Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tham gia hoạt động xóa đói giảm

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh cao bằng tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 101)

giảm nghèo

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng luôn nắm vững và bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về công tác xóa đói giảm nghèo; đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân thực

hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động và phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong tỉnh thực hiện tốt hai cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong sáu nội dung cơ bản của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Nhằm thực hiện tốt nội dung này, Mặt trận Tổ quốc tỉnh tới cơ sở đã phối hợp với các tổ chức thành viên và chính quyền vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế trang trại và các ngành nghề thủ công theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, các tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình phát triển đàn bò giai đoạn 2006 - 2010 và phong trào xây dựng cánh đồng đạt 30 - 40 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ gia đình đã chủ động vay vốn, xây dựng các mô hình trang trại nuôi bò đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nâng tổng đàn bò toàn tỉnh từ 124.416 nghìn con năm 2005 đạt 177 nghìn con vào năm 2010. Mặt trận và các đoàn thể đã vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau về giống, vốn để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và giúp vốn cho người nghèo bằng nhiều hình thức như quỹ Hội phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh…đều đứng ra tín chấp vay vốn cho hội viên của mình phát triển sản xuất với số tiền hành chục tỷ đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” thực hiện kế hoạch số 1276/KH - UBND của UBND tỉnh về đóng góp kinh phí hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hàng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phát động tháng cao điểm “Ngày vì người nghèo”, phối

hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh tổ chức chương trình truyền hình “Nối vòng tay lớn” vì người nghèo.

Thực hiện Chỉ thị số 42/CT - TU ngày 10/6/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát các hộ nghèo năm 2008, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh đã được đảng bộ tỉnh giao cho trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện xóa nhà dột nát cho hộ nghèo. Nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với các cơ quan khẩn trương xây dựng tiêu chí về nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo; rà soát lại số nhà tạm, số nhà dột nát cần hỗ trợ của các hộ nghèo và thống nhất mức hỗ trợ làm nhà mới, sửa chữa nhà với mục tiêu cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo trong năm 2008. Đồng thời, Mặt trận đã kêu gọi, động viên các hộ nghèo chủ động tự thân phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất để thoát khỏi đói nghèo, tự làm nhà ở cho chính mình, tránh sự ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Thông qua quỹ vận động “Vì người nghèo”, năm 2008 đã thực hiện hỗ trợ sửa và làm mới 1.513 nhà cho hộ nghèo. Trong 5 năm từ với vốn xóa nhà dột nát từ chương trình 134 và quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ được 17.202 nhà. Phong trào xóa nhà dột nát cho hộ nghèo những năm qua đã đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vơi công tác xóa đói giảm nghèo, công tác xóa nhà dột nát cho hộ nghèo nói riêng, tiếp tục phát huy đạo đức truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, từng bước thực hiện thành công “xã hội hóa” công tác xóa đói giảm nghèo.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Cao Bằng

Xác định rõ chỉ có thoát khỏi đói, nghèo thì người phụ nữ mới có thể vươn tới sự tiến bộ và bình đẳng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chọn nhiệm

vụ “Hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập” trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Hội làm nhiệm vụ mũi nhọn nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ công tác khác của Hội. Hội chỉ đạo tổ chức thực hiện với những nội dung chính là nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng hỗ trợ phụ nữ vượt nghèo, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Các cấp hội tổ chức khảo sát nắm chắc số lượng hộ viên nghèo, hộ nghèo phụ nữ làm chủ, xác định hoàn cảnh, nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Hội Phụ nữ các cấp phát động nhiều phong trào và các đợt vận động như: phong trào giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng “Mái ấm tình thương”…Với tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau đã có 62.734 lượt chị em tự nguyện giúp 28.383 lượt chị em phụ nữ nghèo trị giá là 4.316.645.000 đồng. Nhiều hoạt động giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương được tổ chức; tiêu biểu như: Chi Hội Phụ nữ xóm Bản Mặc xã Quang Hán, Huyện Trà Lĩnh; Chi Hội Phụ nữ xóm Cốc Lùng, xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa…

Các cấp hội xây dựng và vận động hội viên, phụ nữ tham gia các mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha, mô hình 100% phụ nữ vay vốn không có người nợ quá hạn; 100% hội viên phụ nữ áp dụng giống mới, chăn nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng cỏ voi, chăn nuôi bò, trồng Lạc, sản xuất ngô hàng hóa, trồng lúa lai, trồng mía, trồng rau an toàn..

