Chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nam 1997 2009 (Trang 31 - 36)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc tái lập tỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá và theo Nghị quyết kì họp thứ IX của Quốc hội khóa X, từ ngày 1/1/1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập. Thành phố Việt Trì vẫn tiếp tục giữ vai trò là thủ phủ của tỉnh.

Từ năm 1997, tỉnh có những thuận lợi rất cơ bản để đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) và các nghị quyết của ban Chấp hành Trung ương Đảng lần hai, ba (khóa VIII) tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng; các cơ chế chính sách về kinh tế- xã hội đang dần hoàn thiện. Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã thu được những kết quả nhất định tạo cơ sở cho cho sự phát triển lên một bước mới. Nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển đúng hướng và có bước tăng trưởng khá, dần đi vào ổn định. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh đang từng bước được tăng cường, đầu tư theo hướng hiện đại, đảm bảo ổn định và phát triển nhanh. Phú Thọ có nền công nghiệp phát triển sớm với khu công nghiệp Việt Trì. Các khu công nghiệp tập trung đã tạo được sự gắn kết giữa công nghiệp địa phương với công nghiệp quốc doanh, công nghiệp với nông nghiệp, dịch vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Tình hình xã hội ổn định là tiền đề quan trọng cho kinh tế công nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh vẫn đang tận dụng khá hiệu quả tiềm năng về thiên nhiên, đất đai, lao động; sự ưu đãi của Trung ương… để phát triển công nghiệp địa phương với nhiều quy mô, cơ cấu đa dạng.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã bước vào thời kỳ mới trong xây dựng và phát triển công nghiệp với những thành tựu và kinh nghiệm bước đầu của công cuộc đổi mới. Đó là những thuận lợi cơ bản giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Thọ củng cố niềm tin và vững bước đi lên.

Tuy nhiên, cùng với cả nước, Phú Thọ cũng đứng trước khó khăn gay gắt. Bọn đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội để truyền bá những tư tưởng sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, chia rẽ nội bộ, chống phá chủ nghĩa xã hội. Nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội nhưng một số mặt còn chưa vững chắc, viện trợ quốc tế và thị trường truyền thống không còn, nợ phải trả hàng năm không ngừng tăng lên.

Trong khi đó, cho đến năm 1997, Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, diện tích rộng, người đông, dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí hạn chế. Kinh tế chậm phát triển và chưa đồng đều giữa các vùng. Khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp. Nguồn lực tài chính hạn hẹp và mất cân đối, đầu tư cho phát triển hạn chế và chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Bộ máy tổ chức và nhân sự chưa hoàn chỉnh…

Do xuất phát điểm thấp như vậy, lại đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên tốc độ phát triển, tích lũy nội của tỉnh chậm so với nhiều tỉnh thành trong cả nước. Các cơ sở công nghiệp ở địa phương hầu hết công nghệ lạc hậu, máy móc cũ, quản lý yếu, nhiều cơ sở thua lỗ, hậu quả ô nhiễm môi trường nặng nề. Cơ sở hạ tầng và đô thị chưa phát triển kịp với yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Lợi thế về hấp dẫn đầu tư nước ngoài so với các tỉnh trong khu vực còn thua kém. Phần lớn cán bộ doanh nghiệp và tay nghề của công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế mở… Bốn nguy cơ của đất nước mà Hội nghị giữa nhiệm kì khóa VII của Đảng nêu lên, “đặc biệt nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức đối với Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh”. Điều này được ghi rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV.

Thế nhưng, điều quan trọng nhất là các cán bộ lãnh đạo Đảng của tỉnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình xây dựng, bảo vệ tỉnh và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, trong thời gian này, Đảng bộ Phú Thọ cũng thực hiện sự cứng nhắc và kém linh động trong tư duy lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế, gây ra những khó khăn nhất định đối với ngành công nghiệp địa phương.

Bước sang năm 1997, Đảng bộ và nhân dân địa phương đã cùng nhau quyết tâm xây dựng Phú Thọ thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định; đặc biệt chú ý đến việc đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp địa phương-

coi đây là bước đi đầu tiên, căn bản để đưa tỉnh vững bước tiến nhanh vào thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Từ ngày 11 đến 13/11/1997, tại thành phố Việt Trì đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV. Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ và trách nhiệm cao. Trên cơ sở nhận định những thuận lợi và khó khăn mới nảy sinh, Đại hội đã xây dựng phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và biện pháp cho 3 năm còn lại của thế kỉ XX. Phương hướng chung của Đảng bộ là: “xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Với nhiệm vụ trọng tâm là: “Tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông- lâm nghiệp. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [56, tr.41], tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, có chiều sâu, làm bệ đỡ cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

- Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung sức người sức của vào thực hiện 3 chương trình, mục tiêu về lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm tập trung cho việc thực hiện 3 chương trình, mục tiêu đó.

- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xác định nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.

- Đổi mới cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Như vậy, ngay từ khi bước vào làm nhiệm vụ của thời kì mới, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã xác định công nghiệp và phát triển công nghiệp địa phương có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xác định được vị trí tiên phong của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, Đảng bộ Phú Thọ trong thời gian 1997-2005 đã đưa ra các chính sách, kế hoạch và tìm kiếm nhiều biện pháp để đưa công nghiệp tỉnh đi lên. Nhìn chung, chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh xoay quanh các nội dung cơ bản sau:

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh bằng cách tăng cường đầu tư theo chiều sâu, áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ trong công nghiệp nhằm

nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp, tạo ra các mặt hàng có uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu.

