3.1.1.1. Thông tin về nông hộ điều tra
Sau khi kiểm định thông tin về lao động chính của hộ nông dân có tham gia mô hình CNDRĐ và hộ nông dân không tham gia chương trình CDNRĐ bằng tính tỉ lệ
trung bình kết quảđạt được như sau (Bảng 1).
Bảng 1: Thông tin chung về lao động chính của nông hộ diều tra ở
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp năm 2013 Chỉ tiêu Số mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi trung bình 31 27 59 39.22 Kinh nghiệm là ruộng (năm) 31 3 32 16
Trung bình diện tích canh tác (ha) 31 1 12 3.6
Tuổi cao nhất là 59, thấp nhất là 27 và trung bình là 39.22. Kinh nghiệm làm ruộng lâu nhất là 32 năm, ít nhất là 3 năm và kinh nghiệm trung bình là 16 năm. Diện tích canh tác nhiều nhất là 12 ha, ít nhất là 1.0 ha trung bình là 3.6 ha. Trình độ văn hóa thì 43% nông dân học hết cấp 2, cấp 1 là 44%, cấp 3 là 13% .
Tuy nhiên qua các kết quả phỏng vấn được trình bày ở hình 2 cho thấy trình độ
học vấn giữa hai nhóm nông dân này có sự chênh lệnh về cấp học vấn. Nông dân trong mô hình CNDRĐ thì phần lớn có trình độ cấp 2 (50%) còn nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ thì đa phần có trình độ cấp 1 (60%). Sỡ dĩ có sự khác nhau là do, trong 31 mẫu điều tra của đề tài nghiêm cứu này thì có 16 nông dân trong mô hình CNDRĐ và 15 nông dân không tham gia CNDRĐ. Mà một trong những tiêu chí để
chọn nông dân tham gia chương trình CNDRĐ của Công ty cổ phần BVTV An Giang thì phải chọn nông dân có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốt điều này đồng nghĩa là các nông dân này phải có trình độ học vấn tương đối cao. Còn đối với những nông dân bên ngoài của nghiên cứu này được chọn ngẫu nhiên, chỉ chọn hộ có nguồn thu nhập chính từ trồng lúa, không có sự chọn lọc về trình độ học vấn (Hình 2).
Hình 2: Trình độ học vấn giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân chưa tham gia chương trình
3.1.1.2. Thuận lợi của việc trồng lúa ở Tân Hồng, Đồng Tháp:
Hiện nay cây lúa là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Diện tích lúa cả năm ước tính 487.623 ha, sản lượng lúa cả năm ước tính 3.063 ngàn tấn.
Ngoài ra, việc các công ty đầu tư về giống, phân, thuốc cho nông dân không tính lãi hoặc lãi xuất thấp để thu mua lúa của nông dân cũng làm cho nông dân yên tâm hơn trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, về phía bên Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong quá trình canh tác lúa cả vụ.
3.1.1.3. Khó khăn của việc trồng lúa ở Tân Hồng, Đồng Tháp:
Nước ta là một nước nông nghiệp, trình độ phát triển còn thấp, gần 80% dân số ở nông thôn, gần 70% lao động nông nghiệp với trình độ sản xuất thấp kém. Nông nghiệp vẫn là nghề tạo ra thu nhập chính cho người nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng lúa, người nông dân có kinh nghiệm canh tác rất phong phú vì đây là nghề truyền thống lâu đời.
Hiện nay nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn còn canh tác theo kinh nghiệm, thói quen có từ lâu đời như gieo sạ với lượng giống khá lớn, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu thật sự chưa cần. Nên phải làm cho người nông dân nhận thấy được cần phải thay đổi kỹ thuật canh tác của họ, muốn được vậy thì phải tác động trực tiếp đến người nông dân. Bên cạnh chỉ cho người nông dân biết kỹ
thuật thì cần kết hợp hướng dẫn cho họ áp dụng như thế nào đểđạt được hiểu quả. Bên cạnh đó, hiện nay là người trồng lúa nói chung đang đối mặt với nhiều rủi ro trong sản xuất như thiên tai, dịch hại, giá cả thị trường bấp bênh, họ thường xuyên
31.25% 50% 18.75% 60% 33.33% 6.67% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trong chương trình CNDRĐ Ngoài chương trình CNDRĐ
gặp cảnh “được mùa mất giá”. Nguyên nhân của giá sản phẩm không cao ngoài những biến động về giá cả của thị trường thì còn do chủng loại giống lúa và chất lượng của sản phẩm mà họ làm ra.
