Trong công tác quản lý đất đai thì việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai rất quan trọng. Đây là một lĩnh vực mới đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Luật đất đai năm 2003 đã quy định: “Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan
dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ”. Trên thực tế, việc phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước đây đã có và hoàn toàn do UBND cấp cơ sở thực hiện như: Việc cung cấp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính được thực hiện dưới hình thức trích lục hồ sơ thửa đất cho người sử dụng đất khi họ thực hiện các quyền của mình,… Tuy nhiên hoạt động này ở cấp xã, phường nói chung và xã Văn Hán nói riêng trước khi chưa có Luật đất đai năm 2003 là không mạnh. Do đó việc thu ngân sách cho xã từ hoạt động này trước đây là không có, nhưng trong tương lai sẽ có nhiều tiến chuyển và sôi động, bước đầu sẽ có những tác động tích cực như: Các thông tin về đất đai sẽ đến với người dân một cách nhanh chóng, chính xác, ngoài ra nó còn thể hiện được sự công khai trong quản lý nhà nước về đất đai, mang lại nhiều thuận lợi đối với công tác này ở địa phương.
4.5.Thăm dò ý kiến người dân và cán bộ quản lý
4.5.1.Mức độ quan tâm của người dân
Qua việc thăm dò ý kiến của người dân trong xã có thể thấy rằng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Văn Hán là tương đối tốt,tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại vướng mắc nhất định như:
+ Việc tiếp thu,ghi nhận và phản hồi ý kiến khiếu nại của cán bộ đối với người dân chưa kịp thời.
+ Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đạt kế hoạch, số lượng người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất lớn.
Bảng 4.18 :Bảng tổng hợp phiếu điều tra đánh giá ý kiến của người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Văn Hán, Đồng Hỷ
Số hộ Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Đất ở Đất Nông nghiêp Đất lâm nghiệp
Chưa Cấp 10 10 10
Đã Cấp 20 20 20
Tổng số phiếu 30 30 30
4.5.2.Ý kiến của cán bộ quản lý
Đối với người cán bộ quản lý, Công tác cán bộ luôn được quan tâm, chú trọng về chất lượng, cải tiến lề lối và tác phong làm việc. Sự phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn đã có sự linh hoạt, nhịp nhàng, hồ sơ liên quan đến đất đai đã được giải quyết tương đối tốt, hạn chế được hồ sơ tồn đọng, kéo dài.
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” tiếp tục được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và dần hướng đến nền hành chính phục vụ, tạo sự hài lòng, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
4.5.3:Giải pháp chung cho những tồn tại
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp hệ thống giải pháp, liên quan đến các ngành, các cấp, đến toàn bộ người sử dụng đất. Trong điều kiện giới hạn của luận văn, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
+ Phát huy hơn nữa vai trò ,vị trí,nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ở cấp cơ sở .Thường xuyên mở các lớp tập huấn ,học tập nâng cáo trình độ chuyên môn ,trình độ hiểu biết Luật đất đai cho cán bộ địa chính. Quy định rõ
chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo tăng cường phân công ,phân cấp cơ sở ,năng cao quyền hạn và trách nhiệm giải quyết công việc.
+ Tăng cường tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức cho người dân và cán bộ trên địa bàn xã.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính bằng cách cho cán bộ địa chính tham gia các lớp tập huấn do huyện tổ chức, cho đi học các lớp đào tạo hệ tại chức nếu có điều kiện, tăng cường áp dụng tin học vào công tác quản lý.
+ Đầu tư các trang thiết bị cần thiết, tăng cường áp dụng tin học, tập huấn các phần mềm về quản lý đất đai cho cán bộ địa chính xã.
+ Thường xuyên thông báo, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật mới để cho cán bộ địa chính kịp thời cập nhật và nắm rõ nội dung các văn bản đó.
+ Cần đẩy nhanh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là đất ở còn lại cho người dân để người dân an tâm đầu tư sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