MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản mekong (Trang 64)

Tất cả những khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty vào thị trường EU có thể được phản ánh qua việc phân tích SWOT

Bảng 5.1: Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S)

1. Là thương hiệu có uy tín trên thị trường EU.

2. Tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu rất nhanh.

3. Đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm cấp Quốc tế. Có Code xuất khẩu sang EU. 4. Đội ngũ cán bộ - công nhân viên có kinh nghiệm.

5.Tình hình tài chính rất mạnh 6. Ngành kinh doanh được Chính Phủ quan tâm.

Điểm yếu (W)

1. Lượng lớn nguyên liệu vẫn phải mua bên ngoài, do vùng nuôi của công ty còn nhỏ.

2. Cơ sở hạ tầng về chế biến, bảo quản còn thô sơ, chưa thật sự hiện đại.

3. Cơ chế quản lý chưa được chặt chẽ.

4. Xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô hoặc sơ chế, giá trị thấp.

Cơ hội (O)

1. Thuỷ sản là loại thực phẩm ngày càng được ưa chuộng sau khi các dịch bệnh heo,gia cầm tăng.

2. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế, một số doanh nghiệp không đủ tiềm lực kinh tế, phải thu hẹp thị trường xuất khẩu.

3. Việt Nam đang gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ.

4. Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thế quan và những lợi ích về đối xử công bằng bình đẳng. 5. Nhà nước đang thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang EU.

Chiến lược SO

S1,S2,S3,S4,S5,O1,O2,O4,O5 - Tiếp tục khai thác ưu thế và không ngừng tiếp cận và nghiên cứu nhằm mở rộng và khai thác tốt thị trường tiềm năng, từ đó phát triển sản phẩm và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường xuất khẩu.

Chiến lược WO

W1,W2,W3,W5,O1,O2,O3,O4,O5 - Mở rộng vùng nuôi, đầu tư nâng cấp nhà xưởng chế biến và trang thiết bị nhằm tăng năng suất sản xuất để đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, giao hàng theo đúng hợp đồng và đa dạng hóa sản phẩm.

- Đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho công tác Marketing nhằm quảng bá sản phẩm→ Phát triển thị trường.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng.

54

Thách thức (T)

1. Sự đòi hỏi kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ.

2. Giá nguyên liệu đầu vào tăng, giảm không ổn định làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm .

3. Khâu nuôi trồng thủy sản chưa được kiểm soát tốt.

4. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất, chế biến trong nước.

5. Rủi ro đầu tư và tài chính cao.

Chiến lược ST

S1,S3,S4,S5,T1,T2,T3

- Luôn coi trọng chất lượng sản phẩm (quản lý theo tiêu chuẩn

quốc tế HACCP, ISO

9001:2000, BRC).

- Liên kết chặt chẽ với người nuôi cá nhằm kiểm soát được chất lượng đầu vào vừa bao tiêu sản phẩm đầu ra cho họ.

- Tăng cường kiểm tra hóa chất cấm sử dụng tại các khâu mua nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào.

- Cần kiến nghị với Chính phủ để thiết lập trật tự, đảm bảo nguyên liệu sạch → Phát triển về phía sau

Chiến lược WT

W1,W2,T1,T2,T3,T4

- Tăng cường hoạt động marketing, xây dựng hệ thống kênh phân phối→ Kết hợp về phía trước - Mở rộng mới vùng nuôi nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, đồng thời tiết kiệm được chi phí kiểm tra hóa chất bị cấm sử dụng trong quá trình nuôi.

- Tăng cường giám sát nguồn nguyên liệu Cải tiến trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng nhằm đáp ứng nghiêm ngặt yêu cầu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho đầu ra sản phẩm→ Kết hợp về phía trước

Lựa chọn chiến lược

Trong nhóm chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S-O):

Việc thực thi các chiến lược phát triểm thị trường và thâm nhập thị trường xuất khẩu chỉ đạt hiệu quả cao một khi đạt hiệu quả cao các chiến lược khác nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình. Ngoài ra do các sức ép của đối thủ cạnh tranh hiện nay rất mạnh mẽ nhất là về chất lượng. Vì vậy Công ty nên thực hiện song song các chiến lược phát triển sản phẩm và kết hợp về phía sau, kết hợp giữa chiến lược phát triển thị trường và thâm nhập thị trường xuất khẩu với chiến lược kết hợp về phía trước.

Thông qua việc phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty và phân tích các chiến lược đã được lựa chọn ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế.Sau đây em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện các chiến lược đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty.

Trong chiến lược điểm yếu – cơ hội (W-O):

Công ty nên chú trọng thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm, cần phải tập trung nâng cao năng lực về khoa học, công nghệ để tiến hành hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao.