Hiện tại theo nhận định của nông dân thì giá vật tư và phân bón tăng, trên thị
trường có nhiều hàng giả kém chất lượng, dịch bệnh trên lúa xuất hiện nhiều nhất là rầy nâu, bên cạnh đó giá lúa ở vụ hè thu giảm.
Bảng 2: Những khó khăn trong canh tác lúa của người nông dân ở
huyện Tân Hồng, Đồng Tháp
Loại khó khăn Số mẫu Tỷ lệ %
Thời tiết thất thường 31 44,7
Sâu bệnh ngày càng nhiều 31 55,3
Giá phân thuốc ngày càng tăng 31 81,6
Thiếu thông tin khoa học kỹ thuật 31 7,9
Giá lúa không ổn định 31 57,9
Thiếu nhân công làm thuê 31 21,1
Thiếu máy móc phục vụ canh tác 31 21,1
Bệnh đạo ôn nhiều 31 31,6
Thiếu giống lúa tốt phục vụ sản xuất 31 15,8 Qua kết quả từ bảng 2 thì thấy rằng, người trồng lúa nhận định là hiện nay giá các sản phẩm phân thuốc ngày càng tăng đã gây khó khăn lớn nhất cho quá trình canh tác của họ (81.6%). Bên cạnh đó khó khăn về yếu tố thời tiết do biến thất thường (44.7%) đã tạo điều kiện cho sâu bệnh trên cây lúa phát triển ngày càng nhiều hơn nhất là bệnh đạo ôn (31.6%). Ngoài ra giá lúa thương phẩm không ổn định (57.9%) đã ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng tái sản xuất của nông dân. Trong canh tác người nông dân còn gặp khó khăn khác như: về thiếu nhân công thuê (21,1%), thiếu máy móc phục vụ canh tác (21.1%), thiếu nguồn giống tốt (15.8%) và 7.9% hạn chế về khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Ngoài các yếu tố khó khăn trên thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong canh tác lúa cũng gặp nhiều khó khăn và mức độ áp dụng kỹ thuật mới trên canh tác lúa không đồng đều giữa các vùng với nhau. Người nông dân với bản chất phải chính “mắt thấy, tai nghe và sờ đụng” thì mới tin. Cho nên đối với nông dân thì cần ở cán bộ kỹ thuật phải cầm tay chỉ việc cho họ, người nông dân chỉ áp dụng làm theo mô hình kỹ thuật mới khi chính họđã chứng thực được hiệu quả nó.
thuốc BVTV gây lãng phí dẫn đến tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây bùng phát dịch bệnh và đe dọa đến sức khỏe con người.
3.1.1.4. Hiện trạng áp dụng KHKT trong canh tác lúa ở huyện Tân Hồng, Đồng Tháp:
Bảng 3: Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật của nông dân (%)
Kỹ thuật canh tác Có tham gia CNDRĐ
Không tham gia CNDRĐ
Hoàn toàn trồng theo
kinh nghiệm bản thân 12.5 53.3
3 giảm 3 tăng 56.2 46.6
1 phải 5 giảm 68.8 26.6
Canh tác theo chương
trình CNDRĐ 87.5 33.3
Qua kết quả từ bảng 3 cho thấy rằng hiện nay những nông dân chưa tham gia chương trình CNDRĐ phần lớn canh tác dựa trên trên kinh nghiệm truyền thống đây là
điểm khác biệt rõ so với nông dân tham gia chương trình CNDRĐ. Ngoài ra trong canh tác lúa hiện nay, nông dân áp dụng kết hợp nhiều biện pháp kỹ thuật lại với nhau. Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng thì 56.2% nông dân trong chương trình CNDRĐ và 46.6% đối với nông dân không tham gia áp dụng; Kỹ thuật 1 phải 5 giảm có 68.8% nông dân trong điểm CNDRĐ và 26.6% nông dân chưa tham gia CNDRĐ áp dụng. Đặc biệt kỹ
thuật canh tác theo quy trình của chương trình CNDRĐ có 33.3% nông dân chưa tham gia chương trình CNDRĐ áp dụng theo. Điều này nói lên hiệu quả và sự tác động của chương trình CNDRĐđến nông dân chưa tham gia chương trình.
Đối người nông dân canh tác theo chương trình CNDRĐ thì mức độ áp dụng kỹ
thuật tiên tiên trong canh tác lúa cao hơn nông dân không tham gia chương trình. Nông dân chưa tham gia chương trình CNDRĐđa phần chỉ trồng lúa theo kinh nghiệm bản thân 53.3%, đối với nông dân tham gia chương trình CNDRĐ thì chỉ có 12.5% áp dụng theo kinh nghiệm.