Hàng năm, Hội Phụ nữ các cấp chủ động phối hợp với các ngành công nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ…cho 48.215 hội viên phụ nữ. Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay ủy thác hộ nghèo và đối tượng chính sách khác;

phối hợp tổ chức 139 lớp tập huấn về quản lý vốn vay cho cán bộ Hội phụ nữ cấp xã và tổ trưởng tổ tiết kiệm, vay vốn. Do công tác kiểm tra, giám sát và khâu thẩm định trước và sau giải ngân quan tâm đúng mức nên Hội đã quản lý tốt các nguồn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, từ các tổ chức quốc tế, quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với tổng số tiền 380.818 triệu đồng; cho 25.143 hộ vay; tỷ lệ hoàn trả vốn hàng năm luôn đạt trên 99%.

Quan tâm tổ chức các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật, Trường Hướng nghiệp dạy nghề Cao Bằng, Trung tâm khuyến nông tổ chức 16 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nữ nông thôn về may mặc, trồng trọt, chăn nuôi thú y cho 464 hội viên phụ nữ các xã của huyện Phục Hòa, Hòa An, Quảng Uyên, Trà Lĩnh, Thị xã; 3 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất hương, miến dong, hướng dẫn cho 150 hội viên làng nghề truyền thống tại xã Thành Công (huyện Nguyên Bình) và xã Trường Hà (huyện Hà Quảng). Đồng thời, tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế dạy nghề may cho hội viên nhiễm HIV, hội viên tàn tật và nghề ủ men rượu nuôi lợn cho 20 hội viên phụ nữ nghèo ở xã Triệu Ẩu (huyện Phục Hòa).

Thực hiện Quyết định 938/QĐ - UBND ngày 1/6/2007 của UBND tỉnh về việc phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách và giúp đỡ các xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, Hội đã triển khai giúp xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh với các hoạt động thiết thực như: Phối hợp với Công ty giống cây trồng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học lỹ thuật cho 90 lao động nữ nông thôn; hỗ trợ 14 triệu xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 35 hộ gia đình; hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo, truyền thông xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản với 1.285 lượt chị em tham gia…

Theo điều tra, rà soát của các cấp Hội Cực chiến binh tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2006 - 2010 trong toàn hội là 17,1%. Từ sự chỉ đạo của Hội Cựu chiến binh tỉnh, các cấp hội Cựu chiến binh đã chủ động phối hợp với Ban xóa đói giảm nghèo ở địa phương xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu giảm 2 - 3% hộ nghèo/năm (giai đoạn 2006 - 2010) và hằng năm đều kiểm điểm đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu và đưa ra phương hướng cho năm sau; vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện các chế độ chính sách, các chương trình dự án về kinh tế - xã hội. Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được 45 lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với hơn 1.250 lượt Cựu chiến binh tham gia; tuyên truyền, vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thí điểm các dự án cánh đồng 30 - 40 triệu đồng/ha, trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và thành hàng hóa như: cây thuốc lá ở Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Trùng Khánh; cây hồi ở Thạch An; cây trúc sào ở Nguyên Bình, Bảo Lạc; cây dẻ ở Trùng Khánh; cây mía nguyên liệu ở Phục Hòa, Quảng Uyên, mía xuất khẩu ở Hạ Lang; mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, gia trại...

Cùng với các phong trào trên, hội viên Cựu chiến binh đã giúp nhau mượn đất canh tác, giống cây trồng, vật nuôi; giúp nhau ngày công lao động; trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Các cấp Hội đứng ra bảo lãnh tín chấp vay vốn ủy thác 112 tỷ 299 triệu đồng cho 7.957 hộ vay và 2 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm và huy động các nguồn vốn khác được 57 triệu đồng cho hàng ngàn hội viên và con cháu Cựu chiến binh vay phát triển sản xuất. Hội viên Cựu chiến binh tích cực tham gia chương trình dự án 327, PAM, 5 triệu ha rừng, đã có 5.817 hội viên nhận 13.933 ha đất rừng, trồng mới được hơn 5 nghìn ha rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng có

hiệu quả. Từ các phong trào, nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề hình thành và phát triển. Đến nay đã thành lập được 14 hợp tác Cựu chiến binh, 9 tổ hợp tác và 12 mô hình chăn nuôi trang trại, tạo nhiều việc làm cho hội viên và con em Cựu chiến binh. Qua các phong trào, đã có 13 Cựu chiến binh trở thành giám đốc các công ty, doanh nghiệp; có nhiều tập thể, cá nhân điển hình là tấm gương sáng để cán bộ, hội viên học tập; có 30% số hộ có mô hình kinh tế VAC, hơn 40% số hộ có mô hình kinh tế VACR, tiêu biểu như ông Dương Văn Dinh ở huyện Bảo Lâm, Lưu Thế Bảo ở huyện Hòa An...

