Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh cao bằng tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 124 - 150)

Trong 10 năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo (2001 - 2010) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cao Bằng đã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm đáng kể, kinh tế của tỉnh đã có sự khởi sắc, bộ mặt nông thôn Cao Bằng đã thay đổi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được nâng lên. Kết quả đó có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, sự thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan ban ngành và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã đề ra một số biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương. Trên cơ sở nắm rõ đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Đảng bộ Cao Bằng đã vận dụng và tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của trung ương, huy động sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân Cao Bằng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Những thành tựu và hạn chế của 10 năm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ Cao Bằng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công tác lãnh đạo ở các giai đoạn tiếp theo.

Một là: Cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, củng cố chính quyền vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chức công tác xóa đói giảm nghèo.

Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò quản lý của chính quyền là nguyên nhân đầu tiên có tác động lớn đến kết quả xóa đói giảm nghèo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo do Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ

chức nhân dân tiến hành. Kết quả xóa đói giảm nghèo trước hết phụ thuộc vào sự nhận thức, trách nhiệm và quá trình lãnh đạo, tổ chức của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Cao Bằng. Để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ các cấp thì việc làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức là vấn đề vô cùng quan trọng.

Vì vậy Đảng bộ các cấp trước hết phải nâng cao năng lực trí tuệ và khả năng tư duy của mình, phải đảm bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng luôn phản ánh đúng yêu cầu và sự vận động của đời sống thực tiễn và chủ động điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp. Những phẩm chất trí tuệ của Đảng bộ các cấp được tạo thành từ phẩm chất trí tuệ của cán bộ, đảng viên, khả năng phát huy và sử dụng trí tuệ tổng hợp của các cá thể, thành viên. Chính vì vậy, công tác xây dựng đảng, củng cố chính quyền nhằm làm cho đảng bộ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, phường trong sạch, vững mạnh không ngừng vươn lên để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cần phải được chú trọng tiến hành thường xuyên, toàn diện.

Ngay từ khi có chủ trương xóa đói giảm nghèo của trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Đảng bộ xác định xóa đói giảm nghèo là công việc cấp bách, quan trọng cần phải được thường xuyên thực hiện. Xóa đói giảm nghèo đã trở thành mục tiêu phấn đấu, là một chương trình lớn của tỉnh. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ các nhiệm kỳ và được chính quyền các cấp cụ thể bằng nhiều kế hoạch và các giải pháp thực hiện.

Để thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, từ khi có chủ trương của Đảng, các chương trình giảm nghèo của Chính phủ, trên cơ sở phân nhiệm của tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh. Theo đó, Ban chỉ đạo các cấp được thành lập. Ban chỉ đạo

xóa đói giảm nghèo thường xuyên được kiện toàn và củng cố. Với sự phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo thực sự là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành.

Qua thực tiễn thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng cho thấy để thực hiện tốt phải giải quyết vấn đề nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên về tính đúng đắn và cần thiết của vấn đề. Nhận thức đúng đắn thì những quyết sách trong chỉ đạo mới thực sự phù hợp và đi vào thực tiễn hoạt động. Thực tế lãnh đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng cũng cho thấy dù chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp nhưng khó thành công nếu đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ, đảng viên chưa thông suốt về tư tưởng, nhận thức thì kết quả đạt được sẽ rất hạn chế, đôi khi còn gây những tư tưởng, nhận thức chưa đúng trong nhân dân.

Từ những hạn chế trong chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng cho thấy sự thiếu chủ động sáng tạo trong cụ thể hóa nhiệm vụ vào điều kiện thực tế của địa phương đã ảnh hưởng lớn đến quá trình và kết quả thực hiện. Đảng bộ chưa xác định được khâu yếu nhất trong công tác xóa đói giảm nghèo đó là đội ngũ cán bộ thực hiện và bản thân người nghèo, chưa đưa ra được một cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Những cơ chế, chính sách đưa ra hoàn toàn dựa trên những chính sách, nguồn lực của trung ương.

Đảng bộ cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm từ các phong trào để xây dựng thành chương trình hành động phù hợp với thực tiễn. Thông qua việc tổng kết quá trình triển khai các chủ trương, biện pháp của Đảng ở cơ sở giúp cho Đảng bộ rút kinh nghiệm thực tiễn cả thành công và chưa thành công, từ đó Đảng bộ ngày càng trưởng thành về tư duy tổ chức

và lãnh đạo. Chính thực tiễn xóa đói giảm nghèo là cơ sở để hoàn chỉnh đường lối và chủ trương của Đảng bộ.

Hai là: Xây dựng các chỉ thị, nghị quyết, các mục tiêu chương trình phải có sự nghiên cứu sâu sắc, phù hợp với thực tế địa phương để khi thực hiện dễ dàng đi vào cuộc sống và có hiệu quả.