3.1.1.5. Nguồn thông tin biết đến chương trình CNDRĐ của nông dân hiện nay ở Tân Hồng
Bảng 4: Nguồn thông tin biết đến chương trình CNDRĐ của nông dân ở Tân Hồng, Đồng Tháp (%) Sự chọn lựa Số mẫu Ti vi Báo chí FF tư vấn Bạn bè, người thân Hội thảo Có 31 32.2 0 38.7 48.4 35.5 Không 31 67.8 100 61.3 51.6 64.5
Kết quả tổng hợp từ 31 phiếu phỏng vấn nông hộ từ bảng 4 cho thấy, nguồn thông tin biết đến chương trình CNDRĐ của nông dân nhiều nhất là từ bạn bè, người thân (48,4%), cán bộ FF đến tư vấn là 38.7%, hội thảo là 35.5%, từ tivi là 32.2%. Điều này nhằm khẳng định là hệ thống kênh truyền thông giữa nông dân với nông dân ở
huyện Tân Hồng, Đồng Tháp rất mạnh và hiện nay người nông dân rất hạn chế trong tiếp cận các thông tin từ báo hay các tạp chí khoa học.
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình CNDRĐ
3.1.2.1 So sánh năng suất lúa đạt được của nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và của nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ ở vụ Đông xuân CNDRĐ và của nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ ở vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu năm 2013
Bảng 5: So sánh năng suất lúa trung bình giũa nông dân tham gia CNRĐ và nông dân không tham gia ở vụĐông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013
Hiện trang canh tác Số mẫu Đông xuân (tấn.ha-1) Hè thu (tấn.ha-1) Có tham gia CNDRĐ 16 6,725 5,465
Không tham gia CNDRĐ 15 6,515 5,318
Kết quả từ bảng 5 cho thấy trong vụ Đông xuân năm 2012-2013 và Hè thu 2013 năng suất trung bình của nông dân tham gia chương trình CNDRĐ đạt 6,725 tấn.ha-1 và 5,465 tấn.ha-1 , đối với năng suất của nông dân không tham gia CNDRĐ đạt 6,515 tấn.ha-1 và 5,318 tấn.ha-1 có nghĩa là khi tham gia chương trình CNDRĐ thì năng suất cao hơn so với không tham gia.
Thực tế chúng ta thấy rằng trong canh tác lúa thì vụ Đông xuân là vụ lúa chính của nông dân, do điều kiện canh tác thuận lợi, nhẹ chi phí và năng suất cao đồng nghĩa là tăng được lợi nhuận. Còn ở vụ hè thu thì điều kiện canh tác ít thuận lợi và chi phí sản xuất cao hơn so với vụ Hè thu (Bảng 6) do đó việc tính toán so sánh giữa năng suất và lợi nhuận cần phải được xem xét thật kỹ. Khi đó năng suất tăng thì không có nghĩa
CNDRĐ so với canh tác tự do bên ngoài thì có khi từ bằng đến hơn và ít hơn. Tuy nhiên thì, cho dù nếu năng suất của lúa làm theo chương trình CNDRĐ đạt thấp hơn với bên ngoài chương trình thì lợi nhuận vẫn cao hơn.
3.1.2.2 So sánh trung bình tổng chi phí giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân không tham gia trong vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013 và nông dân không tham gia trong vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013
Bảng 6: So sánh trung bình tổng chi phí giữa nông dân tham gia CNDRĐ và nông dân không tham gia trong vụĐông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013
Hiện trang canh tác Số mẫu Đông xuân (1000đ.ha-1)
Hè thu (1000đ.ha-1)
Có tham gia CNDRĐ 16 18,378 19,092
Không tham gia CNDRĐ 15 21,137 21,272
Hình 3: Chi phí sản xuất của nông dân vụĐông xuân 2012-2013 và hè thu 2013
Từ bảng 6 và hình 3 thể hiện chi phí đầu vào của vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu 2013, qua đó chứng tỏ rằng nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ có xu hướng tốn nhiều chi phí sản xuất hơn nông có tham gia chương trình. Trong vụ Đông xuân 2012-2013 thì giá thành sản xuất lúa của nông dân trong chương trình CNDRĐ là 2,654 đồng/kg, giá thành của nông dân canh tác bên ngoài là 3,111
đồng/kg. Ở vụ Hè thu 2013, giá thành sản xuất lúa đối với nông dân trong chương trình CNDRĐ là 3,493đồng/kg còn đối với nông dân canh tác ngoài chương trình là 4000 đồng/kg. 18,378 19,092 21,137 21,272 16,500 17,000 17,500 18,000 18,500 19,000 19,500 20,000 20,500 21,000 21,500 ĐX 2012-2013 HT 2013
Có tham gia chương trình CNDRD
Không tham gia chương
Thông qua giá thành sản xuất, chúng ta thấy rằng chi sản xuất của nông dân trong chương trình luôn thấp hơn so với nông dân không tham gia. Sự chênh lệch về
chi phí sản xuất chênh lệch khác biệt nhất là ở vụĐông xuân 2012-2013. Ở vụ Hè thu 2013 thì giá thành sản xuất giữa hai nhóm nông dân mặc dù có sự chênh lệch nhưng không kể so với ở vụĐông xuân.
