Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài cá bống trắng và cá bống đen ở Duyên Hải, Trà Vinh gồm 14 loài thuộc 10 giống, 3 phân họ và 2 họ (Gobiidae và Eleotridae). Trong đó, họ Gobiidae có 10 loài (Bảng 4.1 và phụ lục 3), trong đó phân họ Amblyopinae có 3 loài (10,38%), phân họ Gobiinae có 3 loài (42,93%) và phân họ Oxudercinae có 4 loài (46,69%); họ Eleotridae gồm có 4 loài (Bảng 4.2 và phụ lục 3) của 3 giống, trong đó giống Butis có 2 loài (8,51%), giống Eleotris có 1 loài (8,51%) và giống Oxyeleotris có 1 loài (82,98%). Ngô Trúc Bình (2009) cho rằng thành phần loài cá họ Gobiidae và Eleotridae ở vùng bãi bồi ven biển Duyên Hải, Trà Vinh chỉ xác định được 12 loài thuộc 2 họ Gobiidae và Eleotridae. Điều này cho thấy kết quả của nghiên cứu này tương đối phong phú về thành phần loài cá bống họ Gobiidae và Eleotridae ở KVNC so với nghiên cứu trước của Ngô Trúc Bình (2009). Sự khác nhau này có thể là do dụng cụ, phương pháp thu mẫu và mục đích nghiên cứu khác nhau.
Trong tổng số 259 cá thể của 14 loài cá thu được qua 6 tháng từ tháng 10/2014 đến tháng 03/2015 thì tỉ lệ phần trăm cá thể của các loài dao động từ 0,39 – 24,32%,
loài Boleophthalmus boddarti có tỉ lệ phần trăm cá thể cao nhất (24,32%), loài Butis
humeralis có tỉ lệ phần trăm cá thể thấp nhất (0,39%). Trong đó, có 3 loài cá (35,52%)
có giá trị kinh tế (họ Gobiidae có 2 loài chiếm 20,46% là Cá bống cát tối
(Glossogobius giuris) và Cá kèo vảy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus), họ Eleotridae có 1 loài chiếm 15,06% là Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus)), 4 loài cá
(28,19%) có giá trị kinh tế còn hạn chế (1 loài thuộc họ Gobiidae chiếm 1,54% là Cá
bống trứng (Eleotris balia) và 3 loài thuộc họ Eleotridae chiếm 26,65% là Cá kèo vảy to (Parapocryptes serperaster), Cá bống cát (Glossogobius aureus) và Cá bống cát
19
Ngành Sư phạm Sinh – KTNN Bộ môn Sư phạm Sinh học
trắng (Glossogobius sparsipapillus)), và có tới 7 loài cá (36,29%) không có giá trị
kinh tế thuộc cả hai họ Eleotridae và Gobiidae (Hình 4.1và phụ lục 3).
So với kết quả nghiên cứu của Ngô Trúc Bình (2009) thì trong đợt khảo sát này
không phát hiện 4 loài: Acentrogobius chlorostigmatoides, Aulopareia janetae,
Acentrogobius viridipunctatus, Gobiopsis macrostoma. Nguyên nhân có thể do: khai
thác quá mức; sử dụng ngư cụ có hại mang tính chất hủy diệt như lưới kéo, lưới rê; tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Hình 4.1: Tỉ lệ % của các loài cá bống họ Gobiidae và Eleotridae ở Duyên Hải, Trà Vinh