3.4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu số liệu thông tin cần thiết thông qua việc tìm hiểu các nghiệp vụ, các văn bản, qua điều tra tìm hiểu thực tế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra: Qua các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại các số liệu về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tương quan giữa các yếu tố đó.
- Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê: từ những nguồn thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận định đánh giá chủ quan, những nhận định của các nhà quản lý về các vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai sửa đổi 2003.
- Phát phiếu đánh giá về sự hiểu biết của người dân trên địa bàn xã về công tác quản lý nhà nước về đất đai,số phiếu phát ra 30 phiếu theo phương pháp ngẫu nhiên.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Văn Hán
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Văn Hán
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Hán nằm cách trung tâm huyện Đồng Hỷ (Xã Chùa Hang) 25 km về phía Đông. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 6546.90 ha. Có ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam giáp xã Nam Hòa , huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. - Phía Tây giáp xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Với vị trí địa lý như vậy, đặc biệt xã nằm trong vùng nguyên liệu chè và đã được UBND tỉnh, UBND huyện quy hoạch thành trung tâm cụm nên rất thuận lợi cho việc trao đổi hang hóa, giao lưu kinh tế với các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
4.1.1.2. Địa hình. địa mạo
Do cấu trúc địa chất nên địa hình của xã nghiêng dần từ tây xuống phía Đông. Độ cao trung bình khoảng 150m. Phía Tây là những dãy núi đất có độ cao Trung bình từ 200-300m, tầng đất dày,tuy nhiên lớp phủ thực vật kém do độ dốc lớn nên hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra phổ biến. Phía Nam là dãy núi đất xen với nhưng đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 100 - 200m.
Các dãy núi trên địa bàn xã nằm trải dài nên đã tạo ra đươc các thung lũng rộng,các khu đồng lớn có khả năng phát triển nông nghiệp rất tốt
4.1.1.3. Khí hậu
Xã Văn Hán nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau. Nhiệt độ mùa hè từ 25 -30oC, mùa đông từ 12-15oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8000oC. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1600 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm
4.1.1.4. Thủy văn
Toàn xã có 4,20 ha đất ao hồ, hồ đầm đang sử dụng, 33,18 ha đất sông suối, trữ lượng nước của các hồ đập chủ yếu phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm và khả năng cấp thoát nước tại hồ ao trên địa bàn xã. Địa hình đồi núi cộng mưa nhiều trung vào các tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy thay đổi đột ngột nên gây hiện tượng xói mòn, sạt lở, xô lũ dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy và bồi đắp một phần diện tích ruộng, có nơi úng ngập gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Văn Hán có các loại đất chính đó là:
- Đất Feralit màu đỏ vàng nhạt nằm trên đất macma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất hạt mịn, hạt thô tầng dầy từ 1 – 1,5 m.
- Đất Feralit hình thành trên đồi núi thấp gồm các loại đá: Đá biến chất, đá sét, thành phần cơ giới nặng, độ dầy tầng đất trung bình có màu đỏ hoạc đỏ vàng, tầng dầy từ 1,2 – 1,4m.
- Đất thung lũng: Chủ yếu là do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng dầy, màu xám đen, hàm lượng mùn,đạm ở mức khá, có độ phì nhiêu cao.
b, Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt:Chủ yếu nguồn nước chính của xã tập trung vào các ao hồ trên toàn xã, ngòai ra nguồn nước mặt còn tập trung tại mạng lưới song suối rông lớn trên toàn bộ địa bàn. Nhìn chung nguồn nước mặt của xã khá thuận lợi cho việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp tương lai có thể có thể phục vụ cho ngành nuôi trông thủy sản tại địa phương.
-Nguồn nước ngầm:Khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, bởi: Thứ nhất, xã có rất nhiều thuận lợi về nhuồn nươc mặt. Thứ hai, để sử dụng được nước ngầm phải bỏ ra một lượng kinh phí lớn. Vì vậy, hiện tại việc khai thác nước ngầm chưa phát triển trong nhân dân.
- Nước mưa:Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1781,9 – 1850 mm. Đây là nguồn nước rất lớn bổ sung cho nguồn nước mặt, nước ngầm, đồng thời cung cấp trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
c, Tài nguyên rừng
Diện tích rừng có 3723,02 ha chiếm 56,87% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Công tác quản lý và bảo vệ rừng đươc quan tâm và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Hiện nay rừng của xã đang phát trienr tốt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Đặc biệt tài nguyên rừng của xã đã từng bước góp phần vào việc dịch chuyển cơ cấu cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp, tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động trong lúc nông nhàn.
d, Tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản: xã có 2 mỏ sắt tại xóm Văn Hán (đã đi vào khai thác với trữ lượng khảo sát 150.000 tấn) và Thịnh Đức 1, và một số mỏ sắt nhỏ khác nằm rải rác trên địa bàn xã.
