Các loại hình công nghệ sử dụng TVTS trong xử lý ô nhiễm nướ c 21 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bèo cái (pistia strationtes l) và rau muống (ipomoea aquatica forsk) trong xử lý nước phú dưỡng (Trang 31 - 33)

I. TỔNG QUAN 3

I.3.2Các loại hình công nghệ sử dụng TVTS trong xử lý ô nhiễm nướ c 21 

Các loại hình công nghệ chủ yếu xử lý ô nhiễm nước có sử dụng loài TVTS gồm:

1. Sử dụng hồ có mặt thoáng tự do, TVTS trong trường hợp này có rễ bám đất, thân và lá nổi bên trên mặt nước. Độ sâu của nước khoảng 10 - 45 cm. Các loại TVTS điển hình được sử dụng là Lau, Sậy, cỏ Lác, cỏ Nến, Cải soong….Trong trường hợp này TVTS tham gia trực tiếp vào giai đoạn xử lý bậc hai hoặc giai đoạn cuối của qui trình.

2. “Phương pháp vùng rễ” hoặc công nghệ xử lý nước thải chảy qua vùng rễ

của TVTS. Ưu thế của công nghệ là không cần diện tích lớn và khửđược mùi hôi. Trong trường hợp này TVTS thường là lau, sậy, cỏ lác đâm rễ chìm trong nền cát - sỏi với độ sâu khoảng 0,5 - 1 m. Nước thải chảy qua hệ thống lỗ trong nền cát - sỏi và được khửđộc nhờ hệ thống rễ cây và hệ vi sinh vật bám quanh rễ. Trong phương pháp vùng rễ có 2 dạng công nghệ là dòng chảy ngang và dòng thẳng đứng,

3. Hệ thống thực vật nổi. Đây là công nghệ được nghiên cứu kỹ và được ứng dụng nhiều nhất. TVTS điển hình tham gia quy trình xử lý ô nhiễm là bèo Tây, bèo cái, bèo Tấm, rau Muống…. Ngoài việc tham gia loại bỏ các chất hữu cơ, chất thải rắn, nitơ, phôtpho, kim loại nặng, các tác nhân gây bệnh…các loài TVTS này tham

gia trực tiếp việc hạn chế phát sinh hiện tượng nước nở hoa trong ao hồ do cạnh tranh ánh sáng với thực vật phù du.

Hình 2. Các loại hình công nghệ sinh thái sử dụng TVTS trong xử lý ô nhiễm nước

Tại một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc… công nghệ xử lý nước thải sử dụng TVTS đã được ứng dụng rất thành công. Bắt

đầu từ những năm 1980 rất nhiều cơ sở xử lí nước thải tại các bang nước Mỹ đã phát triển và ứng dụng công nghệ xử lí ô nhiễm với việc sử dụng các loài thực vật nổi và hệ thống hồổn định. Tại Pháp năm 1993 đã có tới 2600 trạm xử lý nước thải kết hợp sử dụng ao ổn định. Phương pháp xử lí ô nhiễm hữu cơ và vô cơ tại vùng rễ

của một số TVTS - còn gọi là “Phương pháp vùng rễ”, đã được các nhà khoa học

Đức nghiên cứu và triển khai có hiệu quả tại nhiều nơi. Các nhà khoa học Nhật Bản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN CAO HỌC

dạng Bio-park để giảm bớt ô nhiễm các hồ lớn, thông qua đó kiểm soát hiện tượng nở hoa của nước do vi tảo phát triển trong đó có tảo độc (Greenway, 2003; Seabloom, 2003; Ran và cs, 2004).

Trong thực tiễn sử dụng, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng một loại hình hay phối hợp với nhau. Ngay tại châu Á, công nghệ sinh thái sử dụng TVTS đang

được ứng dụng ở nhiều nước (Nakazato, 1998; Oshima và cs, 2001). Tại Nhật Bản, nhiều hồ lớn (ví dụ hồ Kasumigaura, hồ lớn thứ 2 của Nhật) đã có các hệ thống TVTS kiểu đảo nổi để làm sạch nước. Tại Trung Quốc, các hồ như Xuan Wu, Tai Hu đã xây dựng các đảo nổi TVTS để giảm thiểu sự phì dưỡng nước hồ (Li và cs., 2008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bèo cái (pistia strationtes l) và rau muống (ipomoea aquatica forsk) trong xử lý nước phú dưỡng (Trang 31 - 33)