3.2.2.1. Chiết và phân lập các hợp chất từ cây Chua me đất hoa vàng.
Cây Chua me đất hoa vàng sau khi thu hái được thái nhỏ, phơi khô, nghiền thành bột (2,4 kg), ngâm chiết trong methanol (8,0 lít × 3 lần). Dịch chiết methanol sau đó được quay cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được 196 g dịch cô. Lấy 176 g dịch cô này hoà vào 1,5 lít hỗn hợp MeOH : nước (1/1) rồi chiết phân bố lần lượt bằng các dung môi n-hexan, dichloromethan, ethyl axetat. Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết n-hexan (60 g), dichlomethan (28 g), ethyl axetat (18 g) và dịch nước còn lại. Sơ đồ chiết xuất cây Chua me đất hoa vàng được trình bày theo hình 3.6.
Hình 3.6: Sơ đồ chiết xuất cây Chua me đất hoa vàng. Cây Chua me đất hoa vàng đã rửa sạch, phơi khô, nghiền
thành bột
Chiết Methanol (8,0 lít x 3 lần)
Dịch chiết Methanol
Lọc, thu hồi dung môi
Cao chiết tổng Methanol(196
g)
1. Thêm 1,5 lít MeOH:nước (1/1) 2.Lắc với n-hexan, 1,5 lít x3 lần.
2
2.
Dịch chiết n-hexan Dịch chiết nước
Cao chiết n-hexan (60 g)
Thu hồi dung môi 1.Lắc với dichlomethan 2.Cất,thu hồi dung môi
Cao chiết dichlomethan (28 g)
Dịch chiết nước 1.Lắc với ethyl acetat
2.Cất, thu hồi dung môi
Cao chiết ethyl acetat (18
31
3.2.2.2. Phân tích các chất bằng sắc ký cột
Từ 15,0 g cặn chiết ethyl axetat tiến hành sắc ký cột trên silicagel pha thường với hệ dung môi rửa giải axeton:chloroform:methanol 3/1/0,1; thu được sáu phân đoạn A (2,2 g), B (1,6 g), C (800 mg), D (1,4 g), E (1,2) , F(1,6 g). Phân đoạn B (1,6 g) xuất hiện chất rắn kết tinh màu vàng, lọc rửa bằng methanol thu được chất sạch B1 (240 mg).
3.2.2.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập đƣợc Hợp chất B1:
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của hợp chất B1: - Chất bột màu vàng.
- Nhiệt độ nóng chảy 238-239oC.
- Phổ 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6) và 13C-NMR (125 MHz, DMSO-
32
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất B1 và chất tham khảo
Vị trí Hợp chất B1 Apigenin 7-O-β-D- glucopyranoside [28] δH (ppm) δC (ppm) δH (ppm) δC (ppm) 2 161,1 161,1 3 6,87 (1H,s) 103,1 6,86 102,9 4 182,0 181,9 5 12,97 (1H, s, OH) 163,0 12,95 (1H, s, OH) 162,9 6 6,83 (1H, d, J = 2,0 Hz) 99,5 6,82 (1H, d, J = 2,2 Hz) 99,5 7 164,3 164,3 8 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz) 94,8 6,44 (1H, d, J = 2,2 Hz) 94,48 9 161,1 161,1 10 105,3 105,3 1' 121,0 120,7 2' 128,6 128,5 3' 116,0 116,0 4' 10,37 (1H, s, OH) 156,9 10,37 (1H, s, OH) 156,9 5' 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz) 128,6 6,93 (1H, d, J = 8,8 Hz) 128,5 6' 7,95 (1H, d, J = 9,0 Hz) 116,0 7,95 (1H, d, J = 8,8 Hz) 116,0 1" 99,9 99,9 2" 73,1 73,1 3" 76,4 76,4 4" 69,5 69,5 5" 77,2 77,2 6" 60,6 60,6
Đơn vị của δH và δC là ppm; J là hằng số tương tác spin- spin giữa các proton và có đơn vị là Hz.
33
Biện luận công thức cấu tạo: Hợp chất B1 thu được dưới dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 238- 239oC. Phổ 1H-NMR của B1 cho cặp tín hiệu doublet của bốn proton đặc trưng cho vòng thơm có hai nhóm thế ở vị trí para tại δ 7,95 (2H, d, J = 9,0 Hz), 6,93 (2H, d, J = 8,5 Hz). Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR còn có một tín hiệu singlet ở δ 6,87 (1H, s) và hai tín hiệu doublet của proton metin có tương tác meta ở δ 6,83 (1H, d, J = 2,4 Hz) và 6,44 (1H, d, J = 2,4 Hz). Trên phổ này các tín hiệu proton của đường glucopyranosyl nằm ở trong khoảng δ 3,16 - 5,06, trong đó proton anome tại δ 5,06 (1H, d, J = 7,5 Hz), chứng tỏ nhóm đường có cấu hình b. Tín hiệu singlet của nhóm hydroxyl ở vị trí số 5 tại δ 12,97 (1H, s).
Phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu của 15 cacbon, trong đó có một nhóm cacbonyl tại δ 182,0 và sáu tín hiệu cacbon của đường glucopyranosyl tại δ 99,9, 77,2, 76,4, 73,1, 69,5 và 60,6. Sau khi so sánh dữ kiện phổ với tài liệu, cho phép ta xác định hợp chất B1 là apigenin 7-O-
β-D-glucopyranosid, có CTPT là: C21H20O10. Một flavonglucoside phổ biến trong thiên nhiên [28].
Hình 3.7: Cấu trúc hóa học của hợp chất B1.