Các phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống hóa phương pháp phát hiện các dạng ma túy thường gặp, bước đầu truy nguyên nguồn gốc một số chất ma túy tổng hợp ở việt nam (Trang 99 - 104)

- Logo trên bánh heroin

4.1.2.Các phương pháp phân tích

4.1.2.1. Bằng phản ứng hóa học

Là phương pháp thông dụng không thể thiếu trong qui trình giám định các chất ma túy. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để tiến hành một hay nhiều phản ứng. Có giá trị định hướng nhóm hoặc định danh nhanh các chất ma túy tại hiện trường. Kết quả nghiên cứu các phản ứng hóa học để định danh sơ bộ các chất ma túy trong luận án được tóm tắt thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ phát hiện nhanh các chất ma túy thường gặp bằng

Trong quá trình thực hiện giám định các chất ma túy bằng phương pháp hóa học cần lưu ý:

- Trong trường hợp các chất ma túy cho các màu giống nhau do đó không thể phân biệt chúng được. Phải sử dụng các phương pháp khác để nhận biết. Các chất opiat phản ứng tạo màu với thuốc thử Marqis rất gần nhau, khó phân biệt bằng mắt thường, cần sử dụng phản ứng khác như Sắt sulfat, acid HNO3 đậm đặc hoặc phương pháp khác để nhận biết. Barbiturat cho phản ứng Dille Koppanyi, Z’wikker có màu hồng cánh sen giống nhau, phải phân biệt bằng phương pháp khác. Các chất ma túy tổng hợp ATS có gốc amin bậc 2 cho phản ứng với thuốc thử Simon có màu xanh dương như metamphetamin, MDMA, MDEA…phải phân biệt bằng phản ứng khác hoặc bằng phương pháp nhận biết khác.

- Trong trường hợp các thuốc ngủ nhóm benzodiazepin nhiều chất cho màu của phản ứng khác nhau hoặc có chất không tạo màu với thuốc thử của nhóm do vậy có thể kết hợp để nhận biết được.

- Cần sa cho phản ứng với Fast blue B salt khá đặc trưng. Tuy nhiên loại thuốc thử này là tác nhân gây ung thư. Nên thay thế bằng Fast Blue BB salt ít độc tính hơn.

- Cocain, ketamin, một số thuốc ngủ, ma túy khác không có phản ứng chuyên biệt, chỉ có các phản ứng định hướng với thuốc thử Dragendorff. Cần nhận biết bằng phản ứng khác hoặc phương pháp khác.

4.1.2.2. Bằng sắc ký lớp mỏng

Sắc ký bản mỏng là phương pháp rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm và đó cũng là thông số cần thiết để nhận biết ma túy. Hiện nay nhiều phòng thí nghiệm của các phòng PC54 Công an các tỉnh, thành phố sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp hóa học để định danh một số chất ma túy bắt được thông thường trong các vụ án ma túy. Trong trường hợp mẫu là hỗn hợp nhiều thành phần có thể sử dụng sắc ký lớp mỏng 2 chiều (một

chiều tách, một chiều so sánh) cùng với việc triển khai trong hai hệ dung môi có độ phân cực khác nhau để so sánh. Hoặc dùng phương pháp GC có khả năng tách tốt hơn. Các hệ dung môi sử dụng để triển khai cho nhận biết các chất ma túy thường gặp đã được chọn lọc khá phù hợp.

Giá trị Rf của các chất ma túy thường gặp đã được mô tả chi tiết từ bảng 3.1 đến bảng 3.8.

- Bên cạnh trị số Rf còn khai thác trị số RRf để kết hợp định danh bằng sắc ký lớp mỏng tốt hơn.

- Định hướng nhóm chất, chất cần xác định định danh mà chọn lựa hệ dung môi đã sử dụng cho khảo sát ở trên cho phù hợp.

- Chấm chất đối chiếu trên cùng bản mỏng và 1 chấm trùng giữa mẫu phân tích và chất chuẩn.

- Đối với các chất ma túy triển khai trong các hệ dung môi có thành phần amoniac, diethylamin, sau khi triển khai xong phải loại hoàn toàn các chất này trước khi phun thuốc thử phát hiện để tránh vết giả, hoặc các chấm bị kéo đuôi rất khó xác định chính xác trị số Rf.

- Đối với nhóm benzodiazepin nên khai triển hệ số 8 trước vì các thuốc gây ngủ thường gặp tách khá tốt trong hệ này.

- Đối với nhóm barbiturat nên khai triển hệ số 9 trước vì các thuốc gây ngủ thường gặp tách khá tốt như vinylbital và immenoctal.

4.1.2.3. Bằng sắc ký khí

Kết quả phân tích các chất ma túy dựa vào chỉ số Rt trong sắc ký khí được chúng tôi mô tả từ bảng 3.15 đến bảng 3.21. Qua kết quả này chúng tôi nhận thấy:

- Sắc ký khí là phương pháp phân tích các chất ma túy rất hữu hiệu trong các phòng thí nghiệm giám định các chất ma túy.

- Nồng độ quá cao chất phân tích có thể làm dịch chuyển đỉnh peak trên sắc ký đồ.

- Sai số cho phép trong khoảng 0,1 phút.

- Sắc ký cột mao quản được sử dụng để tách các chất ma túy tốt hơn. - Nên sử dụng chất nội chuẩn trong phân tích các chất ma túy bằng phương pháp sắc ký khí.

- Sử dụng detector FID để phân tích các chất ma túy rất tốt.

- Ưu điểm của phương pháp là phát hiện với lượng rất ít (5-25 ng). - Giá trị Rt của các chất khảo sát có giá trị so sánh trong giám định khi chưa có đủ chất chuẩn.

