Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoá chất khử trùng đến tỉ lệ nhiễm khi phân lập và xác định thành phần dinh dưỡng bổ sung vào môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm (volvariella volvacea) (Trang 34)

Phần mềm Minitab 16 được sử dụng trong phân tích ANOVA và tính sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của hóa chất và thời gian khử trùng lên tỉ lệ nhiễm khi phân lập nấm rơm

4.1.1 Tỉ lệ nhiễm của mẫu

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, mẫu được khử trùng bằng NaOCl 10% cho kết quả mẫu không nhiễm là cao nhất (97%), khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê so với hoá chất Ca(OCl)2 20% (90%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các hoá chất còn lại, tỉ lệ mẫu không nhiễm thấp nhất ở nghiệm thức khử trùng bằng cồn 70o là 57%. Điều này cho thấy hoá chất khử trùng bề mặt có ảnh hưởng tích cực đến khả năng không nhiễm của mẫu khi phân lập nấm rơm. Kết quả này cũng trùng với đề xuất của Nguyễn Thị Bích Hằng và ctv. (2014) sử dụng NaOCl 30% khử trùng mẫu nấm linh chi cho kết quả mẫu sống cao nhất. Wijesekera và ctv. (1996) cũng sử dụng dung dịch NaOCl 5% để khử trùng mẫu nấm linh chi trước khi phân lập.

Bảng 4.1 Tỉ lệ không nhiễm (%) của mẫu khi phân lập (ngày thứ 5 sau cấy)

Hóa chất (A) Thời gian khử trùng (B) Trung bình (A) 1 phút 5 phút NaOCl 10% 93ab 100a 97a NaOCl 20% 60cd 73bc 67bc Ca(OCl)2 10% 73bc 73bc 73b Ca(OCl)2 20% 100a 80abc 90a Cồn 70o 47d 67cd 57c Trung bình (B) 75 79 F (A) * * F (B) ns ns F (A*B) * * CV (%) 12 11

*Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. *: khác biệt có ý nghĩa, ns: khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5%.

4.1.2. Tỉ lệ nhiễm của mẫu sau 5 ngày cấy

Kết quả trên (Hình 4.1) cho ta thấy tỉ lệ nhiễm của mẫu nấm vào ngày thứ 3 sau cấy đã dần ổn định. Theo George (1993) hay Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thuỷ Tiên (2002), đối với mẫu bị nhiễm vào thời điểm 3 - 5 ngày sau khi cấy là do khử trùng mẫu chưa sạch. Nhận định này trùng hợp với kết quả của thí nghiệm, chứng tỏ mẫu cấy trong thí nghiệm bị nhiễm là do hoá chất khử trùng chưa phù hợp được sử dụng ở từng nghiệm thức. Cụ thể, tỉ lệ nhiễm

cao nhất của mẫu được khử trùng bằng cồn 70o trong thời gian 1 phút, ngày

thứ nhất sau khi cấy mẫu nhiễm khoảng 20%, đến ngày thứ 2 tỉ lệ nhiễm tăng lên hơn 50%, tỉ lệ này đã ổn định từ ngày thứ 3. Đối với mẫu được khử trùng

bằng NaOCl 10% trong 5 phút hoặc Ca(OCl)2 20% trong 1 phút, tỉ lệ nhiễm

của mẫu là 0% và tỉ lệ này ổn định, không tăng lên trong những ngày sau đó, chứng tỏ mẫu được khử trùng sạch trước khi được cấy vào môi trường.

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5

Thời gian sau cấy (ngày)

T ỉ l nh iễ m ( %) Ca(ClO)2 20% 1' Ca(ClO)2 10% 1' NaClO 10% 1' NaClO 20% 1' Cồn 70 1' Ca(ClO)2 20% 5' Ca(ClO)2 10% 5' NaClO 10% 5' NaClO 20% 5' Cồn 70 5'

Hình 4.2 Tơ nấm phát triển sau 5 ngày cấy

Ghi chú: A: Ca(OCl)2 20% 1’; B: Ca(OCl)2 10% 1’ ; C: cồn 70o 1’; D: Ca(OCl)2 10% 5’; E: cồn 70o A C D E H F G B

4.1.3 Ảnh hưởng của hoá chất và thời gian khử trùng lên kích thước tế bào nấm rơm

Kích thước dài rộng của 15 tế bào ngẫu nhiên (Bảng 4.2) được đo dưới kính hiển vi, kết quả ở nghiệm thức khử trùng bằng các hoá chất trong thời gian 1 phút cho thấy kích thước chiều rộng của tế bào dao động từ 7,2-13,8 µm, chiều dài dao động từ 111,7-254,8 µm; ở nghiệm thức khử trùng trong thời gian 5 phút chiều rộng tế bào dao động từ 9,5-13,0 µm và chiều dài dao động từ 87,3-157,2 µm. Kết quả này trùng hợp với nhận định của Nguyễn Lân Dũng (2002) là kích thước chiều rộng tơ nấm dao động từ 6-18 µm nhưng có chiều dài rất thay đổi từ 46-400 µm. Điều này cho thấy, hoá chất và thời gian khử trùng của thí nghiệm chỉ có tác dụng khử trùng nấm dại và vi khuẩn cho mẫu sạch khi cấy vào môi trường và hoàn toàn không có tác động đến kích thước của tơ nấm.

