Hoạt động thƣ viện doanh nhân tại TVQG VN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở việt nam (Trang 57)

6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn

2.2 Hoạt động thƣ viện doanh nhân tại TVQG VN

2.2.1 Khái quát về TVQG VN

TVQG VN là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng trong cả nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tiền thân của Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thƣ viện Đông

Dƣơng trực thuộc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được thành lập

theo Nghị định ngày 29/11/1917 của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Ngày 21/11/1958 Bộ trưởng Bộ Văn hóa ra Nghị định tách Thư viện ra khỏi Vụ Văn hóa đại chúng và trở thành Thƣ viện Quốc gia ngày nay.

TVQG VN là thư viện trung tâm của cả nước có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Khai thác các tài liệu trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của bạn đọc

- Nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật Lưu chiểu; Tàng trữ và bảo quản tất cả các xuất bản phẩm của Việt Nam; Biên soạn và xuất bản Thư mục Quốc gia Việt Nam

- Tổ chức phục vụ bạn đọc theo quy định

- Chịu trách nhiệm hợp tác trao đổi tài liệu với các thư viện trong và ngoài nước

- Quản lý các dự án nghiên cứu về khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực thông tin thư viện

- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành thư viện theo quy định của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch)

* Cơ cấu tổ chức

Giám đốc: Phan Thị Kim Dung: Phụ trách chung toàn bộ công tác

của Thư viện; Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn và hàng năm của đơn vị; Phụ trách trực tiếp công tác tổ chức cán bộ - hành chính, kế toán tài chính, Tin học và đối ngoại

Phó Giám đốc: Kiều Văn Hốt: Phụ trách chuyên môn và Công

nghệ thông tin

Phó Giám đốc: Lê Văn Viết: Phụ trách về công tác nghiên cứu

khoa học, Tạp chí Thư viện

Phó Giám đốc: Đặng Văn Ức: Phụ trách khối phục vụ bạn đọc

* Các phòng chức năng

 Phòng Tin học

 Phòng Phân loại – Biên mục

 Phòng Hành chính tổ chức  Phòng Nghiên cứu khoa học  Phòng Bảo quản

 Phòng Bổ sung – Trao đổi  Phòng Báo – Tạp chí  Phòng Đọc sách

 Phòng Quan hệ Quốc tế  Phòng Thông tin Tư liệu  Phòng Lưu chiểu

 Phòng Tạp chí Thư viện  Đội Bảo vệ

2.2.2 Tình hình triển khai hoạt động Thƣ viện doanh nhân tại TVQG VN

TVQG VN là thư viện đầu tiên ở miền Bắc ứng dụng mô hình thư viện doanh nhân. Tuy nhiên mô hình thư viện doanh nhân của TVQG VN là một mô hình thư viện doanh nhân nhỏ có tên gọi là “Phòng đọc sáng

tạo” nằm trong toàn bộ hệ thống của Thư viện Quốc gia.

Theo dự kiến Phòng đọc sáng tạo của Thư viện Quốc gia sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 10 năm 2010.

Phòng đọc sáng tạo của TVQG VN được trang bị hiện đại, sang trọng với hệ thống trang thiết bị như: bàn ghế, hệ thống máy tính, máy chiếu, máy in… Phòng đọc có nguồn ánh sáng và không gian luôn yên tĩnh, thoáng mát để người dùng tin có thể học tập và nghiên cứu…

2.2.2.1 Đối tƣợng phục vụ

Đối tượng phục vụ của Thư viện Quốc gia là tất cả những tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có quyền tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ chức. Bao gồm, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội như cán bộ, nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, học viên, sinh viên, học sinh, công nhân, nông dân, người buôn bán…

Tuy nhiên, đối với Phòng đọc sáng tạo đối tượng phục vụ chủ yếu bao gồm doanh nhân, cán bộ công chức và các nhà nghiên cứu trong cả nước.

