Đánh giá khả năng giải phóng MH từ viên nén dạng cốt GPKD

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế viên nén metformin hydroclorid gpkd (Trang 34 - 36)

Dùng máy thử hòa tan Pharmatest

- Giai đoạn 1: tiến hành thử khả năng GPDC trong môi trường nước cất (900 ml) trong vòng 8h của 6 công thức viên thử nghiệm và viên đối chiếụ Từ đó, sử

dụng phương pháp ngoại suy tìm ra công thức viên tương đương với viên đối chiếụ - Giai đoạn 2: tiến hành tương tự giai đoạn 1 với viên thu được và viên đối chiếu trong các môi trường:

- 900ml dung dịch acid HCl 0.1N - 900ml dung dịch đệm phosphat pH 4,5 - 900ml dung dịch đệm phosphat pH 6.8 Thiết bị: cánh khuấy Tốc độ khuấy: 100±5 vòng / phút Nhiệt độ: 37,0 ±0.50C Tốc độ máy bơm tuần hoàn: 10ml/phút Thời gian lấy mẫu: 1h, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h, 8h.

Mẫu được hút qua đầu lọc, mỗi lần hút ra 2,5ml và không bù thêm dung môi Xử lý mẫu:

Hút chính xác 1ml dịch lọc cho vào bình định mức 100ml, thêm môi trường vừa đủ 100ml. Lắc đều cho đồng nhất, đem dung dịch đi đo quang ở bước sóng 232nm và 209nm (đối với môi trường là dung dịch HCl 0.1N).

Mẫu chuẩn:

Cân chính xác khoảng 50mg MH cho vào bình định mức 100ml, thêm môi trường vừa đủ 100 ml. Đem dung dịch đi siêu âm khoảng 15 phút. Sau đó hút chính xác 1ml cho vào bình định mức 100ml. Thêm môi trường vừa đủ 100ml. Lọc dung

dịch thu được qua màng lọc 0,45mcm. Sau đó đem đo quang ở bước sóng 232nm và 209nm (đối với môi trường là dung dịch acid HCl 0.1N). [3]

Mẫu trắng: môi trường sử dụng để thử hòa tan.

Phần trăm MH giải phóng tại giờ thứ n được tính theo công thức: %MHgp = x x10-2 [Dn x ( 900 - 2,5n)+2,5 x i] (%) Trong đó: n : số giờ hút mẫu Mc: Khối lượng MH chuẩn (mg) Dc: Độ hấp thụ của dung dịch chuẩn Dn: Độ hấp thụ của dung dịch tại lần hút thứ n Di : Độ hấp thụ của dung dịch tại lần hút thứ i

Viên đối chiếu Glucophage XR được tiến hành thử hòa tan như các viên của mẫu thử.

Để đánh giá khả năng kiểm soát GPDC của mẫu thử so với viên đối chiếu ta sử

dụng hệ số sai khác f1 và hệ số tương đồng f2 : f1 (%) = x 100 f2 (%) = 50 x log [(1 + Rt –Tt)2)-0,5 x 100] Trong đó: n: Sốđiểm lấy mẫu Rt: phần trăm MH giải phóng tại thời điểm t của mẫu đối chiếu Tt: phần trăm MH giải phóng tại thời điểm t của mẫu thử

Mỗi công thức viên được thử hòa tan 3 lần và lấy kết quả trung bình. Hai đồ

thị được coi là tương đương nếu 0 ≤ f1 ≤ 10 và 50≤ f2 ≤ 100. Giá trị f1 càng nhỏ và f2 càng lớn thì hai đồ thị càng giống nhaụ[3], [8], [9],[30]

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế viên nén metformin hydroclorid gpkd (Trang 34 - 36)