Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)

Mẫu đất trong thí nghiệm được thu từ mô hình canh tác Lúa - Tôm thuộc tiểu vùng III (vùng nước mặn) tại xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Hình 2.1).

Vùng sinh thái III là vùng ven biển, độ mặn nước trong kênh rạch cao quanh năm (>10‰). Hầu hết diện tích vùng sinh thái III canh tác mô hình chuyên canh tôm.

Hình 2.1 Vị trí thu mẫu đất đầu vụ tại xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Các giống lúa dùng trong thí nghiệm là 3 loại giống: (1) OM10252; (2) OM6677; (3) MNR4. Ba giống lúa dùng trong thí nghiệm có những đặc điểm như

Điểm thu mẫu

13 sau:

(1) Giống OM10252:

Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày; Trọng lượng 1000 hạt: 27 - 28g; Hàm lượng amylose: 19 - 12%;

Phẩm chất: cơm ngon, dẻo, xốp, thơm, hạt gạo trong; Năng suất: 6 – 8 tấn/ha;

Sâu bệnh: Chống chịu rầy nâu, đạo ôn, bạc lá; Chịu mặn 6‰;

Đặc tính: Nở bụi mạnh, dạng hình đẹp, rất cứng cây, ít nhiễm cháy lá; (2) Giống lúa OM6677:

Thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày; Chiều cao: 90 – 95cm;

Chịu phèn, mặn khá (5-6‰);

Kháng rầy nâu và đạo ôn trung bình; Năng suất: 6 – 9 tấn/ha;

Ít đỗ ngã;

Phẩm chất gạo: Gạo thon dài trong, ít bạc bụng;

Đặc tính: Nở bụi mạnh, dạng hình đẹp, bông đùm to, rất cứng cây, ít nhiễm cháy lá;

(3) Giống lúa MNR4:

Thời gian sinh trưởng 106 ngày; Hơi kháng bệnh rầy nâu và đạo ôn; Chịu phèn, chịu mặn khá (5-6‰); Chiều cao thân 72,6 - 73,56 cm;

Bông dài, chiều dài trục chính bông 21,40 - 21,96 cm, số bông/cây là 6,67 - 6,96 bông;

Số hạt chắc/bông 116,06 - 120,74 hạt, tỷ lệ chắc hạt cao, trọng lượng 1.000 hạt đạt 26,69 - 26,95 g;

14 So với 2 giống lúa địa phương là OM6677 và MNR4 thì giống lúa mới OM10252 có nhiều ưu thế về tính chống chịu mặn, khả năng thích nghi với điều kiện mặn thay đổi và khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Bên cạnh đó giống lúa OM10252 còn có ưu điểm về phẩm chất như: cơm ngon, dẻo, xốp, thơm, hạt gạo trong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giống lúa được tỉnh Bến Tre khuyến cáo trồng ở huyện Thạnh Phú và nhân rộng toàn tỉnh.

Phân bón dùng trong thí nghiệm là các loại phân đơn (Urea: 46% N, Super lân: 16% P2O5, KCl: 60% K2O) và Vôi (CaO: 48,9% Ca). Phân hữu cơ vi sinh dùng trong thí nghiệm là phân bả bùn mía được ủ hoai mục và có bổ sung nấm

Trichoderma (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Thành phần phân bã bùn mía STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng 1 pH (1:2,5) - 6,5 – 7,5 2 % Chất hữu cơ % CHC 30 3 Đạm % N 2,5 4 Lân % P2O5 3 5 K2O % K2O 2 6 CaO % CaO 3 7 MgO % MgO 0,05 8 Cu, Zn, Bo, Mo ppm ≥ 50 9 Trichoderma bào tử/g 106

(Nguồn: Võ Thị Gương và Dương Minh Viễn, 2008)

Một phần của tài liệu khảo sát sự hiện diện của escherichia coli sinh men ßlactamase phổ rộng trên gà khỏe tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)