Ngoài ra, trong năm 2013 người nông dân trồng lúa nói chung và nông dân ở
Tân Hồng nói riêng đang đối mặc với những khó khắn về giá cả thị trường của lúa thương phẩm (Bảng 7).
Bảng 7: So sánh giá lúa bán giữa nông dân tham gia CNDRĐ và nông dân không tham gia năm 2013
Hiện trang canh tác Số mẫu Đông xuân (1000đ.kg-1) Hè thu (1000đ.kg-1) Có tham gia CNDRĐ 16 5,950 5,091
Không tham gia CNDRĐ 15 5,370 4,830
Hiện nay rất ít nông dân dự trữ lúa lại để chờ giá mà đa phần họ phải bán để chi trả các khoảng chi phí và chấp nhận những rủi ro về giá cả thị trường. Ở thời điểm vụ
Hè thu 2013 đa số nông dân bán với giá thấp, trung bình từ4,830đồng/kg đến 5,091
đồng/kg còn ở vụ Đông xuân thì khoảng từ 5,370 đồng/kg đến 5,950 đồng/kg. Khả
năng rủi ro về giá giữa nông dân có tham gia tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân bên ngoài là như nhau. Tuy nhiên, những nông dân nồng cốt hoặc những nông dân thu hoạch sau của chương trình CNDRĐ canh tác trong vùng nguyên liệu của Công ty thì được thu mua lúa ở cuối vụ nên giá cả được ổn định và lợi nhuận hơn so với các nông dân khác.
Ngoài ra qua kết quả từ bảng bảng 7 cho thấy, giá lúa bán ra thị trường của nông dân có tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân không tham gia CNDRĐ cũng có sự khác biệt. Sự khác biệt này chủ yếu là do nông dân áp dụng sản xuất giống xác nhận và trồng theo quy trình sản xuất của chương trình CNDRĐ nên thương lái mua với giá cao hơn so với những nông dân không tham gia chương trình.
3.1.2.3 So sánh về lợi nhuận giữa nông dân tham gia chương trình CNDRĐ và nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ ở vụ Đông xuân 2012- CNDRĐ và nông dân không tham gia chương trình CNDRĐ ở vụ Đông xuân 2012- 2013 và Hè thu 2013
Bảng 8: Lợi nhuận trung bình ở vụ Đông xuân 2012-2013 và Hè thu năm 2013 giữa nông dân tham gia CNDRĐ và nông dân không tham gia
Hiện trang canh tác Số mẫu Đông xuân (Triệu đồng/ha)
Hè thu (Triệu đồng/ha)
Có tham gia CNDRĐ 16 21.635 8.730
Không tham gia CNDRĐ 15 13.848 4.413
Qua bảng 8 cho thấy trong vụ Đông xuân lợi nhuận của nông dân tham gia mô hình là 21,635,000 đồng/ha, lợi nhuận của nông dân không tham gia chương trình là 13,848,000 đồng/ha, tỷ lệ chênh lệch là 7,805,000 đồng/ha. Ở vụ Hè thu lợi nhuận của nông dân tham gia CNDRĐ là 8,730,000 đồng/ha, lợi nhuận của nông dân canh tác ngoài chương trình là 4,413,000 đồng/ha, tỷ lệ chênh lệch là 4,317,000 đồng/ha. Ta thấy rằng, đối với nông dân canh tác theo chương trình CNDRĐ thì mặc dù năng suất có thể không hơn so với nông dân bên canh tác bên ngoài nhưng giá thành sản xuất thì luôn thấp hơn nên lợi nhuận luôn cao hơn.
Tuy nhiên, ở bảng 9 ta thấy rằng trong từng vụ, thì sự chênh lệch về lợi nhuận