Qua hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 40X, hình dạng của các tế bào nấm, điều này cho thấy hoá chất và thời gian khử hoàn toàn không có ảnh hưởng đến hình dạng của tơ nấm, cũng như khả năng độc hại của hoá chất khử trùng không tồn động trong các tế bào nấm. Đồng thời, quá trình quan sát cũng không phát hiện thấy sợi nấm lạ, các hệ sợi tế bào nấm rơm đồng nhất, chứng tỏ mẫu nấm đã phân lập không nhiễm nấm tạp và vi khuẩn.

Bảng 4.2 Kích thước tế bào nấm rơm (µm)

Hoá chất Thời gian khử trùng 1 phút Thời gian khử trùng 5 phút

Dài Rộng Dài Rộng NaClO 10% 254,83a 13,83a 157,17a 13,00a NaClO 20% 147,00b 11,17b 142,00a 12,17ab Ca(ClO)2 10% 138,67bc 9,67cd 127,67ab 10,58bc Ca(ClO)2 20% 125,83cd 8,33bc 120,83ab 9,83c Cồn 70o 111,67d 7,17d 87,33b 9,50c F * * * * CV (%) 5 2 16 6

*Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Hình 4.3 Hình dạng tơ nấm được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40X

(Thời gian khử trùng 1 phút)

Ghi chú: Ca 10: Ca(OCl)2 10%; Na 10: NaOCl 10%; Na 20: NaOCl 20%; Con: cồn 70o; Ca 20: Ca(OCl)2 20%

Ca 10 Na 20

Na 10 Ca 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.4. Hình dạng tơ nấm được quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40X

(Thời gian khử trùng 5 phút)

Ghi chú: Ca 10: Ca(OCl)2 10%; Na 10: NaOCl 10%; Na 20: NaOCl 20%; Con 70: cồn 70o; Ca 20: Ca(OCl)2 20%

Qua kết quả thí nghiệm, Ca(OCl)2 20% với thời gian khử trùng 1 phút được lựa chọn để khử trùng mẫu cho các thí nghiệm sau, vì tác dụng khử trùng

Na 10 Na 20

Ca 10 Ca 20

mẫu sạch cao nhất trong thời gian ngắn, độc tính hoá chất không đáng kể, không ảnh hưởng và tồn động trong mẫu sau này.

4.2 Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung vào môi trường cấp 1 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm 1 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm

Sự phát triển của hệ sợi nấm rơm trên các môi trường cấp 1 được bổ sung các thành phần dinh dưỡng khác nhau có tốc độc tăng trưởng khác nhau, được thể hiện trong (Bảng 4.3). Trong thí nghiệm này cho thấy hệ sợi nấm rơm phát triển tốt nhất là môi trường PDA được bổ sung 20% dịch chiết cám, sau 5 ngày nuôi sợi, đường kính khuẩn lạc là 7,6 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các môi trường còn lại. Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Ukoima và ctv. (2009) tiến hành nuôi nấm rơm trên môi trường PDA có bổ sung cám, đường kính khuẩn lạc là 7,8 cm. Sợi nấm phát triển yếu nhất trên môi trường PDA (đường kính khuẩn lạc là 3,1 cm sau 5 ngày nuôi cấy). Kết quả này phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hiền Huỳnh (2010) đường kính

khuẩn lạc là 3,0 cm sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA. Qua thí nghiệm

cho thấy, sợi nấm rơm có thể phát triển trên môi trường PDA kết hợp với các loại dinh dưỡng tự nhiên được bổ sung nhưng tuỳ vào loại dinh dưỡng mà sợi nấm có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Kết quả này phù hợp với kết luận của

Jenision (1948) và Kaul (1981), họ đã nuôi sợi nấm trong môi trường PDA kết

hợp với các loại đậu, rỉ đường, các loại ngũ cốc, dịch chiết cám, chuối hay củ

cải, … Kadiri và Kehinde (1990), cho rằng môi trường nuôi cấy này có chứa

các acid amin, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết thích hợp cho sự phát triển của nấm. Melissa (2012) cũng kết luận thành phần của cám gạo có nhiều loại vitamin, chất béo và nhiều xơ dễ tiêu.