- Diện tích đỉnh được sử dụng định lượng ma túy khi có chất chuẩn là rất hiệu quả. Đã áp dụng định lượng heroin, MDMA, methamphetamine, diazepam, morphin, THC…

4.1.2.4. Bằng sắc ký khí-khối phổ (GC-MS)

Chúng tôi đã sử dụng định danh một số thành phần có trong các mẫu giám định chứa heroin, methamphetamin thành phẩm, MDMA, 2C-B, 2C-E, 2C-H, TFMPP thành phẩm, khả năng tách, định danh tốt, độ nhạy cao. Phân tích nhận biết rất hiệu quả cho cả các mẫu hỗn hợp. Kết quả nghiên cứu phù hợp trong điều kiện hiện nay:

- Cường độ các mảnh mạnh từ trái qua phải. Sự phân mảnh không bị ảnh hưởng bởi thời gian lưu Rt. Vẫn có thể xảy ra trường hợp có sự phân mảnh giống nhau nhưng không phải là cùng một chất. Khi có 2 trị số thời gian lưu Rt và khối phổ MS giống nhau mới kết luận chính xác.

- Phân mảnh theo EI phổ biến hơn và m/z mảnh các chất ma túy được ghi trong các tài liệu khoa học hoặc thư viện phổ. Rất thuận tiện trong giám định khẳng định chất ma túy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: mẫu viên WY có đỉnh hấp thu cực đại bằng phương pháp quang phổ tử ngoại đo trong môi trường acid là 272nm thành phần chính là MA, caffein; còn viên có logo hình chiếc lá đo như trên có đỉnh hấp thu cực đại là 241nm thì trong thành phần có MA, caffein, ketamin, paracetamol.

- Cũng như sắc ký khí không pha nồng độ các chất phân tích quá cao trong dung môi và phải loại nước hoàn toàn để tránh dẫn đến sự chồng peak, sự tách không hết, làm bẩn buồng ion, làm hỏng cột tách, sắc ký đồ bị kéo đuôi hoặc nâng cao đường nền.

- Sử dụng GC-MS đã phát hiện trong mẫu viên ma túy tổng hợp đôi khi có cả heroin, opiat, ketamin, barbiturat: ví dụ viên WY chứa cả MA và ketamin, mẫu bánh heroin có cả caffein để xác định nguồn gốc mẫu được buôn bán, được tổng hợp.

4.1.2.5. Bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại UV-Vis

Quang phổ hấp thụ tử ngoại UV-Vis là một phương pháp được sử dụng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm. Các chất ma túy hầu như đều có đỉnh hấp thu cực đại max trong vùng tử ngoại. Trong quá trình thực hiện phương pháp nhận biết ma túy cần lưu ý:

- Các chất trong cùng nhóm đa phần có các bước sóng hấp thu cực đại gần nhau rất khó phân biệt ví dụ heroin và morphin.

- Các hợp chất có cấu trúc no có trong hỗn hợp mẫu giám định không ảnh hưởng đến đỉnh hấp thu cực đại của các chất ma túy. Tuy nhiên có ảnh hưởng đến độ hấp thu A hay E, do đó trong trường hợp định lượng dễ bị sai số dương.

- Các chất ma túy thường gặp hầu như đều có đỉnh hấp thu trong môi trường khảo sát.

- Các opium, opiat có đỉnh hấp thu cực đại thay đổi không đáng kể giữa hai môi trường acid và trung tính. Tuy nhiên các hợp chất tinh khiết có thể phân biệt được.

- Các benzodiazepin có các đỉnh hấp thu cực đại trong môi trường trung tính và acid nhưng không phải là đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên có nhiều chất trong nhóm có thể phân biệt với nhau tốt khi đo trong 2 môi trường khác nhau.

- Một số trường hợp viên ma túy tổng hợp vừa chứa methamphetamin vừa chứa thành phần caffein, ketamin làm cho đỉnh hấp thu cực đại bị dịch chuyển: Ví dụ viên có logo hình chiếc lá trên mặt viên khi đo trực tiếp có đỉnh hấp thu cực đại 241nm, viên WY có đỉnh hấp thu cực đại 272nm).

4.1.2.6. Bằng quang phổ hồng ngoại

- Phương pháp quang phổ hồng ngoại là phương pháp định danh chính xác như phương pháp nhận dạng dấu vân tay (fingerprint). Yêu cầu mẫu giám định phải được tinh khiết hóa.

Trong thực tế các mẫu chuẩn đã đo có các bước sóng cực đại chính giống với tài liệu khoa học đã công bố trong Clark’s [34].

- Mẫu kết luận chứa thành phần heroin có max = 272nm/ môi trường acid vừa có các peaks chính của heroin vừa có các peaks chính của caffein.

- Mẫu kết luận chứa heroin có max = 278nm/ môi trường acid chỉ có các peaks chính giống với heroin chuẩn: Kết luận mẫu chứa heroin.

- Các mẫu cùng nhóm tách biệt rất rõ để định danh ví dụ giữa các chất opiat, các amphetamin…

- Các máy hồng ngoại hiện đại có thể thành lập thư viện các chất ma túy riêng và sau khi đo chỉ cần tra cứu so sánh sẽ có kết quả:Chất ma túy gì, tỷ lệ giống bao nhiêu phần trăm, nếu giống nhau >90% mới kết luận. Các máy hiện đại có thể cho chỉ số diện tích peak được chọn và có thể sử dụng để định lượng.

- Trong trường hợp xác định trong mẫu pha thành phần chất A nào đó có thể dùng phương pháp trừ, cộng phổ, sau đó so sánh chất chuẩn để định danh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống hóa phương pháp phát hiện các dạng ma túy thường gặp, bước đầu truy nguyên nguồn gốc một số chất ma túy tổng hợp ở việt nam (Trang 99 - 104)