Nghiên cứu về tác động cản trở tiêu cực của FDI lên đầu tƣ nội địa.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 31)

Ngược lại với những ảnh hưởng lan tỏa tích cực mà FDI mang lại cho các quốc gia nhận đầu tư, Sun (2002) nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tác động loại trừ của FDI. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một dự án dựa trên việc vay mượn từ thị trường tài chính trong nước dưới các điều kiện về các nguồn lực khan hiếm, tỷ suất sinh lợi nội địa có thể gia tăng, và điều này có thể khiến cho việc vay mượn của một số doanh nghiệp nội địa trở nên khó khăn. Nếu FDI thâm nhập vào nền kinh tế trong các hoạt động kinh doanh mà các công ty trong nước đã có sẵn năng lực cạnh tranh, nó có thể

làm giảm các khoản đầu tư nội địa mà vốn đã được đảm nhiệm bởi các nhà sản xuất trong nước. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu đầu tư từ nước ngoài cố tình sử dụng các biện pháp trấn áp nhằm loại trừ các đối thủ cạnh tranh, hoặc làm chậm đi quá trình thành lập của họ. Nếu Chính phủ của nước nhận đầu tư thiếu đi các công cụ chính sách cạnh tranh hiệu quả và kỹ năng kiểm soát các hoạt động đó, sự hiện diện của một nguồn vốn FDI mạnh có thể ngăn cản sự phát triển của năng lực sản xuất địa phương. Nghiên cứu của Acar et al. (2012) trên 13 quốc gia đang phát triển tại Trung Đông và Bắc Phi cho ra kết quả rằng, FDI có tác động thay thế tại các nước này. Kumar và Pradhan (2002), bằng cách phân tích mối liên hệ giữa FDI, sự tăng trưởng và đầu tư nội địa cho một mẫu bao gồm 107 quốc gia đang phát triển cho giai đoạn từ 1980 - 1999, đã chứng minh cho sự tồn tại của tác động cản trở của FDI đối với đầu tư trong nước.

Sử dụng một hệ thống các quốc gia tương tự, Agosin và Machado (2005) kiểm định các ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực cho giai đoạn thời gian từ 1971 - 2000. Họ thực hiện hai cách kiểm định mối quan hệ; một cách sử dụng các giá trị hiện hành và độ trễ của tỷ lệ tăng trưởng và cách này sử dụng FDI như là một biến giải thích của đầu tư nội địa, và một cách sử dụng một biến đại diện cho sự khác biệt giữa đầu ra thực tế và năng lực sản xuất đầy đủ. Họ khám phá ra rằng FDI thế chỗ cho đầu tư nội địa tại Mỹ Latinh và FDI đó dẫn đến một sự gia tăng tỷ lệ 1:1 trong tổng đầu tư tại Châu Phi và Châu Á trong một giai đoạn thời gian chọn trước (nghĩa là nó không có bất cứ tác động nào trên đầu tư nội địa tại Châu Phi và Châu Á). Họ quan sát tác động cản trở của FDI đối với đầu tư nội địa tại Châu Phi vào thập niên 90.

Lipsey (2000) tìm thấy một hệ số nghịch biến khi tác giả nhìn vào tác động của tỷ số dòng FDI vào của giai đoạn 5 năm trước trên tỷ số tổng chi phí vốn tại các quốc gia phát triển (các nước OECD ngoại trừ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland và Ireland) trong những năm từ 1970 - 1995. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, nếu như FDI có tác động

tích cực hay nói cách khác là sẽ cung cấp thêm vốn cho tổng chi phí đầu tư, một hệ số đồng biến sẽ được tìm thấy.

Nghiên cứu của Fry (1993) đưa ra một kết quả tương tự với lý do là dòng FDI vào đối với các quốc gia này đơn giản là một sự thay thế gần cho những dòng vốn vào khác. Tác động ngược chiều này cũng cho thấy rằng dòng FDI vào không thực sự tạo ra các cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư địa phương, thay vào đó là thay thế cho chúng. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả gần giống. Chẳng hạn như nghiên cứu của Backer và Sleuwaegen (2003) cho rằng, tiếp nhận cạnh tranh và FDI sẽ làm tăng khả năng các doanh nghiệp nội địa bị đào thải ra khỏi nền kinh tế, hay nói cách khác là FDI sẽ cản trở đầu tư nội địa. Nghiên cứu của Harrison và McMillan (2003) cũng đưa ra một kết quả tương tự với hai nghiên cứu trên. Nguyên nhân được cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện vay mượn từ thị trường vốn trong nước, làm tăng lãi suất trong nước, các công ty nội địa không thể đáp ứng được mức lãi suất này, từ đó không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.