Bảng 4.3 Đường kính khuẩn lạc ngày thứ 5 sau cấy

Dinh dưỡng bổ sung Đường kính khuẩn lạc (cm)

Cám 7,6a Bột bắp 6,8b Giá 3,9c Đối chứng 3,1d F CV (%) * 8

* Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệ không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..

Hình 4.5 Đường kính khuẩn lạc nấm rơm sau khi cấy vào đĩa petri 5 ngày

(A) Đối chứng; (B) PDA + 20% dịch chiết giá;

(C) PDA + 20% dịch chiết bột bắp; (D) PDA + 20% dịch chiết cám gạo.

C

D

4.3 Thí nghiệm 3: ảnh hưởng của dinh dưỡng vào môi trường cấp 2 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm phát triển của hệ sợi nấm rơm

Kết quả thời gian ăn kín cơ chất theo chiều sâu (chứa trong bình thuỷ tinh dung tích 250 mL) (Bảng 4.4) thì trấu bổ sung 10% cám là 7,4 ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Đối với thành phần cơ chất 100% trấu thì tơ nấm chỉ lan theo chiều sâu của bình chứa cơ chất nên chỉ sau khoảng 3 ngày tơ nấm đã ăn chạm đáy bình. Điều này dẫn đến mật độ tơ nấm trong nghiệm thức này rất thưa, theo mức điểm đánh giá được ghi nhận thì mật độ tơ nấm dày, đồng đều trong thí nghiệm là ở nghiệm thức trấu có bổ

sung 10% cám (Bảng 4.4). Chang và Miles (2004) cũng sử dụng môi trường

trấu bổ sung thêm chất dinh dưỡng để tạo meo nấm. Theo Elijah và ctv.

(2009), cho rằng trong trấu chứa chủ yếu cellulose, lignin và hemicelllose, ngoài ra còn có thêm thành phần nitơ, … những thành phần này đều cần cho sự sinh trưởng của tơ nấm. Tuy nhiên, các chất hữu cơ trong trấu là các mạch carbohydrate rất dài nên hệ sợi nấm không thể hấp thụ được ngay mà cần hệ enzyme phân giải. Việc bổ sung cám vào trấu giúp cho enzyme của nấm phân giải được dễ dàng vì trong thành phần cám gạo chứa đáng kể carbonhydrate góp phần kích thích các tế bào nấm rơm sản sinh nhiều enzyme thuỷ phân như: cellulolase, alpha amylase và beta mylase (Akinyele và ctv., 2011). Điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này cũng tương tự như nghiên cứu của Acebal và ctv. (1986), Bisaria và ctv.

(1997) hay Mabrouk và Ahwanyi (2008). Những enzyme này sẽ phân giải các mạch hydrocacbon dài của trấu thành glucose mà nấm rơm có thể hấp thụ và sử dụng (Cai, 1998). Đồng thời, cám sau khi được các enzyme của nấm rơm phân giải cũng tạo nên những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng như protein, chất béo, khoáng chất, CHO, hay các nguyên tố vi lượng như Ca, Mg, N, K, P, … (Akinyele và ctv., 2011). Theo Đường Hồng Dật (2002), cũng cho rằng nên bổ sung cám gạo vào cơ chất có tác dụng cung cấp cho nấm rơm một lượng vitamin B1 và là nguồn hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng của tơ nấm.

Bảng 4.4 Điểm số mật độ hệ sợi tơ nấm trên các loại cơ chất

Cơ chất Điểm số mật độ tơ

Trấu cám 3,00a Trấu bắp 2,73a Lúa cám 1,93b Lúa bắp 1,80b Lúa 1,47bc Trấu 1,00c F * CV (%) 30

* Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%..

Bảng 4.5 Thời gian ăn kín cơ chất của hệ sợi tơ nấm

Cơ chất Thời gian ăn kín cơ chất (ngày)

Trấu cám 7,40a Trấu bắp 6,87b Lúa cám 6,46b Lúa bắp 4,87c Lúa 3,87d Trấu 3,33e F * CV (%) 8

Dương Hải Nguyên (2009) đã sử dụng lúa và cám gạo tạo môi trường cấp 2 nuôi nấm rơm với tỉ lệ 95% : 5%. Trong thí nghiệm này đã sử dụng lúa và cám gạo với tỉ lệ 90%: 10%, kết quả sau 6,5 ngày tơ nấm ăn kín cơ chất, thời gian phát triển theo chiều sâu nhanh hơn so với môi trường trấu bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên mật độ tơ nấm thì thưa hơn. Nguyên nhân có thể do kích thước của lúa to hơn trấu nên khoảng trống nhiều hơn, tơ nấm dễ len lõi hơn và phát triển theo chiều sâu nhanh hơn, tuy nhiên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng sẽ ít hơn so với trên môi trường trấu bổ sung dinh dưỡng. Harith

và ctv. (2014), cũng nhận định rằng môi trường giống nấm có kích thước hạt

nhỏ hơn. Hơn nữa, giá thành của trấu rẽ hơn lúa rất nhiều nên sử dụng trấu bổ sung cám làm môi trường nhân giống cấp 2 của nấm rơm được lựa chọn.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8

