TK 33412: Quỹ thưởng tập trung thuộc quỹ lương

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp xây dựng Thành Công (Trang 26)

- TK 33413: Phải trả tiền ăn ca

- TK 33414: Phải trả khác ngoài quỹ lương+ TK 3342: Phải trả người lao động khác + TK 3342: Phải trả người lao động khác

- TK 338: Phải trả phải nộp khác+ TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế

* Quy trình luân chuyển chứng từ

Bước 1: Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận và do trưởng bộ phận theo dõi căn cứ vào tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng thành viên theo ngày. Bảng chấm công được chấm công khai và có sự giám sát của cán bộ Phòng hành chính nhân sự. Cuối tuần trưởng bộ phận kiểm tra và xác nhận vào bảng chấm công, tiếp đó chuyển Giám đốc kí duyệt.

Bước 2: Hàng tháng dựa trên các Bảng chấm công lập Bảng thanh toán tiền lương để theo dõi từng bộ phận, Phòng Hành chính nhân sự lập Bảng thanh toán lương chuyển cho Giám đốc điều hành và Kế toán trưởng ký duyệt trước khi chuyển qua Phòng Tài chính – Kế toán làm căn cứ phát lương và ghi sổ. Bảng này được lưu tại Phòng Tài chính – Kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc nếu người nhận hộ thì phải ký thay và ghi rõ họ tên người nhận hộ.

Bảng thanh toán tiền lương phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng và kế toán thanh toán. Bảng thanh toán tiền lương được lập theo mẫu của đơn vị trên cơ sở tuân thủ những nội dung cơ bản của một Bảng thanh toán tiền lương thông thường.

Bước 3: Từ bảng thanh toán tiền lương từng phòng ban kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương theo từng bộ phận sử dụng.

Bước 4: Kế toán dựa vào số liệu ở Bảng tổng hợp lương toàn Công ty kết hợp với chế độ trích các khoản trích theo lương hiện hành, kế toán tính và phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội .

Bước 5: Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tổng hợp cho vào sổ kế toán chi phí ,căn cứ vào đó để phân bổ chi phí sang các tài khoản khác có liên quan để phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh. Cuối tháng

căn cứ vào đó kế toán kết chuyển chi phí để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh.

2.3.1.3-Hạch toán chi tiết:

Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tiền lương và trích theo lương

Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng, cuối kỳ

Căn cứ vào các chứng từ về tiền lương, kế toán ghi sổ chi tiết TK 334, TK 338. Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 334, TK 338 kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết TK 334, TK 338.

Từ sổ tổng hợp chi tiết TK 334, TK338 kế toán đối chiếu với sổ cái TK 334, TK 338.

2.3.1.4-Hạch toán tổng hợp:

Từ các chứng từ gốc về tiền lương, kế toán tiến hành vào nhật ký chung. Từ sổ Nhật ký chung tiến hành vào sổ cái TK 334, 338. Cuối tháng đối chiếu giữa sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết để làm căn cứ lên báo cáo kế toán.

Chứng từ gốc về tiền lương Sổ chi tiết TK 334, 338 Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338 Sổ cái TK 334, 338

2.3.1.5-Quy trình ghi sổ bằng sơ đồ.

Sơ đồ 2.4 : Quy trình ghi sổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng, cuối kỳ

2.3.2 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu:

Xí nghiệp xây dựng Thành Công là công ty chuyên kinh doanh về xây dựng và lắp ráp cho nên NVL thường là cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép…..

2.3.2.1 Chứng từ sử dụng:

- Xí nghiệp áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC. Ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì các chứng từ bắt buộc sử dụng để kế toán chi tiết NVL bao gồm: Phiếu nhập kho (PNK), phiếu xuất kho (PXK).

Chứng từ gốc về tiền

lương và BHXH Sổ chi tiết TK 334, 338 Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338 Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối số

+) Trình tự lập và luân chuyển chứng từ phiếu nhập kho: Bước 1: Người giao hàng đề nghị nhập vật tư

Bước 2: Ban kiểm nghiệm vật tư tiến hành kiểm nghiệm vật tư : Quy cách, số lượng, chất lượng…

Bước 3: Bộ phận mua hàng lập phiếu nhập kho

Bước 4: Sau đó chuyển cho phụ trách mua hàng ký phiếu nhập kho và chuyển cho thủ kho

Bước 5: Thủ kho tiến hành nhập kho, ghi thẻ kho và chuyển sang cho kế toán vật tư

Bước 6: Kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ

Bước 7: Hoàn thiện PNK, ghi sổ kế toán , bảo quản và lưu trữ PNK được lập làm 3 liên:

Liên 1: Lưu tại cuống

Liên 2: Thủ kho giữ ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán

Liên 3: Người giao vật tư giữ

+) Trình tự lập và luân chuyển chứng từ phiếu xuất kho: Bước 1: Bộ phận có nhu cầu lập giấy đề nghị lấy vật tư

Bước 2: Bộ phận lĩnh vật tư lập phiếu xuất kho và chuyển cho thủ trưởng đơn vị

Bước 3: Thủ trưởng đơn vị ký duyệt phiếu xuất kho

Bước 4: Người nhận vật tư cầm phiếu xuất kho và xuống kho để nhận hàng

dùng PXK để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.