Qua 5 năm thực hiện phong trào phát triển kinh tế gia đình - xóa đói giảm nghèo, đã giảm được 10% hộ Cựu chiến binh nghèo, xóa được 507 nhà dột nát; số hộ Cựu chiến binh khá; giàu ngày một tăng lên, mức thu nhập từ 100 triệu đồng/năm có 30 hộ, từ 50 đến gần 100 triệu đồng/năm có hơn 500 hộ; từ 30 triệu đồng/năm có 1.420 hộ; đạt sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh 87 hộ, cấp huyện 291 hộ, cấp xã 971 hộ.

Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng

Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng hiện có 75.724 hội viên, chiếm khoảng 92,96% số hộ nông dân có lao động chính tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội. Toàn tỉnh hiện có 2.435 chi hội và 194 cơ sở hội, đưa tỷ lệ làng, bản có tổ chức hội đạt gần 100%.

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; đồng thời, hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, Hội Nông dân Cao Bằng đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

Trong 5 năm (2006 - 2010), Hội đã tổ chức hơn 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, với hơn 14.000 lượt người tham gia; chỉ đạo các cấp hội mỗi năm xây dựng 100 mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình; vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân với số vốn là 4,447 tỷ đồng, đã giải quyết cho hơn 7.000 lượt hộ vay; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp tổ chức thành lập 1.584 tổ vay vốn, cho gần 6000 lượt hộ vay với số vốn là 45 tỷ đồng; thực hiện cho vay phân bón trả chậm để tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Đặc biệt, Hội phối hợp với Bộ đội biên phòng hướng dẫn giúp nông dân về cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, cử cán bộ tăng cường đến tận cơ sở, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quyên góp hàng trăm tấn gạo, hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ các hộ bị thiếu đói, các hộ khó khăn. đến nay, đã có 19 vạn hộ nông dân đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ có mô hình kinh tế Vườn - ao - chuồng - ruộng cho thu nhập 50 - 100 triệu đồng/năm. Trong đó, có rất nhiều hộ nông dân người dân tộc thiểu số được Hội giúp đỡ đã phấn đấu tạo dựng cho gia đình có cuộc sống khá giả và vươn lên làm giàu từ chính những điều kiện sẵn có như đất đai, ao hồ, nghề truyền thống... Điển hình như các hộ ông Nông Thanh Đình (xã Chu Trinh - Hoà An); hộ ông Đàm Văn Thiều (xã Đào Ngạn - Hà Quảng); ông Hồng Văn Dinh (xã Phi Hải - Quảng Uyên); bà Hoàng Thị Tuyết (xã Chu Trinh - Hoà An)...

Ngoài ra, Hội còn phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cụ thể như: xây dựng gia đình “nông dân văn hoá”, “làng văn hoá”. Đến nay, đã có trên 37.000 hộ hội viên đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, các chi Hội đăng ký thực hiện xây dựng 45 làng văn hoá năm 2007. Nhờ kinh tế ổn định và phát triển, nhiều công trình kiên cố hoá kênh mương, trường học, đường sá... trong tỉnh được thi công, trong đó có sự đóng góp công sức, tiền của của các hội viên nông dân. Tính đến nay, đã

có hơn 60% hộ dân nông thôn có nước sinh hoạt để dùng, 75% được dùng điện, 100% xã có trường tiểu học, trạm y tế và đường ô tô đến trung tâm xã, cơ bản xoá các phòng học tranh tre nứa lá...

Với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong hội viên, nông dân, Hội đã giúp đỡ được hàng trăm hộ hội viên nghèo vươn lên làm kinh tế, cụ thể giúp trên 2000 công lao động, giúp vốn, giống sản xuất trị giá trên 30 triệu đồng. Thực hiện phương châm “nông dân giàu giúp đỡ nông dân nghèo để vươn lên khá, giàu”, đến nay đã có

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở tỉnh cao bằng tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 101)