Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nam 1997 2009 (Trang 90 - 105)

Từ những ưu, khuyết điểm của quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương- đặc biệt là những năm 1997-2009, Đảng bộ tỉnh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1.Phát triển kinh tế công nghiệp ở địa phương phải luôn nắm vững đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của tỉnh. Từ đó đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu chủ yếu, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, tuyên truyền sâu rộng trong đảng và nhân dân… làm thông suốt về chủ trương, thống nhất về ý chí và hành động để hoàn

thành các chỉ tiêu và nhiệm vụ công nghiệp đề ra. Trong khi đặt ra các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển công nghiệp, Đảng bộ địa phương phải gắn chặt mục tiêu phát triển công nghiệp với phát triển tỉnh, khẳng định vai trò nền tảng, trung tâm của ngành trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở tỉnh. Từ đó, phải kịp thời, nhạy bén đề ra quyết sách nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn môt cách hợp lí và hiệu quả. Mặt khác, cũng phải làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền sâu rộng, tăng cường nhận thức về ngành trong cán bộ đảng viên, làm cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân thông suốt về các chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, tạo ra sự thống nhất cao độ trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu- nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm (nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của lãnh đạo phát triển công nghiệp tỉnh trong thời gian tới là: đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, thực hiện hợp lí hóa cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp…).

2.Thực hiện tốt phương châm “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thường xuyên nâng cao sự đoàn kết, nhất trí trong đảng, sự đồng thuận trong xã hội… tạo môi trường phát triển lành mạnh cho công nghiệp địa phương. Lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp cần phải tiến hành song song với việc tạo ra cho ngành môi trường phát triển lành mạnh bằng cách: giữ ổn định chính trị trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, nhân dân làm chủ”. Xây dựng được sự đoàn kết, gắn bó trong Đảng và nội bộ nhân dân… từ đó, mới có thể khai thác tốt tiềm năng cho phát triển công nghiệp. Không đảm bảo được khía cạnh này thì không thể xây dựng được một nền công nghiệp địa phương phát triển bền vững và có hiệu quả cao.

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn kỹ thuật để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ được phân công và đặc biệt là nắm bắt được yêu cầu phát triển công nghiệp. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của các cơ sở đảng ở các nhà máy, xí nghiệp, các vùng có khu công nghiệp… Bên cạnh đó phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, phát triển đồng bộ

các yếu tố vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho công nghiệp để đảm bảo cho ngành có được những nguồn lực thuận lợi nhất để phát triển.

3.Trong lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, Đảng bộ tỉnh cần phát huy tinh thần tự, tự cường. Bên cạnh việc đưa ra các biện pháp nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương cần phải phát huy tinh thần tự lực tự cường của Đảng bộ tỉnh nói chung và các cơ sở đảng ở các xí nghiệp công nghiệp nói riêng, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, tích cực khai thác và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động… cho công nghiệp của tỉnh, đồng thời vẫn phải tranh thủ các nguồn lực bên ngoài như sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước về vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp… Chủ động lập các dự án, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Trung ương vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp địa phương, phát triển ngành kinh tế chủ đạo của Phú Thọ- kinh tế công nghiệp.

4.Khi đề ra các chủ trương và lãnh đạo phát triển công nghiệp cần căn cứ vào điều kiện, tiềm năng phát triển ngành của tỉnh. Đồng thời, phải theo dõi sát sao những biến động của kinh tế công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, những biến động về nhiên liệu, giá cả vật tư có tác động tới ngành… để nhanh chóng, kịp thời đưa ra các chính sách, biện pháp phát triển phù hợp khi tình hình có những thay đổi. Đây là bài học vô cùng quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh trong quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế của mình. Trong những năm vừa qua, những hạn chế khi lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương chủ yếu là do sự chủ quan và thiếu hiểu biết, không cập nhật tình hình của các cán bộ đảng. Vì vậy, hơn ai hết, Đảng bộ Phú Thọ hiểu rõ nhất ý nghĩa của bài học này.

Đây là những bài học vô cùng quan trọng và thiết thực. Trong thời gian hiện nay và sắp tới, Đảng bộ tỉnh vẫn tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp địa phương của mình. Để đảm bảo tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách ấy, Đảng bộ tỉnh phải nắm vững những bài học trên. Tình hình trong nước và thế giới đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp do biến động của thị trường. Mặt khác, mức độ cạnh tranh và hội nhập của bản thân các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.

Giá của các loại nguyên-nhiên-vật liệu cho ngành đã và đang có biến động lớn… Khi đó, những bài học kinh nghiệm trên đây sẽ càng phát huy giá trị của nó.

Trên cơ sở tổng kết lại thành tựu đã đạt được, nắm vững những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp hơn 10 năm qua, dồng thời phân tích hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó, vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã xác định nhiệm vụ, phương hướng phát triển kinh tế công nghiệp trong thời gian tới. Bước vào thời kỳ mới, một trong những vấn đề được tỉnh quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế công nghiệp của mình chính là vấn đề đẩy nhanh và đẩy mạnh nghiên cứu, chú trọng ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp, tạo quyền tự chủ toàn diện, tháo gỡ những khó khăn về mặt tài chính.

Để cụ thể hóa phương hướng phát triển công nghiệp địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tiếp theo đối với sản xuất công nghiệp:

Một là, tập trung vào việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch “tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh, có thương hiệu. Đẩy mạnh và tiếp tục phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế và truyền thống như: sợi, dệt, may, giày xuất khẩu, hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng… Nâng cao tính hiệu quả cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Tích cực thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp có công nghệ cao, công nghệ sạch và có khả năng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách”.

