Đặc điểm thực vật học của cây Hoàng liên ô rô

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng ức chế enzym acetylcholinsterase in vitro của các phân đoạn dịch chiết hoàng liên ô rô (Trang 25 - 26)

Cây Hoàng liên ô rô hay còn gọi là cây Mật gấu (Mahonia nepalensis

DC., còn có tên khoa học khác là Berberis nepalensis Spreng.) được biết đến như là một loài cây dược liệu quí, có phân bố hẹp và chỉ còn lại rất ít cá thể mọc rải rác trên các vùng núi có độ cao từ 1.500 – 1.700m như Bắc Kạn, Lang Biang (Lâm Đồng), Tả Giàng Phình và Bản Khoang (Sa Pa – Lào Cai), Mùa Súa (Đồng Văn – Hà Giang),… [3,7,12,16,19].

Hoàng liên ô rô là cây bụi thân gỗ sống nhiều năm, thân chính phát triển, cành nhánh mọc ra ít, cao 3–5m (Hình 1.4 A). Rễ cái hay rễ chính mập khỏe phát triển từ rễ mầm, mọc sâu vào trong đất từ rễ chính phát triển ra các rễ bên, rễ con ít phát triển hơn. Thân chính phát triển mạnh ít phân nhánh, cây cao bị đổ ngã thì phân nhánh nhiều, thân có màu vàng. Cành không có gai. Lá kép lông chim lẻ, phát triển từ thân hoặc cành, dài 25 – 45cm, mỗi bên có 10– 15 lá chét không cuống, phiến lá chét hình bầu dục biến dạng hơi lệch, dài 3– 9cm, rộng 2,5 – 4,5cm, cứng, dày, hình ốc tròn hoặc hơi hình tim, đỉnh nhọn hoắt thành gai, khía 3–5 răng cưa mỗi bên, nhọn sắc, ba gân chính và gân phụ nổi rõ ở mặt trên lá, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh bạc [4].

Hoàng liên ô rô thích hợp với vùng khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp, khoảng (18– 25oC), mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cây tự nhiên có tốc độ phát triển chậm, sau 5–6 năm mới có thể đạt chiều cao 1 m, đường kính gốc 2–3 cm và bắt đầu ra hoa. Mùa ra hoa từ cuối tháng 11 đến cuối 2 năm sau và mùa quả chín từ tháng 2 đến tháng 4, cây tái sinh bằng hạt. Đây là loài cây dạng bụi, thân, cành và rễ có chứa hàm lượng Berberin cao, thường được sử dụng chữa đau bụng, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, kiết lỵ; và theo kinh nghiệm của người dân ở

17

Sa Pa loài cây này còn được dùng làm thuốc bổ đắng có tác dụng chữa xương khớp [4].

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng ức chế enzym acetylcholinsterase in vitro của các phân đoạn dịch chiết hoàng liên ô rô (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)