Thời gian (ngày)

T ốc đ p h át t ri ển ( cm ) Lúa Lúa+bắp Lúa+cám Trấu Trấu+bắp Trấu+cám

Hình 4.6 Tốc độ kéo dài tơ nấm trên cơ chất

Theo kết quả nghiên cứu của Akinyele và ctv. (2011), ông cho rằng sau

50 nuôi cấy nấm rơm trên môi trường cám gạo thì enzyme cellulase mới được tạo ra gần 70 µmol/phút/mL, còn enzyme amylase sau 72 giờ nuôi cấy mới được tạo ra, chính vì vậy nên có lẻ trên môi trường trấu bổ sung cám, thì sau 3 ngày nuôi cấy, tơ nấm mới bắt đầu phát triển mạnh vì lúc bấy giờ, các enzyme hoạt động phân giải mạch cacbonhydrate của trấu thành glucose và nhiều chất khác, tơ nấm mới có thể hấp thu và sử dụng cho sự phát triển.

Hình 4.7 Sự phát triển của tơ nấm rơm trên các môi trường cấp 2

Ghi chú: (LB) 90% lúa + 10% bột bắp; (L) 100% lúa; (TB) 90% trấu + 10% cám gạo (LC) 90% lúa : 10% cám gạo; (TC) 90% trấu + 10% cám gạo; (T) 100% trấu

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

- Ca(OCl)2 khử trùng trong thời gian 1 phút hay NaOCl 10% trong 5 phút

có tác dụng khử trùng mẫu nấm rơm ít nhiễm nhất (0%)

- Môi trường nhân giống cấp 1 là PDA được bổ sung 20% dịch chiết cám gạo thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của tơ nấm rơm. Hệ sợi phát triển nhanh (7,6 cm sau 5 ngày nuôi cấy); mật độ hệ sợi nấm đồng đều, dày và phát triển mạnh.

- Môi trường nhân giống cấp 2 là trấu được bổ sung 10% cám gạo thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm rơm (7,4 ngày hệ sợi đã ăn kín cơ chất trong bình thuỷ tinh dung tích 250 mL). Mật độ tơ nấm dày và đồng đều.

5.2 Kiến nghị

Thực hiện tiếp thí nghiệm trồng thử nấm rơm bằng việc sử dụng meo nấm được mua trên thị trường và giống nấm rơm từ môi trường cấp 2 trong thí nghiệm để so sánh năng suất và chất lượng giống nấm được tạo ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao Ngọc Điệp, 2004. Giáo trình thực tập môn Nấm học. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, 32 trang.

Dương Hải Nguyên, 2009. Phân lập, định danh và trồng thử nghiệm nấm mèo, nấm bào ngư và nấm rơm. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Đường Hồng Dật, 2002. Kỹ thuật trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và nấm mọc nhĩ. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội, 87 trang.

Hà Cẩm Thu, Võ Thị Chi Diễm, Tô Xuân Truyền, 2011. Nghiên cứu phân lập

và nhân giống nấm sò, nấm rơm. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc lần

II 2011. Hà Nội.Trang: 1-7.

Lê Duy Thắng, 1992. Kỹ thuật trồng nấm rơm. Nhà xuất bản trường Đại học Tổng hợp. Tp. Hồ Chí Minh. 23 trang.

Lê Duy Thắng, 1997. Kỹ thuật trồng nấm, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, 184 trang.

Nguyễn Hiền Huỳnh, 2010. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Trồng trọt,

Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên năng suất nấm rơm (Volvariella

volvacea). Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn và Zani Federico, 1997. Nấm ăn - Cơ sở Khoa học và Công nghệ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 199 trang.

Nguyễn Lân Dũng, 2001. Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 199 trang.

Nguyễn Lân Dũng, 2002. Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 243 trang.

Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003. Sao bạn chưa trồng nấm. Nhà xuất bản Phụ nữ. Hà Nội. 135 trang.

Nguyễn Thị Bích Hằng, Võ Châu Tuấn, Nguyễn Ngọc Thuận, 2014. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng phân lập và nhân giống

nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) tại thành phố Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của hoá chất khử trùng đến tỉ lệ nhiễm khi phân lập và xác định thành phần dinh dưỡng bổ sung vào môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 lên sự phát triển của hệ sợi nấm rơm (volvariella volvacea) (Trang 34)