Theo điều tra rà soát hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 của Sở LĐTB&XH thì tỷ lệ hộ nghèo của Cao Bằng năm 2001 là 25%, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tập trung ở thiếu vốn và thiếu đất sản xuất. Để giải quyết vấn đề đói nghèo có hiệu quả thì cần phải có những chính sách khắc phục nguyên nhân đói nghèo. Trong 9 giải pháp Đảng bộ đưa ra để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 giải pháp về quy hoạch đất đai và ưu tiên vay vốn dành cho hộ nghèo được đặt ở vị trí đầu tiên. Chú trọng giải quyết 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nghèo đói của tỉnh Cao Bằng đó là thiếu vốn và thiếu đất sản xuất là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên có một số bất cập xoay quanh việc áp dụng chuẩn nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo trong thực tiễn.

Tỷ lệ hộ nghèo Cao Bằng năm 2001 là 25%, tỷ lệ này chưa phản ánh đầy đủ thực trạng về tình hình nghèo đói ở Cao Bằng. Chuẩn đói nghèo của Bộ LĐTB&XH dành cho giai đoạn 2001 - 2005 là quá thấp và đã loại bỏ rất nhiều hộ cận nghèo có nhu cầu được giúp đỡ. Chính vì vậy, ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng. Áp dụng chuẩn nghèo mới, Cao Bằng đưa ra chỉ tiêu giảm nghèo mỗi năm 2 - 3%, phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10%. Căn cứ vào thực tế nghèo đói của tỉnh Cao Bằng thì việc đưa ra mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 2001 - 2005 của Đảng bộ là quá sức so với tỉnh nghèo và kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo chỉ ở bước đầu. Chính vì vậy mà dẫn đến hiện tượng ở các cấp đưa ra chỉ tiêu cũng chưa

hoàn toàn sát hợp với thực tế, trong thực hiện các cấp cố gắng bằng mọi cách đạt được chỉ tiêu đưa ra nên có tình trạng hộ nghèo chưa thoát nghèo nhưng cũng đưa vào danh sách thoát nghèo để đạt mục tiêu.

Từ hạn chế trên mà đến giai đoạn 2006 - 2010, theo chuẩn nghèo mới áp dụng thì tỷ lệ nghèo Cao Bằng ở mức rất cao 47,82% và là một trong những tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất nước. Các hộ đã thoát nghèo ở giai đoạn 2001 - 2005, theo chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006 - 2010 lại rơi vào hộ nghèo. Bất cập ở tầm vĩ mô ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định bước đi của địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn đói nghèo để xác định những bước đi cho phù hợp với địa phương là một yêu cầu đòi hỏi ở sự lãnh đạo của Đảng bộ.

Ở giai đoạn 2001 - 2005 nguyên nhân dẫn đến nghèo đói tập chúng ở những điểm chính sau:

- Thiếu vốn là 11.693 hộ, chiếm 47,85%

- Thiếu đất sản xuất là 10.563 hộ chiếm 43,23%.

- Thiếu kinh nghiệm làm ăn là 6.369 hộ chiếm 26,06%. - Đông người ăn theo là 3.697 hộ chiếm 15,12%.

- Thiếu lao động là 1.970 hộ chiếm 15,12%.

- Già cả ốm đau tàn tật, lười lao động là 1.512 hộ chiếm 6,78%

- Các nguyên nhân khác như: Mắc các tệ nạn xã hội, tai nạn, rủi ro… là 927 hộ, chiếm 3,77%.

Ở giai đoạn 2006 - 2010 đói nghèo tập trung ở những nguyên nhân: - Thiếu đất sản xuất: chiếm 44,9%.

- Thiếu vốn: chiếm 40,9%.

- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 25,2%. - Có người ốm đau dài ngày: chiếm 0,5%. - Đông người ăn theo: chiếm 15,1%.

- Do rủi ro thiên tai chiếm 4,0%.

Như đã khẳng định ở trên, thiếu vốn và thiếu đất sản xuất là hai nguyên nhân chính gây nên sự đói nghèo. Đảng bộ đã đưa ra giải pháp để khắc phục nguyên nhân bằng cách quy hoạch lại đất đai, giao đất, giao rừng cho hộ nghèo và thực hiện cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo. Nhưng qua thực tế thực hiện 2 giải pháp này chưa mang tính khả thi, thực hiện phép so sánh đơn giản năm 2001 nghèo đói do thiếu đất sản xuất là 43,23%, năm 2006 là 44,9%; nghèo đói do thiếu vốn tuy có giảm nhưng không đáng kể, năm 2001 là 47,85%, năm 2006 là 40,9%. Thực tế đó do điều kiện khách quan đem lại: thứ nhất, là do điều kiện thực tế tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đồi núi, đất canh tác nhỏ hẹp, vì vậy thiếu đất canh tác giao cho hộ nghèo; thứ hai, nguồn vốn vay chủ yếu phân bổ từ ngân sách trung ương mà ngân sách trung ương lại hạn chế, Cao Bằng là tỉnh nghèo nên nguồn ngân sách địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu dành cho xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, chính sách cho vay vốn cần phải đi kèm với chính sách huy động nguồn lực trong toàn xã hội, gắn tăng trường kinh tế với thực hiện xóa đói giảm nghèo. Chính sách quy hoạch đất rừng phát triển vốn rừng, nghề rừng có tính khả thi thì nên phát huy, còn giải quyết vấn đề đất canh tác không thực sự phù hợp thì cần có những chính sách khác phù hợp hơn như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa…