Thứ hai, Đảng bộ Phú Thọ đã xác định được bước đi đầu tiên trong những năm phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp tỉnh là bước đầu hướng vào mục tiêu chính là phục vụ dịch vụ -du lịch và hướng ra xuất khẩu- giai đoạn phát triển cao của công nghiệp…Về cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế công nghiệp, Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: “tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc thực hiện đề án xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp –làng nghề của tỉnh. Duy trì và phát triển các ngành nghề, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu phục vụ du lịch và lễ hội” [6, tr.20].

Thứ ba, Đảng bộ tỉnh chủ trương chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, Trung ương trong việc quảng bá, thu hút, mời gọi đầu tư

và tận dụng các chương trình, dự án phát triển của tổ chức, cơ quan trong nước và quốc tế trên lĩnh vực công nghiệp. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các nội dung có liên quan trong việc mời gọi, thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến và góp phần xây dựng nền công nghiệp tỉnh.

Thứ tư: tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ, tổ chức và quản lý nhằm nâng cao năng lực, trình độ sản xuất công nghiệp đạt trình độ chung của cả nước và khu vực. Tạo ra những chuyển biến về chất trong cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đưa các sản phẩm chủ lực của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức cạnh trạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Thứ năm, tăng cường khả năng tiếp thị, không ngừng mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm mới để phát huy lợi thế so sánh của tỉnh về giày da, dệt, may, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu… Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tiếp tục tham gia phát triển sản xuất với nhiều quy mô, trình độ, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả kinh doanh cao, ổn định. Ưu tiên khu vực nông thôn, ven đô thị và các khu công nghiệp để giải phóng hoàn toàn lực lượng lao động trong các khu vực phi công nghiệp, phi dịch vụ; chú trọng các ngành khai thác, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, các ngành nghề truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ tổng hợp nhằm tăng tỉ trọng lao động phi nông nghiệp ở nông thôn… phù hợp với định hướng chung.

Thứ sáu, phát triển công nghiệp gắn với cải thiện môi trường, nghiên cứu và đào tạo ứng dụng khoa học vào ngành để tạo thế phát triển liên tục, vững chắc, đưa nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất để khắc phục nguy cơ tụt hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường. Thực hiện tiếp tục tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động khoa học và công nghệ, bám sát các mục tiêu công nghiệp để chủ động xây dựng các chương trình, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh trong ngành…

Thứ bảy, xây dựng chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tiến hành chỉ đạo các cấp đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề

cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp trong thời kì mới, nhất là các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Đồng thời, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp có năng lực, sáng tạo để đưa nền công nghiệp tỉnh đi lên nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ tám, xây dựng và tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp về số lượng nhưng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xây dựng hệ thống hạ tầng, thực thi các giải pháp đủ mạnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài (FDI, BOT)… Đồng thời yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư, chiến lược thị trường cho từng loại sản phẩm chủ yếu, coi trọng thị trường trong nước, tranh thủ thời cơ mở rộng thị trường ra tầm khu vực và thế giới- nhất là các thị trường ASEAN, Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản…

Trong thời gian trước mắt, công nghiệp địa phương cần nhanh chóng phát triển sản xuất và đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm có khối lượng lớn mà tỉnh có lợi thế như sản xuất giấy, hóa chất, vật liệu xây dựng, hàng dệt may… Xây dựng kế hoạch cụ thể, đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị từng ngành, từng doanh nghiệp, chủ động cùng với cả nước hội nhập vào WTO trên cơ sở tiếp tục sắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, tiến hành cấu trúc lại theo hướng phát triển các ngành có lợi thế sử dụng nguyên liệu trong vùng, tiếp tục xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao…

Với những bài học kinh nghiệm tích lũy được trong hơn một thập kỉ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Phú Thọ, trong năm 2009 đầu năm 2010, Đảng bộ tỉnh đã bắt đầu tích cực triển khai các biện pháp nhằm mở ra phương hướng phát triển mới cho công nghiệp địa phương. Công tác chỉ đạo diễn ra hiệu quả và sát sao, các phương hướng và biện pháp được thực hiện tích cực và đồng bộ thì trong tương lai gần, Phú Thọ sẽ có một nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, hiện đại, xứng đáng với tiềm năng hiện có, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển nhanh chóng của tỉnh và góp sức không nhỏ vào công cuộc đẩy mạnh phát triển đất nước của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau khi tỉnh Phú Thọ được tái lập, với cơ chế chính sách đổi mới chung của cả nước cùng với những chính sánh ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển của tỉnh đã tạo điều kiện thu hút được khá lớn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các tổng công ty lớn và khai thác hiệu quả nguồn nội lực tập trung cho phát triển công nghiệp trên địa bàn. Công nghiệp Phú Thọ đã có những chuyển biến rõ nét: Công nghiệp có mức tăng đột biến về số lượng cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân; nguồn đóng góp cho ngân sách ngày một tăng hơn.

Bức tranh công nghiệp tỉnh đã bao gồm đầy đủ các thành phần kinh tế tham gia. Một số dự án chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của các khu vực đầu tư nước ngoài, công nghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Ngành công nghiệp địa phương đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của tỉnh, tạo bước chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời thúc đẩy một bước trong thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…

Nguyên nhân của những kết quả trên, trước hết là ở sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành kịp thời có hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh… thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV, XVI đề ra. Bên cạnh đó là sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, sự phối kết hợp đồng bộ của các sở ban ngành cùng nỗ lực vượt khó khăn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và lực lượng lao động trong toàn ngành. Cơ chế chính sách của tỉnh ban hành trên cơ sở cụ thể hóa chính

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nam 1997 2009 (Trang 90 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)