Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện mặn của giống lúa

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 33)

OM10252 so với giống lúa OM6677 và MNR4 trong điều kiện đất được xử lý mặn liên tục ởđộ mặn 6‰.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm so sánh khả năng chịu mặn và năng suất của 3 giống lúa OM10252, OM6677 và MNR4 trong điều kiện ngập mặn để chọn ra giống lúa phù hợp đểứng dụng vào thực tế. Cả 3 loại giống này đều có khả năng thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giống OM6677 và giống MNR4 là 2 giống lúa cũ chỉ chịu mặn khá và không ổn định trong điều kiện mặn lên xuống thất thường như hiện nay, năng suất được đánh giá thấp hơn giống lúa OM10252. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với 3 giống lúa và 4 lần lặp lại.

Liều lượng phân bón dùng trong thí nghiệm tương ứng với NT4 của thí nghiệm 1. Độ mặn của nước, thời gian tác động của mặn, tuổi mạ và các thời kỳ bón phân giống với thí nghiệm 1.

Các chỉ tiêu theo dõi

+ Chiều cao cây được đo duy nhất 1 lần vào giai đoạn trổ: Chiều cao cây lúa được tính từ mặt đất lên đến chót lá (bông) dài nhất ().

+ Số chồi được đếm 1 lần duy nhất vào giai đoạn trổ: Đếm số chồi mỗi bụi có trong chậu, lấy giá trị trung bình của mỗi chậu.

+ Tỷ lệ sống của lúa: Là phần trăm cây lúa còn sống trong mỗi chậu. Đếm số lúa còn sống trong mỗi chậu, quy ra phần trăm và lấy giá trị trung bình theo mỗi nghiệm thức.

+ Năng suất: Cân trọng lượng của 1000 hạt lúa ở độ ẩm 14%. Dựđoán năng suất (tấn/ha).

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)