Thí nghiệm kiểm chứng

Một phần của tài liệu Bài giảng kĩ thuật truyền hình (Trang 37 - 38)

A. Cơ sở vật lý của truyền hình màu 3.1 Ánh sáng và đặc tính của nguồn sáng

3.5.1Thí nghiệm kiểm chứng

3.5.1 Thí nghiệm kiểm chứng

Để kiểm chứng người ta dùng máy đo màu (Sắc kế). Máy đo màu gồm 3 nguồn sáng R, G, B và màn ảnh có dạng tam giác. Màu X chiếu sáng một bên màn ảnh còn bên màn ảnh còn lại được chiếu bởi ba nguồn sáng cơ bản R, G, B có thể điều chỉnh cường độ được. Tiến hành điều chỉnh 3 nguồn sáng cho đến khi màu tổng hợp đồng nhất với màu cần xác định X, nghĩa là cùng độ chói, sắc thái và độ bão hoà màu. Từ đó ta tìm được phần trăm của 3 màu theo công thức:

X ⇔ a(R) + b(G) +c(B)

Với a, b, c là tỉ lệ phần trăm tương ứng cần tìm.

Bằng cách thay đổi các tỉ lệ ấy, người ta có thể tạo ra hầu hết các màu trong thiên nhiên. Mắt Màu X Màn ảnh R G B

R W W G Y C M B Hình 3.10 Sự trộn màu 3.5.2 3.5.2 Sự trộn màuSự trộn màu

Chiếu 3 nguồn sáng màu cơ bản R, G, B có cùng cường độ lên màn ảnh bằng vải trắng (để có sự phản chiếu hoàn toàn ở màn ảnh). Ta có kết quả trộn màu như sau ở các vùng giao nhau:

Hiện tượng trộn màu được giải thích như sau:

Thực ra không hề có sự pha trộn giữa các bước sóng của các màu cơ bản. Tại vùng mắt người thấy màu trắng chẳng hạn, vẫn có đủ 3 bước sóng của 3 màu R, G, B riêng rẽ đến mắt cùng một lượt và cả 3 nhóm tế bào nón R, G, B cùng bị kích thích giống y như trường hợp đã chiếu ánh sáng trắng vào mắt. Hai hiện tượng vật lý khách quan khác nhau đã gây cùng cảm giác cho mắt người.

Màu tía (Magnenta) không phải là một thực thể khách quan (vì không có bước sóng của màu tía) mà do màu R và B kích thích vào 2 loại tế bào nón nhạy với màu R và B gây cho người quan sát có cảm giác màu tía.

Sự trộn màu như vậy thực ra chỉ là kết quả lợi dụng sự nhầm lẫn của mắt và được khai thác triệt để trong truyền hình màu.

Một phần của tài liệu Bài giảng kĩ thuật truyền hình (Trang 37 - 38)