Đưa ra chủ trương này, Tỉnh ủy Phú Thọ đã xuất phát từ một thực tế của công nghiệp địa phương là tình trạng xuống cấp, lạc hậu của cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho công nghiệp. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, Nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng Việt Trì – thủ phủ của tỉnh- thành khu công nghiệp vào loại lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam khi đó. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố những năm 60, 70 và cả thập kỉ 80 được sở hữu các thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến nhất cả nước. Đặc biệt, trong thời gian này, Việt Trì nói riêng và Phú Thọ nói chung còn được sự giúp đỡ của các chuyên gia kĩ thuật đến từ Liên Xô, Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa anh em. Bản thân nhiều chuyên gia kĩ thuật hàng đầu của nước ta khi đó cũng tập trung tại đây. Thế nhưng, từ cuối những năm 80, đặc biệt là nửa đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Phú Thọ đã phải đối diện với một thách thức lớn là: các di sản công nghiệp được thừa kế từ những năm 60 vốn đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nay càng trở nên cũ kĩ, lại ít được đầu tư cải tiến, công nghệ lạc hậu, hạ tầng kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng… làm cho hiệu quả sản xuất thấp, các mặt hàng sản xuất ra có chất lượng không cao lại gây ô nhiễm môi trường, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe công nhân và nhân dân. Bản thân công nghiệp thành phố Việt Trì- đầu tàu công nghiệp của cả tỉnh- đã mất đi vị trí tiên phong về công nghệ, trang thiết bị máy móc và hiệu quả sản xuất. Đây là một bài toán khó cho Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

Trong 9 năm 1997-2005, Tỉnh ủy Phú Thọ đã đưa ra nhiều kế hoạch để tiến hành hiện đại hóa công nghiệp địa phương, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ… nhằm gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các hàng hóa công nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công việc này phải được tiến hành trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, tranh thủ mọi nguồn đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành mũi nhọn như chế biến nông lâm sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng dệt may, tiêu dùng xuất khẩu; hóa chất cơ khí… Đồng thời phải tăng cường công tác khảo sát, xây dựng dự án để gọi vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng một số xí nghiệp sản

xuất sản phẩm mới với công nghệ hiện đại như sản phẩm điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp…

Phát triển công nghiệp địa phương thành nền công nghiệp hiện đại trên cơ sở kết hợp nhiều loại quy mô khác nhau (quy mô lớn, quy mô nhỏ và quy mô trung bình), tận dụng những nguồn lực hiện có, phấn đấu để thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp mới phía Tây Bắc Việt Trì. Khôi phục và bổ sung các xí nghiệp trong các khu công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao. Đồng thời, dựa trên đặc điểm của tỉnh là còn rất nhiều làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn phổ biến… để phát triển các xí nghiệp có quy mô nhỏ trên địa bàn nông thôn, phát động mạnh mẽ phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất, khắc phục tình trạng xuống cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, từng bước bổ sung thiết bị, cải tiến quản lý để duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống, chọn lọc đầu tư công nghệ tiên tiến có tính đi tắt, đón đầu, một vài dây chuyền sản xuất để tạo động lực cạnh tranh và sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Để có thể phát triển nhanh công nghiệp địa phương, nhất định phải quan tâm chú ý đầu tư đến các thành phần kinh tế. Bởi lẽ, sự phát triển công nghiệp địa phương không thể tách rời khỏi các thành phần kinh tế này. Đẩy nhanh một cách có định hướng thành phần kinh tế tập thể, tư nhân và khu vực có đầu tư nước ngoài.

Quan trọng, công nghiệp địa phương muốn đạt được sự phát triển ổn định và bền vững thì phải tiếp tục duy trì sự ổn định cũng như vai trò chủ đạo của công nghiệp quốc doanh.

Về cơ cấu ngành công nghiệp địa phương:

Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ tỉnh trong thời gian từ 1997-2005 đã chủ trương mở rộng các ngành tiểu thủ công nghiệp- nhất là tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp để sử dụng nhiều lao động nhàn rỗi, thời gian dư thừa trong nông dân như đan lát, chế biến lương thực- thực phẩm, đan len, dệt thảm, ươm tơ… hoặc các ngành nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ: sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, mộc dân dụng, chạm khắc gỗ mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em… nhằm huy động tối đa nguồn nhân lực hiện có.

Xuất phát từ nhận thức về những thay đổi của tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ trương tận dụng thời cơ mới trong quan hệ quốc tế để mở rộng thị trường vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ tiên tiến cho tất cả các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực hành tiết kiệm triệt để, dành vốn cho phát triển sản xuất và tạo việc làm.

Đối với vấn đề nguồn nhân lực của công nghiệp địa phương, các cán bộ lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ trương: làm tốt hơn nữa việc dạy nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật nghề nghiệp cho đội ngũ lao động; tiếp tục nâng cao trình độ quản lý kinh tế, trình độ ngoại ngữ, khả năng tiếp thị cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp, đồng thời chấn chỉnh công tác hạch toán kinh tế, làm cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả, tăng tích lũy và đóng góp cho ngân sách tỉnh.

Song song với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương, Đảng bộ Phú Thọ trong các năm từ 1997 đến 2005 đã đề ra nhiều chính sách để tiếp tục xây dựng và phát triển tỉnh Phú Thọ, phát triển các ngành kinh tế khác để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành; xây dựng phòng kinh tế đối ngoại làm nhiệm vụ tư vấn và xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh… Đồng thời, Đảng bộ tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, ngành phải đảm bảo và quan tâm hơn nữa về nguyên liệu cho công nghiệp- đặc biệt là vấn đề vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…

Có thể nói, các chủ trương này chính là kim chỉ nam cho Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương trong thời kì 1997-2005. Đối với ngành công nghiệp, các chính sách này mang tính chất để cương khái quát, một bản quy hoạch tổng thể, đặc cơ sở, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của ngành kinh tế công nghiệp- ngành kinh tế đang đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nam 1997 2009 (Trang 31 - 36)