2.2.2.2 Vốn tài liệu

Vốn tài liệu của TVQG VN vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê năm 2008, tổng số nguồn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam như sau:

+ Sách: ST T Loại Tổng số tên sách Tổng số bản sách 1 Sách Việt 227.651 475.225 2 Sách ngoại (hệ latinh, trừ Pháp) 103.000 103.000 3 Sách Pháp 46.700 46.700 4 Sách Nga 269.000 269.000 5 Sách Đông Dương 67.600 67.600 6 Tranh 3.191 7 Sách nhạc 21.800 8 Luận án tiến sĩ 13.249 13.249 9 Hán – Nôm 2.278 2.278 10 Sách Hoa 50.050 50.050 11 Sách Nhật + Triều Tiên 4.577 4.577 12 Sách Hàn quốc 6.000 6.000 13 Bản đồ 2.506 2.506

14 Kho Lưu chiểu 227.651

15 Kho sách tiếng các dân tộc ít người của Việt Nam

1.141 1.141

16 Kho tài liệu tra cứu 4.000 4.000 17 Kho tài liệu nghiệp vụ thư

viện

3.000 3.000

Tổng 800.752 1.300.968

+ Báo, tạp chí

Kho báo chí của TVQG hiện có 8.677 tên với hàng triệu số trong đó đã đóng được khoảng 130.000 tập (đơn vị đóng bìa). Với các loại sau:

STT Loại

Tổng số tên báo

Chiếm % tổng số báo chí

2 Báo chí tiếng Pháp 979 11,3%

3 Báo chí tiếng Anh 2.155 24,9%

4 Báo chí tiếng Nga 792 9,1%

5 Báo chí nghiên cứu (gồm báo chí tiếng Việt, tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác nhập vào Thư viện trước tháng 10 năm 1954)

1.718 19,8%

6 Báo chí các nước khác (tiếng Đức…)

820 9,5%

7 Báo chí tiếng Trung Quốc 500 5,7%

+ Vi phim, Vi phích

* Phim Posgitive (Phim dương bản):

STT Loại Số lƣợng (tên tài liệu) Số lƣợng (hộp) 1 Báo Việt 231 551 2 Báo ngoại 111 177

3 Sách Việt 1047 4 Sách ngoại 878 916 5 Sách Nga 46 63 6 Sách Hán 79 141 7 Sách, tạp chí trước năm 1954 Chụp mới 255 hộp

* Phim Negative (Phim âm bản):

STT Loại Số lƣợng (tên tài liệu) Số lƣợng (hộp) 1 Báo Việt 189 2 Báo ngoại 132 3 Sách ngoại 549 4 Sách Hán 127 5 Sách Việt 715

* Các cơ sở dữ liệu

STT CSDL Nội dung Số biểu

ghi

1 SACH Tài liệu tiếng Việt, tài liệu tiếng nước ngoài hệ Latinh (từ 1982-nay)

340.000

2 JM Báo, tạp chí các ngôn ngữ

6.272 3 NCUU Báo, tạp chí nghiên cứu

các ngôn ngữ nhập về TV trước năm 1954

1.718

4 LA Luận án tiến sĩ 13.762

5 Bài trích Bài trích từ hơn 60 tạp chí

50.130

* Các cơ sở dữ liệu toàn văn

STT CSDL Nội dung

Số lƣợng - trang (~tên tài

liệu)

1 Luận án tiến sĩ

Luận án của người VN bảo vệ trong nước và nước ngoài 840.000 trang (~ 4.400 tên) 2 Sách Đông Dương Sách tiếng Pháp viết về Việt Nam trước năm 1945. 89.000 trang (~750 tên) 3 Sách tiếng Anh viết về Việt Nam 92.520 trang (~ 338 tên) 4 CSDL Tổng hợp WILSON (dạng CD)

Bài trích toàn văn chuyên ngành của 299 tờ tạp chí nổi tiếng thế giới từ năm 1983- 2004 5 CSDL online: Chương trình

CSDL EBSCO PERI/Vietnam 6 CSDL online: CSDL BlackWell Chương trình PERI/Vietnam 7 CSDL đĩa CD >1000

Vốn tài liệu của Phòng đọc sáng tạo sẽ được lựa chọn từ nguồn tin phong phú của thư viện, bao gồm nhiều lĩnh vực được nhiều doanh nhân quan tâm như: kinh tế, chính tri, văn hóa - xã hội… Ngoài ra, thư viện cũng chú trọng bổ sung nguồn tài liệu mới từ trong và ngoài nước để có thể đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc vừa mang tính thời sự, vừa mang tính cập nhật.