Những chuẩn nghèo qua các giai đoạn và những chính sách của Nhà Nước mang tính chất định hướng, tham khảo. Ở mỗi địa phương có đặc thù khác nhau quy định bởi yếu tố tự nhiên, lịch sử vì vậy sẽ có những cách làm khác nhau. Mặt khác thực tiễn luôn thay đổi, không có một giải pháp nào chung và đúng đắn cho tất cả mọi thời điểm mà cần phải thường xuyên tìm ra những giải pháp cụ thể thích hợp. Trong khi áp dụng những chính sách của trung ương, Đảng bộ địa phương cũng cần phải mạnh dạn nghiên

cứu cách làm riêng, mang tính đột phá để mang lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.

Ba là: Đảng bộ cần huy động mọi lực lượng xã hội cùng thực hiện xóa đói giảm nghèo trên nền tảng phát huy nội lực của các hộ nghèo.

Xóa đói giảm nghèo cần sự chung tay của toàn xã hội. Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo cụ thể. Đảng bộ địa phương cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương mình. Đó là điều kiện đầu tiên cho xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả. Để xóa đói giảm nghèo đi đến thành công cần đến sự nỗ lực của các tổ chức đoàn thể, mặt trận và quần chúng nhân dân trong việc đưa chủ trương chính sách biến thành hiện thực và đạt kết quả.

Xuất phát từ đặc điểm là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế xã hội có khăn nên trong công tác xóa đói giảm nghèo Đảng bộ tỉnh thường xuyên chú trọng việc tuyên truyền, vận động, xây dựng khối đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương gắn bó với nhau tạo thành sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Trong chỉ thị chỉ đạo hoạt động của các cấp hội, mặt trận, Tỉnh ủy luôn quán triệt công tác xóa đói giảm nghèo trong hoạt động của cấp hội. Trong 10 năm (2001 - 2010) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tất cả các cơ quan, ban ngành các cấp đều đưa nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo vào chương trình hoạt động, phát động cuộc thi đua lập thành tích giảm tỷ lệ đói nghèo theo đúng chức năng của mình. Bên cạnh đó, các đoàn thể quần chúng cũng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong công tác vận động nhân dân nói chung và các hội viên nói riêng.

Mặt trận Tổ quốc là tổ chức quan trọng trong tập hợp khối đại đoàn kết trong nhân dân. Thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Mặt trận đã phát động cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, thành lập và quản

lý “Quỹ vì người nghèo”. Thông qua các cuộc vận động, Mặt trận đã tập hợp được đông đảo lực lượng xã hội trợ giúp cho người nghèo xóa nhà dột nát, phát triển kinh tế. Hội nông dân cũng góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo bằng công tác nâng cao trình độ cho bà con nông dân, đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, canh tác nông nghiệp…Hội đã làm tốt vai trò ủy thác vốn của ngân hàng chính sách và hướng dẫn nhân dân phát triển mô hình kinh tế có hiệu quả. Tỉnh đoàn thanh niên Cao Bằng cũng phát huy vai trò của tổ chức mình trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo. Các cấp bộ đoàn tích cực triển khai phong trào thanh niên lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo với nhiều hình thức phong phú. Bên cạnh đó các cấp hội như: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…cũng luôn theo sát sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, triển khai các chủ trương xóa đói giảm nghèo bằng các nhiệm vụ, biện pháp, mục tiêu phù hợp, cụ thể phù hợp với vai trò chức năng của hội.

Sự lồng ghép mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào hoạt động của các cấp hội đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Thực tế công tác xóa đói giảm nghèo cho thấy, sự trợ giúp từ các cấp hội đối với các hội viên nghèo mang lại hiệu quả cao hơn việc thực hiện một loạt các dự án trong một thời gian dài. Có hiệu quả đó là do các cấp hội có mối quan hệ gần gũi với hội viên, hiểu được những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống của họ và đã có những biện pháp giúp đỡ phù hợp. Các cấp hội quản lý hoạt động của mình trong một phạm vi nhất định, hướng vào đối tượng nhất định như phụ nữ, đoàn thanh niên, nông dân…Vì vậy, công tác thực hiện sẽ chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn là thực hiện trên phạm vi rộng,

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh cao bằng tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 124 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)