a. Cây Thủy Trúc (Cyperaceae) [30]
Thủy Trúc là loài thực vật có khả năng sống nổi, thuộc họ cói, cây thân thảo, mọc thành cụm. Lá được sắp xếp ở đầu cành. Lá hẹp, phẳng, dài từ 15-25cm. Lá giảm dần thành bẹ ở gốc thay vào đó là các lá bắc xếp vòng xòe ra, cong xuống tương tự như cánh hoa cúc. Khi trưởng thành có chiều cao khoảng 1,2-1,8m. Cây ưa sống ở ven bờ nước, nơi đất ẩm. Độ sâu thích hợp cho sự phát triển của cây từ 2,5- 15cm.
b. Cây Phát Lộc (Dracaena Sanderia) [6]
Cây phát lộc hay được gọi là cây phất lộc, thần tài, phát tài… thuộc chi huyết giác (Dracaena), họ vạn niên thanh, thuộc bộ măng tây (Asparagales) trong lớp thực vật một lá mầm. Cây có hệ rễ chùm, thân thảo, đốt rỗng, to bằng ngón tay trỏ người lớn, lá màu xanh thẫm. Khi cây trưởng thành, có thể dài gần một mét.
Cây phát lộc có khả năng sinh trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, sống được trong điều kiện đất ngập, úng, thiếu ánh sáng và phát triển quanh năm. Đặc biệt loài cây này không yêu cầu chăm sóc kỹ càng, mà lại rất đơn giản, dễ sống. Cây sinh sản bằng cách nhân giống từ cành, mọc khỏe. Nếu ngắt cành trưởng thành cắm vào nước hoặc trên đất, cây vẫn sống rất khoẻ và đâm chồi nảy lộc. Chồi mọc từ thân cây mọc rất nhanh, khỏe, rất dễ đâm chồi từ mắt cắt của thân.
Phần lớn các loài cây phát lộc có nguồn gốc ở Châu Phi và các đảo cận kề, với một ít loài có tại miền nam Châu Á và khu vực nhiệt đới Trung Mỹ. Ở Việt Nam có hơn 20 loài cùng họ, các loài được phân bố rộng khắp mọi nơi.
c. Khoai nước (Colocasia esculenta) [30]
Khoai nước còn gọi là môn nước là một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là cây mọc ở ruộng hay dựa vào bờ nước, có củ, lá cọng cao 0,3-0,8m, láng, phiến không thấm nước vì lông mịn như nhung, mo vàng, buồng nở thơm mùi đu
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY 38 đủ. Noãn sào đính phôi trắc mô, nhiều tiểu noãn, phì quả chín màu vàng. Cây môn nước được dùng làm thức ăn gia súc.
Môn nước là loại cây trồng nhiệt đới để thu làm rau ăn cả thân cây (dưa chua) và củ. Người ta cho rằng đây là một trong những loại cây trồng sớm nhất. Môn nước có quan hệ gần gũi với Xanthosoma và Caladium, các loại cây thường được trồng làm cây cảnh, và giống như chúng, trong tiếng Anh đôi khi môn nước được gọi là tai voi. Dưới dạng cây tươi, cây này độc do có sự hiện diện của oxalat canxi, mặc dù các chất độc bị tiêu hủy đi khi nấu chín.
Pistia là một chi thực vật thủy sinh trong họ Ráy (Araceae), chỉ chứa một loài duy nhất có danh pháp khoa học là Pistia stratiotes, tại Việt Nam được gọi là bèo cái. Nguồn gốc của nó không chắc chắn là ở đâu, nhưng có thể là khắp vùng nhiệt đới; lần đầu tiên nó được miêu tả một cách khoa học là từ bèo cái ở sông Nin gần hồ Victoria thuộc châu Phi. Hiện nay, nó có mặt gần như tại mọi vùng nước ngọt của khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thông qua phổ biến tự nhiên hay nhờ con người.
d. Bèo cái (Pistia stratoides) [12]
Bèo cái sống nổi trên mặt nước trong khi rễ của nó chìm dưới nước gần các đám lá trôi nổi. Nó là một loại cây lâu năm một lá mầm với các lá dầy, mềm tạo ra hình dáng giống như một cái nơ. Các lá có thể dài tới 14 cm và không có cuống, có màu xanh lục nhạt, với các gân lá song song, các mép lá gợn sóng và được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ và ngắn. Nó là một loài thực vật đơn tính, có các hoa nhỏ ẩn ở đoạn giữa của cây trong các đám lá, các quả mọng màu lục có kích thước nhỏ được tạo ra sau khi hoa được thụ phấn. Loài cây này có thể sinh sản vô tính, các cây mẹ và cây con liên kết với nhau bằng một thân bò ngắn, tạo ra các cụm bèo cái dầy dặc.