2.2.2.3 Dịch vụ thƣ viện

Theo điều tra và nghiên cứu, các dịch vụ thư viện tại Phòng đọc sáng tạo sẽ bao gồm:

Dịch vụ làm thẻ: đối tượng làm thẻ là doanh nhân, cán bộ công chức, nhà nghiên cứu.

Đọc tại chỗ và cho mượn tài liệu về nhà.

Hướng dẫn tra cứu và sử dụng các CSDL hiện có tại phòng đọc Cung cấp thông tin theo yêu cầu (có tính phí)

Tổ chức hội thảo chuyên đề, triển lãm sách, ảnh, sưu tập quý... tại phòng đọc sáng tạo.

Cung cấp bản tin hàng tháng phục vụdoanh nhân - lãnh đạo và giới thiệu sách mới tại thư viện.

Đăng ký giữ tài liệu trước

Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát kế hoạch triển khai Phòng đọc sáng tạo tại TVQG VN, chúng ta thấy rằng thư viện đã luôn cố gắng hết mình để có thể đưa ra những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo đến cho người dùng tin là doanh nhân, cán bộ, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những sản phẩm và dịch vụ này mới chỉ là bước khởi đầu của một mô hình thư viện doanh nhân kiểu mới. Do vậy, thư viện cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể sớm đưa mô hình thư viện này vào hoạt động thực tế và phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

VỀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM

3.1 Nhận xét

Mô hình thư viện doanh nhân là một mô hình thư viện sáng tạo đã được nhiều nơi trên thế giới đưa vào sử dụng. Mô hình này được đánh giá cao vì đã góp phần cho sự phát triển kinh tế toàn cầu và kết nối những nhà doanh nghiệp trên thế giới thông qua hệ thống thông tin tri thức do thư viện cung cấp.

Ở Việt Nam, nhìn chung mô hình thư viện doanh nhân chưa thực sự phát triển, mô hình này mới đang được các thư viện biết đến và hầu như chưa được ứng dụng ở thư viện trong cả nước. Hiện nay, TV KHTH

TP.HCM là thư viện đầu tiên ứng dụng mô hình này và đi vào hoạt động được một thời gian ngắn.

Đối với TVQG VN, thực chất chỉ ứng dụng một phần của mô hình thư viện doanh nhân dưới dạng một Phòng đọc sáng tạo dành riêng cho các doanh nhân, cán bộ nhà nước và những nhà nghiên cứu.

3.1.1 Ƣu điểm

Trên thế giới, mô hình thư viện doanh nhân thực sự không còn là mới, nhưng đối với Việt Nam, khái niệm này vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, thậm chí vừa mới chỉ bắt đầu nhưng cũng đã đem lại được những hiệu quả nhất định. Nếu như hiểu được tầm quan trọng và những đóng góp cho sự nghiệp thư viện nước nhà nói riêng và cho xã hội nói chung, thì việc ứng dụng mô hình thư viện này cần phải tiến hành đồng bộ trong cả nước, bởi những ưu điểm nổi bật sau:

- Đây là mô hình thư viện mới và sáng tạo, hay chính là một hình thức thư viện tự kinh doanh và quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm và dịch vụ của mình…

- Mô hình thư viện này tạo ra giá trị kinh tế cho thư viện thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có thu phí cho những doanh nhân, cán bộ và những nhà nghiên cứu.

- Góp phần hình thành và tạo nên hệ thống thông tin kinh tế tri thức mới và những lĩnh vực liên quan để tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cho đất nước.

- Hỗ trợ doanh nhân trong việc tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin, làm giảm bớt thời gian tìm kiếm thông tin của họ, cán bộ thư viện thay vào đó làm công việc tạo ra những thông tin hữu hiệu nhất để phục vụ doanh nhân.

