Với mục tiêu chiến lược sẽ trở thành đơn vị xuất khẩu hàng thủy sản chế biến có tiềm lực mạnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và của Việt nam nói chung, với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 hơn 50.000.000 USD, sản phẩm của công ty sẽ có mặt tại hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như: EU, Mỹ, Nga…
Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2010 - 2015 được xây dựng với tiêu chí phù hợp với khả năng thực hiện của công ty cũng như phù hợp với chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015.
Trong chiến lược đó những quan điểm, mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản được thể hiện, cụ thể như sau:
21
3.4.1 Các quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Công ty
- Xuất khẩu cá tra, cá basa qua chế biến sẽ tiếp tục là mũi nhọn trong lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển toàn diện của công ty, đảm bảo nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
- Xuất khẩu và chế biến thuỷ sản phải gắn bó mật thiết và trực tiếp thúc đẩy sự xây dựng và phát triển vùng nuôi trồng, trên cơ sở phân bố tài chính hợp lý, tạo tích luỹ lớn để công ty có điều kiện tái sản xuất mở rộng, nhanh chóng tiến hành hiện đại hoá công tác sản xuất. Thực hiện song song các mục tiêu: phát triển năng lực sản xuất, tái tạo và phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trường, tái tạo và phát triển sức lao động.
- Thực hiện nhanh việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị, nâng cao hiệu suất lao động. Đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản chế biến của công ty, từng bước thực hiện phối hợp hài hoà nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
- Phát triển xuất khẩu thuỷ sản chế biến phải dựa trên chiến lược con người, đổi mới tổ chức quản lý, xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp.
3.4.2 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới
- Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty để phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác hiện đại hoá, tự động hóa trong sản xuất, từng bước đưa công ty trở thành đơn vị xuất khẩu hàng thủy sản chế biến có tiềm lực mạnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và của của Việt nam nói chung, với kim ngạch xuất khẩu năm 2015 hơn 50.000.000 USD.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước và Quốc tế bằng cách giữ vững thị trường hiện có và phát triển đến các thị trường chính trên thế giới. Trên cơ sở đó tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tăng cường tích luỹ nội bộ, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện đời sống người lao động, làm nghĩa vụ nộp ngân sách ngày càng tăng.
- Phát triển mạnh mẽ vùng nuôi trồng thuỷ sản, để chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất với quy mô lớn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình nuôi trồng theo yêu cầu bắt buộc của thị trường thế giới.
- Thúc đẩy công tác bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái ở những vùng nuôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
22
nuôi, đòng thời có biện pháp hữu hiệu phòng dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm hàng thuỷ sản xuất khẩu có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nga...
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp vào phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các sản phẩm có giá trị thương mại cao và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của Công ty.
- Tập trung vật tư, tiền vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, ưu tiên vào những khâu trọng điểm, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
- Đẩy mạnh công tác đổi mới bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, tổ chức đào tạo về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.
Mục tiêu hoạt động của công ty là mang lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông, huy động và phát triển nguồn vốn, sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh , tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
23
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN MEKONG
4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU THỦY SẢN THẾ GIỚI
Nuôi trồng thủy sản phát triển không đồng đều ở các khu vực tuy nhiên Châu Á - Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng lớn về nuôi trồng thủy sản của thế giới. Các nước sản xuất thủy sản chính trên thế giới tập trung chủ yếu ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Hiện nay, gần một nửa sản lượng thủy sản tập trung tại các nước này, trong đó Trung Quốc chiếm tới gần 1/3 sản lượng thủy sản toàn thế giới.
