Phương pháp thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động của một số nhà thuốc GPP tại hà nội thông qua một số chỉ tiêu của thực hành nhà thuốc tốt (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.

Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu sau:

2.2.2.1. Hồi cứu.

Các số liệu về số lượng nhà thuốc được cấp GPP tại địa bàn Hà Nội từ tháng 7/2007 đến 6/2009 sẽ được thu thập từ các báo cáo tổng kết của sở Y tế Hà Nội; trên cơ sở đó sẽ tiến hành phân tích và đánh giá.

2.22.2. Khảo sát trực tiếp ( Open survey) [11].

Điều tra viên đã được tập huấn sẽ đến từng nhà thuốc trong mẫu nghicn cứu, quan sát trực tiếp cơ sở vật chất, trang thiết bị, sắp xếp quầy tủ của nhà thuốc và điền các thông tin thu thập được theo mẫu điều tra.

Công cụ đánh giá: bảng kiểm.

2.2.2.3. Phương pháp đóng vai khách hàng (Simulated Client Method)

Phương pháp đóng vai khách hàng là phương pháp hữu hiệu được sử dụng để đánh giá thực hành chuyên môn của các cơ sở dịch vụ y tế. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trên thế giới [11]. Với phương pháp này các điều tra viên thực hiện đóng vai khách hàng đi đến các nhà thuốc để mua thuốc. Những nhân viên bán thuốc

tại các nhà thuốc không biết rằng những khách hàng đặc biệt này đang tham gia vào nghiên cứu. Kỹ năng thực hành của các nhân sự tại các nhà thuốc nghiên cứu sẽ được đánh giá thông qua kết quả các lẩn khách hàng đến mua thuốc tại đây.

Các điều tra viên (ĐTV) đóng vai khách hàng đến mua thuốc tại các nhà thuốc thuộc mẫu nghiên cứu. Mỗi tình huống sẽ có 1 khách hàng đến mua thuốc theo kịch bản định trước và yêu cầu nhân viên nhà thuốc tư vấn, giúp đỡ. Các số liệu liên quan đến hỏi, khuyên, thuốc đã bán được điều tra viên điền vào biểu mẫu thu thập dữ liệu 10 phút ngay sau khi ra khỏi nhà thuốc.

Trong nghiên cứu này, người đóng vai khách hàng đến các nhà thuốc trong mẫu nghiên cứu và yêu cầu mua thuốc với 2 tình huống thông thường: mua thuốc kháng histamine ( Chlorpheniramin) và mua thuốc giảm đau kháng viêm NSA1D ( Voltaren). Chúng tôi quyết định lựa chọn 2 thuốc này vì các lí do sau:

o Cả hai thuốc Chlorpheniramin và Voltaren ( Diclofenac) đều nằm trong danh mục thuốc không phải kê đơn (thuốc OTC) do Bộ Y tế ban hành vào ngày 1/7/2009 [7].

O Các thuốc OTC là những thuốc mà tất cả nhân viên làm việc tại nhà thuốc ( bao gồm cả dược sĩ đại học, trung học và dược tá) đều có thể bán cho khách hàng mà không cần đơn của bác sĩ. o Cả hai tình huống bệnh mà đề tài đã đưa ra là Viêm mũi dị ứng và đau mỏi lưng đều là những bộnh rất phổ biến. Hơn nữa, khi mới mắc các bệnh này, phần lớn bệnh nhân đểu đi thẳng ra nhà thuốc để mua thuốc điều trị luôn mà không đi khám bác sĩ.

Do đó, khi lựa chọn hai thuốc này để đưa vào nghiên cứu, quá trình khảo sát có thể được tiến hành trên tất cả các nhân viên của nhà thuốc GPP. Chính vì vậy, kết quả thu được về vấn đề kĩ năng thực hành dược sẽ toàn diện và khách quan hơn.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động của một số nhà thuốc GPP tại hà nội thông qua một số chỉ tiêu của thực hành nhà thuốc tốt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w