Bèo cái là một loài thực vật có khả năng làm giảm tính đa dạng sinh học của các vùng nước ngọt. Các cụm bèo cái cản trở sự trao đổi khí trong mặt phân giới nước-không khí, điều này làm giảm lượng ôxy trong nước và giết chết nhiều loài cá, chúng cũng ngăn cản sự chiếu sáng và giết chết nhiều loài thực vật sống ngầm dưới
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY 39 nước, cũng như làm thay đổi cộng đồng thực vật sống nổi trên mặt nước bằng cách chèn ép chúng.
Người ta có thể kiểm soát sự sinh sản của chúng bằng cách vớt chúng khỏi mặt nước và đem đi xử lý. Các loại thuốc diệt cỏ dưới nước cũng có thể sử dụng. Hai loại côn trùng cũng đang được thử nghiệm như là biện pháp kiểm soát sinh học. Một loại mọt (Neohydronomous affinis) ở vùng Nam Mỹ và ấu trùng của nó ăn các lá của bèo cái, cũng nhưấu trùng của một loài nhậy (Spodoptera pectinicornis) ở Thái Lan, đều là các công cụ kiểm soát có hiệu quả sự sinh trưởng của bèo cái.
Bèo cái thông thường được sử dụng trong các ao nuôi cá ở các vùng nhiệt đới để tạo nơi trú ẩn cho cá bột và cá nhỏ. Bèo cái cạnh tranh thức ăn với tảo trong nước vì thế nó có ích trong việc ngăn ngừa sự bùng nổ của loài này.
e. Bèo Tây (Eichhornia crassipes) [12]
Bèo Tây còn được gọi là Lục Bình, Lộc Bình, hay Bèo Nhật Bản là một loài TVTS thân thảo, sống trôi nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichohornia của họ Bèo Nhật Bản (Pontederiaceae).
Cây Bèo Nhật Bản mọc cao khoảng 30cm với dạng lá tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa, gân lá hình cung, cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Ba lá đài giống như ba cánh, rẽ bèo trông như lông vũ, sắc đen buông rủ xuống nước có khi dài đến 1m. Hoa mọc thành chùm ở ngọn bèo, hoa không đều, màu xanh nhạt hơi tím; đài và tràng hoa cùng màu, dính liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm màu vàng 6 nhị, 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ổ chứa nhiều noãn. Dò hoa đứng thẳng đua hoa vươn cao lên khỏi túm lá, thường nở vào mùa hè.
[13]
Ngổ trâu còn gọi là ngổ đắng, ngổ đất, ngổ thơm, ngổ hương, cúc nước, cần nước, miền Nam gọi là rau ngổ hoặc ngổ cộng, là loài cây thuốc thuộc họ Cúc. Cây mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra, còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY 40 Ngổ trâu mọc dưới nước, sống nổi hoặc ngập nước, phân cành nhiều, có mắt. Lá dài, không cuống, mọc đối hay từng ba cái một; phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa. Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông. Lá ngổ trâu mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6-10 mm. Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bế không mào lông.
Ở nước ta cây mọc hoang trong các ao hồ, mương máng và cũng được trồng làm rau ăn sống hay nấu canh. Ngoài ra, cây cũng là một vị thuốc có tính giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu,… nên thường được dùng để điều trị một số bệnh như rắn cắn, sỏi thận, băng huyết, tiểu ra máu và các bệnh ngoài da.
g. Chuối hoa (Canna) [30]:
Chuối hoa là cây nhiệt đới và cận nhiệt, thuộc 1 nhánh của họ gừng. Cây có lá rộng, bằng phẳng, mọc ra từ 1 thân cây trong một cuộn hẹp dài. Lá thường có màu xanh đậm, màu nâu hoặc tím. Cây thường cao từ 2-3m tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Mặc dù là một loài cây nhiệt đới, phần lớn cây thuộc họ chuối hoa mọc nhiều ở nơi có khí hậu ôn đới và có thể phát triển tốt ở các vùng có đủ ánh sáng mặt trời (trung bình từ 6-8h/ngày). Chuối hoa sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiều ánh nắng mặt trời với lượng nước vừa phải, đất thoát nước tốt hoặc đất cát. Ở vùng khô cằn, chuối hoa có thể phát triển trong các vườn thủy sinh, trồng trong chậu với một phần của chậu ngập dưới nước.
Học viên: Đỗ Thị Lương – Lớp 13AQLTNMT-VY 41
CHƢƠNG II. QUY TRÌNH