Bảng 4.1: Sản lượng thủy sản của thế giới giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu tấn Năm 2010 2011 2012 Khai thác 87,7 90,1 90.2 Nuôi trồng 59,2 61,6 67,3 Tổng 146,9 151,7 157,5 Nguồn: www.fistenet.gov.vn
Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu tấn, sản lượng thủy sản tăng 6,4% tại châu Á trong năm 2010 đạt 121,3 triệu tấn, châu Âu sản xuất chiếm 9,7% (16,4 triệu tấn) nguồn cung cấp thủy sản toàn cầu. Năm 2011, sản lượng thủy sản khai thác là 90,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2010. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng đều đặn trong 25 năm qua với mức tăng 6.2% trong năm 2011, trong năm này tiêu dùng thế giới tiêu thụ hết 130,8 triệu tấn thủy sản. Sản lượng thủy sản thế giới năm 2012 tăng 1,3% đạt 157,5 triệu tấn, thấp hơn so với mức tăng 5% trong năm 2011. Sản lượng thủy sản tăng là nhờ sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng, ước đạt 67,3 triệu tấn, tăng 5,8%. Ngược lại, nguồn cung thủy sản khai thác giảm 1,8% đạt 90,2 triệu tấn do sản lượng đánh bắt cá cơm ở Nam Mỹ thấp và cho thấy khó khăn của ngành do chi phí nhiên liệu tăng. Một số nguồn lợi thủy sản tăng chủ yếu là do quản lý hiệu quả hơn trong những năm gần đây. Vì vậy, hạn ngạch khai thác nhiều loài tăng lên trong năm 2013. Thương mại thủy sản và các sản phẩm trên thị trường quốc tế tăng 2,5% đạt 59,9 triệu tấn do các nhà nhập khẩu sẽ tận dụng giá giảm để tăng sức mua, nhất là trước mùa nghỉ
24
lễ. Tuy nhiên, nhu cầu của EU, thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới đang rất kém do khủng hoảng kinh tế ở một số nước Nam Âu. Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng đến kinh doanh với các nước thứ 3 do EU, Mỹ, và Nhật Bản nhập khẩu sản thủy sản chế biến từ các nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.Tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm chiếm 86% tổng nguồn cung thế giới, dự kiến tăng 2,6% đạt 135,4 triệu tấn năm 2012. Kết quả này sẽ làm tăng lượng tiêu thụ thực phẩm trên đầu người khoảng 1,.5% đạt 19,2 kg. Sự gia tăng này chủ yếu là nhờ tiêu thụ thủy sản nuôi do tiêu thụ thủy sản khai thác sẽ giảm. Tuy nhiên, tiêu thụ thủy sản làm thức ăn chăn nuôi có thể giảm 9% đạt 16,6 triệu tấn, do nguyên liệu cho sản xuất thức ăn giảm.
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
Từ khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam tăng cường mối quan hệ giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó Nhà nước ta còn tạo những điều kiện thuận lợi để giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường các hoạt động của mình do đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng không ngừng tăng lên.
Bảng 4.2: Kim ngach xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Tỷ USD
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dệt may 11,21 14,04 15,09 Giày dép 5,12 6,55 7,26 Thủy sản 5,00 6,11 6,09 Dầu thô 4,96 7,24 8,21 Gạo 3,25 3,66 3,67 Các sản phẩm khác 42,65 58,41 74,25 Tổng xuất khẩu 72,19 96,01 114,57
Nguồn: Tổng cục hải quan
Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu luôn nằm trong top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước, trong đó xuất khẩu cá tra luôn chiếm kim ngạch hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong các thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong thời gian qua thì Nhật Bản, Mỹ, EU luôn là những thị trường nhập khẩu với kim ngạch lớn. Các doanh nghiệp đã không bỏ qua cơ hội phát triển khi gia tăng các hoạt động đầu tư nuôi cá tra, với diện tích
25
nuôi ngày càng gia tăng cùng với những những biện pháp nhằm gia tăng sản lượng thu hoạch, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến mới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên từ 1,34 tỷ USD năm 2010 lên 1,82 tỷ USD năm 2010 và đến năm 2012 xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,74 tỷ USD chiếm 1,51 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện tại các nước nhập khẩu cá tra đều dựng lên những hàng rào kỹ thuật hết sức khắt khe đối với mặt hàng cá tra do trong thời gian gần đây khi các lô hàng cá tra cá tra được kiểm tra chất lượng đều không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (hàm lượng các chất kháng sinh cùng các chất cấm trong cá vượt tỷ lệ cho phép, tại Châu Âu cụ thể là tại Đức cá tra của Việt Nam đã bị đưa vào danh sách đỏ. Tuy nhiên với những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và Hiệp hội thủy sản cùng với sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp cũng đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra trong thời gian qua
4.2.1 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Viêt Nam
Bảng 4.3 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Đơn vị: tỉ USD Năm 2010 2011 2012 Cá tra 1,43 1,81 1,74 Tôm 2,11 2,40 2,25 Cá ngừ 0,29 0,38 0,54 Nhuyễn thể 0,48 0,61 0,81 Cua, ghẹ và giáp xác khác 0,11 0,11 0,16 Khác 0,61 0,80 0,63 Tổng 5,03 6,11 6,13 Nguồn: vasep.com.vn Cá tra
Cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Viêt Nam và cũng là sản phẩm được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng. Hiện nay, cá tra xuất khẩu sang 163 nước (trong khi năm 2006 chỉ có 65 nước) và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn phile trên thế giới, sản lượng 1,5 triệu tấn mỗi năm.