Cũng có một vài nghiên cứu của các quốc gia riêng lẻ liên quan đến tác động của FDI lên đầu tư nội địa. Nghiên cứu về hành vi thâm nhập hoặc đào thải của doanh nghiệp tại Belgian sản xuất công nghiệp suốt những năm 1990 - 1995, Backer và Sleuwaegen (2003) đề xuất rằng tiếp nhận sự cạnh tranh và FDI làm cản trở đường vào và khuyến khích đường thoát của các doanh nghiệp nội địa. Nhưng họ nhấn mạnh rằng, như là một kết quả của những tác động về nhận thức, minh chứng, mạng lưới và liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, tác động ngăn cản có thể bị làm yếu đi hoặc thậm chí bị triệt tiêu trong dài hạn bởi vì tác giả nhấn mạnh rằng FDI sẽ có tác động tích cực trên các doanh nghiệp nội địa trong dài hạn. Bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu quy mô nhỏ của các doanh nghiệp tại Côte d’Ivoire, Harrison và McMillan (2003) tìm thấy bằng chứng rằng FDI cản trở đầu tư nội địa bởi vì các doanh nghiệp

nước ngoài bỏ vốn đầu tư của họ bằng cách vay mượn từ thị trường tài chính của quốc gia chủ nhà, do đó làm tăng lãi suất trong nước.

Kim và Seo (2003) phân tích mối quan hệ năng động giữa dòng FDI vào, sự tăng trưởng kinh tế và đầu tư nội địa tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1985 - 1999. Họ thực hiện một mô hình tự hồi quy vectơ và những cải tiến kỹ thuật thanh toán và tìm thấy rằng FDI không có tác động có ý nghĩa nào lên sự tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế xuất hiện lại có ảnh hưởng đến mức độ tương lai của FDI một cách có ý nghĩa quan trọng và có tính bền vững cao; và FDI đó không có tác động thay thế đầu tư nội địa tại Hàn Quốc. Một kết quả thú vị là một sự gia tăng trong đầu tư nội địa xuất hiện sẽ ngăn cản dòng FDI vào.

Titarenko (2006) thực thi một phân tích toán kinh tế của tổng chức năng đầu tư của Latvia trong giai đoạn 1995 - 2004. Tác giả dựa theo phương pháp tiếp cận được mô tả bởi Agosin và Mayer (2000) và hồi quy tổng đầu tư trên giá trị độ trễ của FDI trên GDP, đầu tư trên GDP và sự tăng trưởng của GDP, và tìm thấy những ước lượng cho hệ số của họ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Nghiên cứu này trình bày bằng chứng FDI thay thế cho đầu tư nội địa tại Latvia.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu về tác động của FDI lên đầu tư nội địa cho ra những kết quả khá phức tạp. Chẳng hạn, Agoshin và Machado (2005) xem xét tác động của FDI lên đầu tư nội địa và nhận thấy rằng, FDI không mang lại một tác động tích cực nào cho đầu tư trong nước. Apergis, Katrakilidis và Tabakis (2006), với một nghiên cứu dữ liệu bảng bao gồm 30 quốc gia tìm thấy rằng, FDI có tác động thúc đẩy trong mô hình đơn biến, nhưng trong mô hình đa biến thì kết quả là tác động cản trở. Lin và Chuang (2007) kiểm định tác động cho nền kinh tế Đài Loan và nhận thấy rằng, FDI thay thế các công ty nhỏ nhưng lại hỗ trợ tích cực cho các công ty nội địa lớn.

Agoshin và Mayer (2000) thực hiện một nghiên cứu kinh tế về tác động của FDI lên đầu tư nội địa. Nghiên cứu này bao hàm dữ liệu cho giai đoạn từ 1970 - 1996 của 39 quốc gia đang phát triển bằng phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả tìm thấy rằng, FDI có tác động thúc đẩy ở các nước Châu Á và Châu Phi, trong khi đó tại các nước Mỹ Latinh là tác động cản trở. Nghiên cứu của Driffield và Hughes (2003) thì lại nhận thấy rằng, dòng FDI đi vào một quốc gia có tác động tích cực đối với đầu tư nội địa tại quốc gia đó. Ngoài ra, theo như kết quả nghiên cứu của Backer và Sleuwaegen (2003), trong phạm vi của các mô hình lựa chọn nghề nghiệp, FDI làm suy yếu năng lực của các nhà kinh doanh địa phương. Tuy nhiên, FDI có thể sẽ làm tăng đầu tư nội địa thông qua liên kết mạng, các hiệu ứng dây chuyền và kiến thức.