55

Trong chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (S-T):

Do yêu cầu ổn định của nguồn nguyên liệu và để đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là cấp thiết nên hiện nay Công ty nên tiến hành thực thi chiến lược “kết hợp về phía sau” . Cần phải biết tận dụng các thế mạnh về tài chính, uy tín, kinh nghiệm phối hợp với những người nuôi cá tổ chức những vùng nguyên liệu có chất lượng để cung ứng cho Công ty cùng với những nhà cung cấp kiểm soát chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược này phụ thuộc vào rất nhiều khả năng hợp tác và thực hiện của các nhà cung cấp nguyên liệu.

Trong chiến lược điểm yếu – thách thức (W-T):

Công ty nên chứ trọng việc thực hiện chiến lược kết hợp về phía trước thiết lập hệ thống kênh phân phối. Theo đánh giá hiện nay thì hệ thống kênh phân phối còn nhiều hạn chế, do đó muốn thâm nhập hay phát triển thị trường cần có hệ thông kênh phân phối mạnh và chắc chắn vì vậy nhu cầu phát triển hệ thống kênh phân phối của Công ty là rất cần thiết

5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY THÒI GIAN TỚI

5.2.1 Giải pháp cho thực hiện chiến lược phát triển thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp hơn hoạt động kinh doanh nội địa vì rất nhiều vấn đề như: bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động kinh doanh phải chịu sự điều tiết của hệ thống pháp luật…vì vậy trước khi thực hiện các giao dich mua bán Công ty cần chuẩn bị chu đáo những việc như:

Trước khi đàm phán kí kết hợp đồng ngoại thương cần chú trọng đến khâu nghiên cứu để hiểu rõ thị trường đối tác về các vấn đề như: những điều kiện chính trị-thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện tiền tệ, điều kiện về vận tải và giá cước…bên cạnh việc tìm hiểu thị trường đối tác cũng cần chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Về quản lý chất lượng sản phẩm, Công ty cần đảm bảo tốt từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến để tạo ra sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước đối tác. Chất lượng sản phẩm không chỉ được đảm bảo từ nội dung bên trong mà còn ở cách trang trí bên ngoài như các yêu cầu của thị trường về quy cách phẩm chất bao bf, cách lưa chọn phân loại…có như vậy thì sản phẩm được chào bán ra thị trường ới có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

56

Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến bán hàng với những biện pháp cụ thể như:

 Quan tâm hơn đến công tác quảng bá và chiêu thị vì nó cũng là một phương thức giúp thâm nhập thị trường và qua đó có khả năng phản hồi chính xác nhất.

 Đối với khách hàng quen thuộc nên tổ chức các buổi thăm dò ý kiến, trao đổi thường xuyên với họ về thông tin thị trường có thể thu lại cho Công ty một lượng thông tin phong phú, chính xác nhất không gây phiền hà cho khách hàng

 Công ty nên thường xuyên tham gia các buổi hội nghị họp mặt giữa các doanh nghiệp trong ngành để nắm bắt những chính sách, những cơ hội kinh doanh mới.

 Nên tập trung mối quan hệ và quen biết sẵn có giữa nhân viên Công ty với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài để thu thập thêm những nguồn thông tin trên thị trường

 Có thể cử nhân viên đi thực tế tại các thị trường cần nghiên cứu

5.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm

Doanh nghiệp cần phát triển thêm nhiều dự án khả thi đầu tư theo chiều sâu nhằm thực hiện khép kín quy trình sản xuất.

Doanh nghiệp nên có kế hoạch nghiên cứu thường xuyên sản phẩm của mình nhằm thay đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm hợp lý; đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm có tính chiến lược, hợp thời trang, mang dấu ấn riêng, có ưu thế cạnh tranh mạnh, đồng thời hạn chế sản xuất những mặt hàng đã trở nên lạc hậu và khồn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Ngoài ra, để chiến lược phát triển sản phẩm đạt hiệu quả cáo thì doanh nghiệp phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải:

 Liên kết với người nuôi để đảm bảo chất lượng từ khâu nuôi trồng

 Triển khai các chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản phẩm thủy sản.

 Cần phải sản xuất theo hướng áp dụng những kỹ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi hàng thủy sản bị phát hiện kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh thì chúng ta có thể truy xuất nguốn gốc.

57

 Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối. Nếu xảy ra sự cố doanh nghiệp có thể biết ngay nó phát sinh ở khâu nào và từ đó đưa ra bện pháp xử lý kịp thời.