Năm 2010, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 5.420 ha nuôi cá tra. Mặc dù diện tích giảm nhưng nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cá thu hoạch. Cụ thể, sản lượng cá tra toàn vùng đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 4,6% so năm trước;
26
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD với khối lượng khoảng 645 nghìn tấn. Năm 2011, sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1,2 triệu tấn nguyên liệu, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,81 tỷ USD. Sang năm 2012, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ của năm 2011. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011. Năm 2012, mặt hàng cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đạt 28,4%. Hai thị trường nhập khẩu trọng điểm và truyền thống cá tra Việt Nam là EU và Mỹ không đạt được như mong muốn. Giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường này giảm xuống còn 45% tổng giá trị xuất khẩu cá tra cả nước (năm 2011 là 47,5%). Riêng thị trường EU, năm qua chỉ đạt trên 425 triệu USD, giảm 19% về giá trị so với năm 2011. Ngoài hai thị trường chính trên, năm 2012, cá tra Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường khác ở các châu lục. Trung Quốc và Ai Cập là hai trong số 10 thị trường nhập khẩu cá tra đạt mức tăng trưởng trên hai con số trong năm qua. Giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hong Kong tăng 31,5% so với năm 2011, Ai Cập tăng 29%. Ngoài ra, Mexico, Brazil, Colombia, Australia... vẫn là những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Cá ngừ
Năm 2010 được coi là năm thành công của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vì cả khối lượng và giá trị xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu cá ngừ của cả nước năm 2010 đạt khoảng 83.800 tấn, trị giá 293 triệu đô la. Trong đó xuất cá ngừ nguyên liệu (mã HS 03) đạt khoảng 37.800 tấn, trị giá trên 175 triệu đô la, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ; cá ngừ hộp (mã HS 16) đạt khoảng 46.000 tấn, trị giá 117,5 triệu đô la, chiếm 40% còn lại. Nguyên nhân tăng trưởng chính là do giá xuất khẩu trung bình cá ngừ cao, nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi một số nước trên thế giới đang đề xuất cắt giảm hạn ngạch khai thác đối với một số loài cá ngừ. Năm 2010, cá ngừ được xuất khẩu đi 91 thị trường với sự tham gia của 140 doanh nghiệp. Sang năm 2011 dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn đạt 379,364 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2010. Các loài cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây xanh miền Nam và cá ngừ sọc dưa... Trong năm 2011, cá ngừ Việt Nam đã xâm nhập và mở rộng ra nhiều thị trường, nâng tổng số thị trường nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam lên con số 87. Ba thị trường chính của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường chính với giá trị xuất khẩu đạt 171,37 triệu USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2010, đứng thứ hai là EU. Năm 2012 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 540 triệu USD, tăng 42,2% so với năm 2011. Các thị trường nhập khẩu chính vẫ là Mỹ, EU, Hàn Quốc,
27
Mexico…hiện nay một số nước đang thực hiện lệnh cấm cũng như cắt giảm hạn ngạch khai thác cá ngừ ở một số ngư trường. Việc này sẽ khiến sản lượng cá ngừ trên thế giới tiếp tục trong tình trạng "cầu cao hơn cung", không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng và mở ra cơ hội không nhỏ cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam
Nhuyễn thể
Năm 2010, xuất khẩu nhuyễn thể của cả nước đạt 125.000 tấn, trị giá 489 triệu USD, chiếm 9,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó xuất khẩu nhuyễn thể chưa chế biến đạt khoảng 100.000 tấn, trị giá khoảng 400 triệu USD, chiếm 82%, còn lại là xuất khẩu nhuyễn thể chế biến đạt 25.000 tấn, trị giá khoảng 89 triệu USD. Có 442 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhuyễn thể đi 80 thị trường, tăng 7 thị trường so với năm 2009. Top 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Mỹ, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Trung Quốc và Bỉ, chiếm 83% tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2011, ngành xuất khẩu nhuyễn thể tăng trưởng đạt 0,73 tỉ USD tăng 0,24 tỉ so với năm 2010, bởi năm nay, nhuyễn thể sẽ tiếp tục là thành