- Mô hình thư viện doanh nhân góp phần khai thác và sử dụng triệt để nguồn tin có trong thư viện.

- Đối với cán bộ thư viện, mô hình này góp phần phát huy tính sáng tạo, khả năng tìm tòi và phân tích những thông tin kinh tế để tạo ra một hệ thống thông tin tri thức mới cho nhân loại.

- Đối với doanh nhân, đây không chỉ là nơi tìm kiếm và khai thác những thông tin hữu hiệu mà còn là một môi trường văn hóa cho các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo và hình thành nên thói quen đọc sách báo của doanh nhân. Điều đó góp phần xây dựng văn hoá doanh nhân, thúc đẩy

việc tạo lập hình ảnh người doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập không chỉ giỏi về kinh doanh mà còn đẹp về văn hoá.

3.1.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thư viện doanh nhân cũng có những mặt tồn tại và hạn chế sau:

- Đòi hỏi một nguồn kinh phí khá lớn để xây dựng về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật và một hệ thống thông tin kinh tế - xã hội mang đầy đủ nội dung thông tin lẫn chất lượng thông tin. Những thông tin kinh tế luôn luôn đòi hỏi phải chính xác và thời sự, nếu thư viện không đáp ứng được những yêu cầu này thì có thể cung cấp những thông tin lỗi thời và sai lệch, do đó có thể gây những ảnh hưởng xấu đến doanh nhân, doanh nghiệp, thậm chí gây thất bại trong kinh doanh.

- Đối với cán bộ thư viện, kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực được coi là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng và sản phẩm, dịch vụ. Cán bộ thư viện sẽ không chỉ đơn giản tìm ra thông tin, mà họ phải xác định, lựa chọn, đánh giá và tổ chức các thông tin theo yêu cầu

của doanh nghiệp. Không có kiến thức phù hợp về những lĩnh vực này, cán bộ thư viện sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân tích và bao gói nhu cầu thông tin của khách hàng. Đây chính là những khó khăn đối với thư viện khi tiến hành tìm kiếm thông tin do đa số cán bộ thư viện đều thiếu đào tạo chính quy hoặc thiếu kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể. Điều này đòi hỏi thư viện phải thường xuyên đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kiến thức về lĩnh vực kinh tế - xã hội cho cán bộ thư viện, tuy nhiên vấn đề này lại kéo theo một nguồn kinh phí lớn.

- Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, hầu hết doanh nhân đều am hiểu về công nghệ thông tin và sử dụng chủ yếu các phương tiện tìm kiếm, khai thác và thu nhận thông tin qua mạng Internet. Đặc biệt, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, ai nắm được thông tin người đó sẽ chiến thắng, thì việc truyền tin lại càng trở nên quan trọng. Điều này cũng đòi hỏi cán bộ thư viện phải hiểu biết và thành thạo kỹ năng sử dụng máy tính cũng như truyền tin qua mạng thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu tin của doanh nhân.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Đối với ngành thƣ viện trong cả nƣớc

- Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế dù đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng nhìn chung còn nghèo nàn và lạc hậu. Để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế. Muốn làm được điều đó, điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu trên chính là phát huy cả về nội lực lẫn ngoại lực. Nội lực ở đây chính là cần phải có thông tin kinh tế chính xác và cập nhật để những doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được thời cơ và sẵn sàng đương đầu với những thách thức trước những biến động của nền kinh tế thị trường. Khi hiểu hết được tầm quan trọng của điều này, sứ mệnh cao cả của những nhà cung cấp thông tin có định hướng là cần

phải thiết lập một hệ thống thông tin theo yêu cầu của những doanh nghiệp sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của họ cũng như nhu cầu tin của nền kinh tế thị trường khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Do vậy, trước hết chúng ta cần phải nhanh chóng triển khai mô hình thư viện doanh nhân tại các thư viện trong cả nước để doanh nhân có thể sử dụng thư viện cũng như sử dụng những thông tin hữu hiệu nhất do thư viện cung cấp phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp mình cũng như cho nền kinh tế đất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở việt nam (Trang 57)