Bước 6: Kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ, hoàn thiện PXK, ghi sổ kế toán , bảo quản và lưu trữ

PXK được lập làm 3 liên:

Liên 1: Lưu tại cuống bộ phận lập phiếu

Liên 2: Thủ kho giữ ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán

Liên 3: Người nhận vật tư giữ

2.3.2.2 Tài khoản sử dụng

TK 152: nguyên vật liệu được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2

2.3.2.3 Hạch toán chi tiết:

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng, cuối kỳ Phiếu nhập Thẻ kho Phiếu xuất Sổ chi tiết TK 152 Bảng tổng hợp NXT Sổ cái TK152

Tại kho: Hàng ngày thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng NVL ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Cơ sở ghi thẻ kho là các chứng từ nhập kho và xuất kho. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu trên từng thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán vật tư, hàng hóa.

Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết NVL ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại NVL cả về số lượng và giá trị. Hàng ngày sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho NVL do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết hàng hóa. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại NVL, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết NVL với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hóa

2.3.2.4-Hạch toán tổng hợp:

Từ các chứng từ gốc về hàng hóa, kế toán vào sổ Nhật Ký Chung. Từ NKC kế toán tiến hành vào sổ cái TK 152. Từ sổ cái vào bảng cân đối phát sinh. Cuối tháng so sánh giữa sổ cái TK 152 và bảng tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn để làm căn cứ lên báo cáo kế toán.

2.3.2.5 : Quy trình ghi sổ bằng sơ đồ:

Sơ đồ 2.6 : Quy trình ghi sổ NVL

Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng, cuối kỳ

2.3.3- Tổ chức hạch toán Vốn bằng tiền

Tại Xí nghiệp xây dựng Thành Công, vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và TGNH. Do thực tế khối lượng thanh quyết toán lớn nên mọi giao dịch thanh toán chủ yếu là qua các tài khoản ở ngân hàng. Tiền mặt chỉ được giữ tại quỹ theo một hạn mức nhất định chủ yếu chi dùng cho những nhu cầu thường xuyên của Xí nghiệp.

Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm theo dõi tiền mặt, TGNH và các nghĩa vụ thanh toán của công ty.

2.3.3.1-Chứng từ sử dụng: Phiếu thu (PT), Phiếu chi (PC) Chứng từ gốc về NVL Sổ, thẻ chi tiết TK 152 Bảng tổng hợp Nhập-Xuất- Tồn. TK 152 Nhật ký chung Sổ cái TK 152 Bảng cân đối số

+) Trình tự lập và luân chuyển Phiếu Thu Bước 1: Người nộp tiền viết giấy đề nghị

Bước 2: Kế toán thanh toán viết phiếu thu

Bước 3: Thủ quỹ thu tiền ký phiếu thu và ghi sổ quỹ. Sau đó chuyển lại cho kế toán thanh toán

Bước 4: Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt. Sau đó đưa vào bảo quản và đưa vào lưu trữ.

PT được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại cuống

Liên 2: Thủ quỹ giữ ghi sổ quỹ sau đó cuối ngày chuyển toàn bộ phiếu thu kèm chứng từ gốc cho kế toán ghi sổ kế toán

Liên 3: Giao cho người nộp tiền

+) Trình tự lập và luân chuyển Phiếu chi Bước 1: Người nhận tiền viết giấy đề nghị

Bước 2: Kế toán thanh toán viết phiếu chi

Bước 3: Kế toán trưởng ký duyệt

Bước 4: Thủ trưởng đơn vị ký duyệt

Bước 5: Thủ quỹ chi tiền, ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán thanh toán

Bước 6: Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán tiền mặt. Sau đó đưa vào bảo quản và đưa vào lưu trữ.

PC được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại cuống

Liên 2: Thủ quỹ giữ ghi sổ quỹ sau đó cuối ngày chuyển toàn bộ phiếu thu kèm chứng từ gốc cho kế toán ghi sổ kế toán

2.3.3.2- Tài khoản sử dụng:

+ TK 111: Tiền mặt

+ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

2.3.3.3-Hạch toán chi tiết:

Tùy theo yêu cầu của từng nghiệp vụ kinh tế mà khi lập các phiếu thu, phiếu chi phải đảm bảo đủ số liên quy định. Cuối ngày, căn cứ vào các chứng từ thu - chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán.

Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán sẽ nhận được các chứng từ liên quan từ phía ngân hàng như Giấy báo nợ, Giấy báo có… Trước khi ghi sổ kế toán, kế toán cần kiểm tra và đối chiếu các chứng từ này với những giấy tờ khác có liên quan để khẳng định tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của chứng từ.

Để theo dõi chi tiết tiền Việt Nam gửi tại ngân hàng, kế toán sử dụng “Sổ tiền gửi ngân hàng” - ðýợc mở chi tiết theo từng ngân hàng gửi tiền và cãn cứ ðể ghi sổ là các Giấy báo Nợ, Giấy báo Có và Sổ phụ của các ngân hàng.

Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 111, TK 112 kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết TK 111, TK 112.

Từ sổ tổng hợp chi tiết TK, kế toán đối chiếu với sổ cái TK 111, 112.

2.3.3.4-Hạch toán tổng hợp:

Căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ nhật ký chung. Từ nhật ký chung kế toán vào sổ cái TK 111, TK 112. Cuối tháng đối chiếu sổ tổng hợp chi tiết TK 111, 112 với sổ cái TK 111, 112. Từ đó làm căn cứ lên bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo kế toán.

2.3.3.5- Quy trình ghi sổ

Sơ đồ 2.7: Sơ đồ ghi sổ vốn bằng tiền

Đối chiếu: Ghi hàng ngày: Ghi cuối kỳ: Chứng từ gốc về tiền mặt, TGNH Sổ chi tiết TK 111, 112 Bảng tổng hợp chi tiết TK 111, 112 Nhật ký chung Sổ cái TK 111,112 Bảng cân đối số

PHẦN 3

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.

Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây dựng Thành Công em được hiểu thêm việc thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, cũng như cách thức hoạt động của công ty.Sau một thời gian thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp em nhận thấy với khối lượng công trình xây lắp lớn, kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng bộ phận kế toán vẫn hoàn thành công việc kịp thời và chính xác.

Được sự hướng dẫn của TS.Phạm Đức Cường và sự giúp đỡ cô chú, các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán của Công ty đã giúp em có thêm cơ hội để tiếp xúc nhiều hơn với nghiệp vụ kế toán và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Qua đó em cũng đã hiểu thêm về việc thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, quy trình hạch toán và đối tượng hạch toán. Với những kiến thức đã học trong trường kết hợp với thực tiễn trong quá trình thực tập là kiến thức em được trang bị vào việc giải quyết các tình huống thực tế, chuẩn bị hành trang cho công việc sau khi tốt nghiệp.

3.2 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. 3.2.1 Những ưu điểm về tổ chức kế toán của công ty. 3.2.1.1 Về việc áp dụng các chế độ, chuẩn mực kế toán

Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng và thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp gồm: Chế độ chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Việc vận dụng được thực hiện theo nguyên tắc linh hoạt, chủ động, không cứng nhắc phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và yêu cầu quản trị của công ty đồng thời không ngừng cập nhật, nghiên cứu và áp dụng những thay đổi trong Chuẩn mực kế

toán mới, không ngừng hoàn thiện công tác kế toán thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường.

3.2.1.2 Về hệ thống chứng từ:

Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán đang được sử dụng tại công ty TNHH tư vấn và xây dựng MHT đúng với những quy định, chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ sử dụng theo mẫu ban hành tại quyết định số48/2006/QĐBTC.

Về cơ bản hệ thống chứng từ kế toán của công ty luôn đảm bảo đầy đủ, chính xác theo nội dung quy định, đã đảm bảo ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

Việc sắp xếp chứng từ có khoa học theo trình tự thời gian, việc bảo quản chứng từ an toàn theo quy định của pháp luật.

Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách khá chặt chẽ theo đúng quy định về luân chuyển chứng từ, khoa hoc, hợp lý, đảm bảo sự kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận. Từ đó, giúp ghi sổ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khá trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác trên sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung phù hợp. Với những chứng từ ghi sai kế toán lập biên bản hủy chứng từ và lưu trữ kèm cả chứng từ ghi sai. Chứng từ cùng loại được đóng thành từng quyển theo từng tháng rất thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu.

3.2.1.3 Về hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được sử dụng theo đúng chế độ quy định của Bộ tài chính. Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy mô kinh doanh, công ty còn đăng ký mở thêm một số tài khoản cấp 1, cấp 2 để quản lý chi tiết hơn từng đối tượng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp xây dựng Thành Công (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w