Agosin và Mayer (2000) điều tra phạm vi mà FDI tại các nước đang phát triển sẽ thúc đẩy hoặc thay thế cho đầu tư nội địa dựa trên dữ liệu bảng cho những năm từ 1970 - 1996. Các tác giả cho rằng nếu FDI ngăn cản đầu tư nội địa hoặc thất bại trong việc đóng góp cho tổng chi phí vốn đầu tư, thì những lợi ích cho các nước đang phát triển nhận đầu tư cần phải được xem xét lại. Những phân tích toán kinh tế được tiến hành trong nghiên cứu của tác giả này cho thấy rằng tác động thay thế chiếm ưu thế hơn ở các nước Mỹ Latinh trong khi tác động thúc đẩy lại là dạng chuẩn cho các nước Châu Á (yếu hơn tại Châu Phi) giữa những năm 1970 và 1996.

Misun và Tomsik (2002) phân tích liệu rằng FDI sẽ thay thế hay làm gia tăng đầu tư nội địa ở Cộng Hòa Séc, Hungary và Ba Lan trong thập niên 90 bằng cách sử dụng mô hình tổng đầu tư, có FDI được xem như là một biến ngoại sinh mà được đưa ra từ quan điểm của các quốc gia nhận đầu tư. Nếu FDI có tác động cản trở đối với đầu tư trong nước, một đơn vị FDI sẽ dẫn đến một gia tăng trong tổng đầu tư của quốc gia chủ nhà thấp hơn một đơn vị. Ngược lại, nếu FDI có tác động tích cực cho đầu tư nội địa, một gia tăng trong FDI sẽ làm tăng hơn một đơn vị trong tổng đầu tư tại nước chủ nhà. Nếu tác động là trung lập, một đơn vị FDI gia tăng sẽ tạo ra một đơn vị gia tăng trong tổng

đầu tư. Các tác giả đã tìm ra rằng có bằng chứng của một tác động ngăn cản tại Ba Lan (1990 - 2000) và một tác động thúc đẩy tại Hungary (1990 - 2000) và tại Cộng Hòa Séc (1993 - 2000).

Apergis et al. (2006) phân tích mối liên kết giữa FDI và đầu tư nội địa, và nghiên cứu của họ là nghiên cứu đầu tiên đã cố gắng giải thích mối quan hệ này bằng kỹ thuật đồng liên kết bảng. Họ sử dụng dữ liệu hàng năm cho 30 quốc gia từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Châu Phi trong giai đoạn 1992 - 2002, và khám phá ra một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa FDI và đầu tư nội địa, đây là kết quả của kiểm định nhân quả hai biến số; và đồng liên kết giữa FDI và đầu tư nội địa cho tất cả các nhóm quốc gia được lựa chọn cho ra một kết quả của kiểm định đồng liên kết đa biến. Mô hình hai biến tìm thấy những bằng chứng ủng hộ cho mối quan hệ đồng biến dài hạn cho các nước Châu Á và Châu Phi; tuy nhiên, đó không phải là bằng chứng cho Châu Mỹ và Châu Âu trong mô hình đa biến. Điều này cho thấy tác động tiêu cực trở nên chiếm ưu thế hơn khi các nước Châu Mỹ và Châu Âu được xem xét. Những kết quả này tương tự với những kết quả của De Mello (1999) cho một nhóm các nước phát triển và với Lipsey (2000) và Agosin và Mayer (2000) nghiên cứu cho các nước Mỹ Latinh.

Một số nghiên cứu tìm thấy những bằng chứng hỗn hợp khi sử dụng một vài độ trễ cho FDI hoặc khi tách mẫu các quốc gia theo khu vực địa lý (Adams, 2009; Apergis et al., 2006; Agosin và Mayer, 2000; Misun và Tomsik, 2002; Agosin và Mayer, 2000), hoặc không tìm thấy tác động nào của FDI lên đầu tư nội địa (Lipsey, 2000).

