Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBBR trong xử lý nước rỉ rác (Trang 74 - 75)

70V thể tích bể hiếu khí (m 3 );

3.2. Nội dung nghiên cứu

Công đoạn keo tụ: Công đoạn này được tiến hành như công đoạn tiền xử lý cho đầu vào công đoạn xử lý sinh học. Loại và hàm lượng chất keo tụ và trợ keo tụ là PAC (2 - 2,5 g/l) và PAA (5mg/l)[11]. Keo tụ nhằm tách thành phần cặn không tan, đồng thời giảm bớt COD và độ màu do nhôm hydroxit hình thành có khả năng hấp phụ một phần các thành phần trên.

Kết tủa amoni: Nước rác sau keo tụ được lắng, gạn và tiến hành kết tủa amoni bằng phương pháp MAP (Magnesium – ammonium – phosphate). Công đoạn này được thực hiện để giảm tải lượng amoni cho công đoạn xử lý sinh học. Bởi vì, amoni có mặt ở nồng độ cao là một tác nhân gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học, hơn nữa tỷ lệ C/N trong nước rác thường thấp hoặc rất thấp sẽ gây khó khăn rất lớn cho quá trình xử lý sinh học dẫn tới nhiều công nghệ xử lý sinh học không hiệu quả hoặc thất bại. Loại và tỷ lệ các chất dùng để kết tủa amoni là MgCl2.6H2O : NH4+ :Na2HPO4 = 1,1 : 1 : 1 [15, 19, 25, 27].

Xử lý sinh học: Nước rác sau công đoạn kết tủa amoni được lắng, gạn và đưa vào xử lý sinh học trong bể phản ứng MBBR. Đây là công đoạn chính, nó được tiến hành nghiên cứu, đánh giá ở chế độ vận hành gián đoạn theo mẻ và chế độ vận

75

hành liên tục dạng AAOOA. So sánh MBBR với Aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh và SBR. Cụ thể như sau:

Đánh giá hiệu quả xử lý COD, BOD, nitơ của quá trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí trong các MBBR độc lập, xử lý theo từng mẻ;

Đánh giá hiệu quả xử lý COD, BOD, nitơ của hệ thống MBBR, bao gồm nhiều MBBR và kết hợp nhiều quá trình khác nhau dạng AAOOA;

So sánh hiệu quả xử lý COD, BOD, nitơ của MBBR với SBR và Aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ MBBR trong xử lý nước rỉ rác (Trang 74 - 75)