Mặt khác, doanh nghiệp nên tổ chức kiểm tra lại năng lực máy móc thiết bị, nhà xưởng để từ đó đầu tư hiệu quả hơn, tránh tình trạng mất cân đối giữa năng lực máy móc thiết bị với nhà xưởng. Trang bị thêm các thiết bị kiểm tra hiện đại nhằm tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất cần thiết từ khâu kiểm tra chất lượng của nguyên liệu đầu vào đến kiểm tra chất lượng thành phẩm sản xuất được. Công tác quản lý chất lượng phải được duy trì thực hiện từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu kiểm tra thành phẩm xuất xưởng và sau đó phải được đảm bảo chất lượng cả trong quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

5.2.3 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển về phía sau

Để nâng cao tính ổn định của nguồn nguyên liệu và tạo tính đồng bộ trong sản xuất và chế biến tiến hành:

Đề nghị Bộ Thủy sản rà soát và hoàn thiện lại công tác quy hoạch các nguồn nguyên liệu tập trung. Thực tế cho thấy vấn đề nguyên liêu cho nhà máy không phải là trách nhiệm của một phía mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân cho đến chính quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…cũng như các ngành nông nghiệp, kế toán, khoa học…

Hiện nay diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long không ngừng tăng lên và là khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.Tuy nhiên, việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện quy mô và một cách đồng bộ mà chỉ mang tính chất tự phát. Điều đó dẫn đến giá nguyên liệu lên xuống thất thường, có người có lợi nhuận cao cũng có người mất trắng. Khi bị thua lỗ thì một số hộ ngưng sản xuất dẫn đến nguyên liệu bị khan hiếm làm cho giá tăng cao.

Chính vì thế để đảm bảo cho nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu tránh những rủi ro có thể xảy ra Công ty cần thực hiện các việc sau:

Chủ động sản xuất nguồn nguyên liệu để sản xuất thành phẩm như:

 Doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các trang trại để nuôi cá với chất lượng đạt tiêu chuẩn. Khi nuôi cá cần phải chú ý các vấn đề sau:

 Xây dựng trang trại nuôi cá phải chọn ở những nơi có điều kiện thiên nhiên ưu đãi

58

 Áp dụng quy trình nuôi cá với kỹ thuật cao, không sử dụng các lạo thức ăn, các loại thuốc có hàm lượng thuốc kháng sinh.

 Tuyển chọn các kỹ sư có kỹ thuật và nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý nuôi cá đạt chất lượng cao

 Ngoài ra Công ty cũng cần liên kết với các hộ nuôi cá nhỏ lẻ bao tiêu sản phẩm với các hộ đó

 Công ty nên đầu tư một phần vốn sản xuất vào các hộ nuôi cá được bao tiêu sản phẩm với điều kiện họ chỉ sử dụng thức ăn do công ty uy tín cung cấp, không sử dụng thức ăn tự chế không đảm bảo an toàn vệ sinh.

 Cam kết bao tiêu sản phẩm với mức giá sàn nếu thị trường tụt giá và theo giá thị trường nếu mức giá tăng để đảm bảo cho người nuôi có lợi

 Xây dựng mối quan hệ uy tín với các thương lái , đại lý thu mua cá nguyên liệu trên cơ sở những việc làm như:

 Thanh toán tiền đúng hạn

Hỗ trợ các đại lý về mặt hàng về mặt tài chính để họ có thể yên tâm thu mua cá nguyên liệu đạt chất lượng vào những mùa thu hoạch đạt sản lượng cao.

5.2.4 Giải pháp thực hiện chiến lược kết hợp về phía trước

Công ty nên tiến hành xem xét một cách toàn diện vấn đề đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong vấn đề quản lý kênh phân phối, công ty cần phải chú ý đến cả hai mặt: quản lý chi phí và quản lý giao dịch. Kênh phân phân phối hiện nay có nhiều nấc trung gian, nghĩa là công ty sẽ chia bớt quyên kiểm soát của mình và do đó việc thu thập, đánh giá thông tin về kênh phân phối, khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn.

Nên định kỳ nghiên cứu đánh giá kết quả qua công tác của các nhà phân phối hiện tại thông qua hệ thống thông tin theo các tiêu chuẩn: mức tiêu thụ đạt được, mức dự trữ sản phẩm, thời gian giao hàng, cách xử lý hàng bị hư và mất, sự hợp tác về các chiến lược Marketing của công ty và tầm ảnh hưởng của mình đối với họ, sau đó mới so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu và rút ra kết luận về vị thế của mình trong hệ thống kênh phân phối.

Nếu cố thể công ty nên tiến hành lựa chọn lại nhà phân phối cho mình, so sánh hiệu quả sử dụng của các nhà phân phối bên ngoài với việc xây dựng chi nhánh, đại lý phân phối của công ty, tìm kiếm các nhà phân phối có khả năng thay thế. Sau đó tiến hành lựa chọn nhà phân phối tốt nhất.

59

Đối với các nhà phân phối nội địa, nên tiến hành xem xét các vấn đề quản lý trong quá trìn phân phối sản phẩm, tìm hiểu chính xác nguyên nhân giá cả sản phẩm bị đội cao để đề ra giải pháp khắc phục. Đề ra những yêu cầu nhất định đối với nhà phân phối hiện tại như: tuyển chọn và đào tạo đội ngũ bán hàng, định mức dự trữ bán hàng. Khi xây dựng hay cải tạo đại lý, của hàng thực hiện theo phương hướng gây được ấn tượng ban đầu tốt và tạo ra một không gian mua bán thoải mãi cho khách hàng với những điều kiện giao dịch tốt nhất.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản mekong (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)