Cũng như vậy, sự lan tỏa về năng suất của dòng FDI vào cũng được tranh luận trong các nghiên cứu. Ví dụ, Wooster và Diebel (2006) cung cấp một cái nhìn tổng quan của 32 nghiên cứu kinh tế về tác động của FDI lên các nước đang phát triển (trong số đó bao gồm cả các quốc gia chuyển đổi ở Đông Âu), trong một khoảng thời gian từ năm 1983 - 2004. Các tác giả này tìm thấy những ảnh hưởng tích cực của các lan tỏa trong khoảng một nửa các quan sát được bao gồm (một quan sát là một kết quả hồi quy,

trong đó mỗi nghiên cứu thường có nhiều hơn một phân tích), và chưa đến một nửa các hệ số được đưa ra - cả tích cực và tiêu cực - là có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu dành cho mối quan hệ giữa FDI và đầu tư trong nước tại các nước đang phát triển ở khu vực Châu Âu cũng tương đồng với kết quả được đưa ra bởi Konings (2000), cho rằng không có bằng chứng nào của các tác động lan tỏa tích cực, thay vào đó là không có lan tỏa hoặc chỉ là lan tỏa tiêu cực của đầu tư nước ngoài lên các doanh nghiệp nội địa. Nghiên cứu của tác giả này dành cho ba quốc gia tiêu biểu tại khu vực Trung và Đông Âu là Bulgaria, Romania và Ba Lan trong giai đoạn từ 1993 - 1997. Các kết quả của nghiên cứu này đưa ra gợi ý rằng trong giai đoạn đầu chuyển đổi, là giai đoạn của Bulgaria và Romania đang trải qua, sức mạnh cạnh tranh gia tăng từ FDI trội hơn các lan tỏa công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước. Điều này cho thấy rằng các công ty kém hiệu quả sẽ đánh mất thị phần của mình do sự cạnh tranh từ nước ngoài, trong dài hạn sẽ gia tăng hiệu quả tổng thể cho một nền kinh tế. Trong các giai đoạn sau, khi các công ty trong nước tiến hành việc tái cơ cấu đáng kể và cạnh tranh thị trường được thiết lập, tác động cạnh tranh vượt trội có vẻ như sẽ biến mất.

Tác giả của nghiên cứu trên tìm thấy bằng chứng rằng các công ty nước ngoài hoạt động không thật sự tốt hơn các công ty trong nước, ngoại trừ tại Ba Lan, nền kinh tế chuyển đổi tiên tiến hơn. Điều này cho thấy rằng, cần nhiều thời gian cho các tác động sở hữu để có thể có một tác động lên hiệu quả hoạt động, do tụt hậu trong chuyển dịch cơ cấu. Hơn nữa, không có bằng chứng nào của các tác động lan tỏa tích cực, thay vào đó là không có lan tỏa hoặc chỉ là lan tỏa tiêu cực của đầu tư nước ngoài lên các doanh nghiệp nội địa. Điều này được hợp lý hóa thông qua một tác động cạnh tranh mà chiếm ưu thế hơn một tác động lan tỏa công nghệ tại Bulgaria và Romania, tiến hành theo giả thuyết của việc tăng lợi nhuận theo quy mô (giảm đường cong chi phí trung bình). Tác

động cạnh tranh có thể chiếm ưu thế hơn tác động về công nghệ nếu như chênh lệch về trình độ công nghệ là đủ lớn, xảy ra ở các quốc gia ít tiến bộ như Bulgaria và Romania. Theo Brian J.Aitken và Ann E.Harrison (1999), các tác động lan tỏa về công nghệ có thể sẽ đưa đến những tác động tích cực lên các công ty trong nước, tuy nhiên, cũng có khả năng tồn tại một tác động cạnh tranh theo chiều hướng ngược lại. Sự thâm nhập của các công ty nước ngoài làm nhiễu loạn sự cân bằng thị trường hiện có và có thể tạo áp lực buộc các công ty nội địa sẽ phải sản xuất ít đi các sản phẩm đầu ra, từ đó đẩy lên đường cong chi phí trung bình, ít nhất nếu như đường cong chi phí trung bình dốc xuống, trong trường hợp nếu như sản xuất bao gồm một chi phí cố định đáng kể. Loại tác động nào chiếm ưu thế hơn phụ thuộc vào sức mạnh tác động của lan tỏa công nghệ (và khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp) so với tác động của cạnh tranh.

Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các nước Châu Âu trong mẫu nghiên cứu cũng có tác động đến tổng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, đây là sự tác động

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách điều hành của chính phủ đến đầu tư nội địa tại các nước đang phát triển (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)