1 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm
Sự phát triển của hệ sợi nấm rơm trên các môi trường cấp 1 được bổ sung các thành phần dinh dưỡng khác nhau có tốc độc tăng trưởng khác nhau, được thể hiện trong (Bảng 4.3). Trong thí nghiệm này cho thấy hệ sợi nấm rơm phát triển tốt nhất là môi trường PDA được bổ sung 20% dịch chiết cám, sau 5 ngày nuôi sợi, đường kính khuẩn lạc là 7,6 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các môi trường còn lại. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Ukoima và ctv. (2009) tiến hành nuôi nấm rơm trên môi trường PDA có bổ sung cám, đường kính khuẩn lạc là 7,8 cm. Sợi nấm phát triển yếu nhất trên môi trường PDA (đường kính khuẩn lạc là 3,1 cm sau 5 ngày nuôi cấy). Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hiền Huỳnh (2010) đường kính
khuẩn lạc là 3,0 cm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA. Qua thí nghiệm
cho thấy, sợi nấm rơm có thể phát triển trên môi trường PDA kết hợp với các loại dinh dưỡng tự nhiên được bổ sung nhưng tuỳ vào loại dinh dưỡng mà sợi nấm có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Kết quả này phù hợp với kết luận của
Jenision (1948) và Kaul (1981), họ đã nuôi sợi nấm trong môi trường PDA kết
hợp với các loại đậu, rỉ đường, các loại ngũ cốc, dịch chiết cám, chuối hay củ
cải, … Kadiri và Kehinde (1990), cho rằng môi trường nuôi cấy này có chứa
các acid amin, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp cho sự phát triển của nấm. Melissa (2012) cũng kết luận thành phần của cám gạo có nhiều loại vitamin, chất béo và nhiều xơ dễ tiêu.
Bảng 4.3 Đường kính khuẩn lạc ngày thứ 5 sau cấy
Dinh dưỡng bổ sung Đường kính khuẩn lạc (cm)
Cám 7,6a Bột bắp 6,8b Giá 3,9c Đối chứng 3,1d F CV (%) * 8
* Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệ không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..
Hình 4.5 Đường kính khuẩn lạc nấm rơm sau khi cấy vào đĩa petri 5 ngày
(A) Đối chứng; (B) PDA + 20% dịch chiết giá;
(C) PDA + 20% dịch chiết bột bắp; (D) PDA + 20% dịch chiết cám gạo.
C
D