (Trần Văn Tựa và cs 2011), một danh thắng của tỉnh Thái Nguyên, cho thấy hàm lượng phốtphat trung bình và phốtpho tổng trong nước hồ cao hơn rất nhiều so với nước sạch tự
nhiên. Đây là một trong các nguyên nhân quan trong làm nở hoa vi tảo và VKL tại hồ. Về mức dinh dưỡng, Hồ Núi Cốc được xếp loại ô nhiễm các chất dinh dưỡng
ở mức trung dưỡng (Mesotrophic).VKL là ngành chiếm ưu thế trong thành phần thực vật nổi, đặc biệt chi Microcystis.
Nguồn cung cấp nitơ vào môi trường nước hồ đáng kể nhất là từ quá trình rửa trôi từ các vùng đất canh tác nông nghiệp (36,20 %), nước thải sinh hoạt (24,02%) và rửa trôi từ đất rừng (18,85 %). Nguồn cung cấp phốtpho vào môi trường nước hồđáng kể nhất là từ nước thải sinh hoạt (51,14%), rửa trôi từđất nông nghiệp (25,36%) và rửa trôi từđất rừng (9,99%).
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nghiên cứu ứng dụng CNST sử dụng TVTS
ở nước ta hiện nay đa phần chỉ tập chung vào xử lý nước thải mà ít quan tâm đến vai trò của loại hình công nghệ này trong việc làm giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “ Nghiên cứu sử dụng Bèo Cái (Pistia stratiotes L) và Rau Muống (Ipomoea aquatica Forsk) trong xử lý nước phú dưỡng” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả loại bỏ các tác nhân gây ra phú dưỡng ở quy mô phòng thí nghiệm và pilot, bước đầu làm cơ sở cho việc ứng dụng, lựa chọn công nghệ trong triển khai vào thực tiễn.