- Vật liệu xây dựng: xã có 1 điểm khai thác cát sỏi tại xóm Hòa Khê 2 tiếp giáp xã Nam Hòa.
e, Tài nguyên nhân văn
Năm 2014, dân số toàn xã: 9822 người với 2564 hộ, bình quân 3,83 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%; mật độ dân số 150 người/km2; Toàn xã có 17 xóm, chủ yếu là dân tộc kinh 5148 người (Chiếm 52%) và một số dân tộc khác 4674 (Chiếm 48%).
Các khu dân cư được hình thành lâu đời theo tập quán, không sống thành khu dân cư tập trung mà sống thành từng cụm và được mở rộng qua các năm.
Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù chịu khó, lao động góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
.f, Cảnh quan môi trường
Với 3723,02 ha đất lâm nghiệp và 1454,97 ha đất trồng cây lâu năm tạo môi trường xanh sạch đẹp, môi trường sinh thái không bị ô nhiễm. Song vào mùa mưa, hiện tượng lũ quét, ngập lụt còn làm ảnh hưởng bất lợi ít nhiều cho môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khá phổ biến của nhân dân cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm.
g, Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
* Lợi thế:
Địa hình đồi núi nhưng đất đai ở đây có chất lượng tốt, khí hậu đảm bảo cho cây trông sinh trưởng phát triển tốt, khí hậu đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tạo cho xã lượng cây trồng và vật nuôi phong phú.
Trình độ dân trí ngày một nâng cao, lực lượng lao động dồi dào, truyền thống hiếu học cần cù, chịu khó. Đó là điều kiên góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Môi trường sinh thái tương đối trong sạch, không khí trong lành, nguồn nước dồi dào. Đây là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
* Hạn chế:
- Do địa hình bị chia cắt đã gây khó khăn cho việc xây dựng giao thong, cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Do xã cách xa trung tâm huyên, tỉnh lị cho nên nhiều năm qua kinh tế xã hội chưa phát triển, điểm xuất phát ban đầu còn thấp.
- Hệ thống thủy văn và điều kiện khí hậu xảy ra thất thường, cho nên ảnh hưởng xấu đến sả xuất và đời sống nhân dân. Như hậu quả của sương muối, mưa bão, lũ lut, úng ngập…..
- Nguồn khoáng sản nghèo nàn ( gần như không có) nên việc phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn, làm hạn ché bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Văn Hán
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong vài năm gần đây kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh tiếp tục xảy ra trên cây trồng vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể cùng sự chủ động vượt khó của nhân dân và cả cộng đồng nên kinh tế xã hội ở xã Văn Hán vẫn được phát triển. An ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế của xã cho thấy:
* Cơ cấu kinh tế:
Giá trị sản xuất năm 2014 đạt 15,5 tỷ đồng, trong đó: - Nông nghiệp: 10,5 tỷ đồng
- Thương mại dịch vụ: 2,3 tỷ đồng - Công nghiệp xây dựng: 2,7 tỷ đồng
Nông nghiệp chiếm chủ đạo trong kinh tế của xã.
* Thu nhập bình quân/người/năm 2014: 11,5 triệu đồng/ năm, bằng 1,6
các tiềm năng thế mạnh của địa phương và tăng cường các biện pháp tăng sản phẩm hàng hoá có giá trị, tạo thu nhập ổn định cho người dân trong giai đoạn tới.
* Sản suất nông nghiệp:
+ Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6700 tấn
+ Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 1096,04 ha. Năng suất đạt 49,5 tạ/ha, sản lượng đạt: 5424,4 tấn.
+ Cây ngô: Tổng diện tích trồng cả năm là 240 ha. Năng suất đạt 50,5 tạ/ha, sản lượng đạt 1.212 tấn.
+ Cây đậu đỗ: 46 ha. Năng suất đạt 12 tạ/ha, sản lượng 55,2 tấn + Cây lạc: 7 ha. Năng suất đạt 12 tạ/ha, sản lượng 7,4 tấn
+ Cây chè: 700,93 ha đạt 7700 tấn chè tươi tương đương 1.450 tấn chè khô. + Diện tích cây ăn quả: 14,49 ha.
+ Tổng diện tích cây rau xanh, cây màu nông sản: 63,91 ha
* Lâm nghiệp
- Theo số liệu thống kê 2014, diện tích rừng của xã Văn Hán là 3681,26 ha. Trong đó 1349,17 ha là rừng tự nhiên sản xuất và .332 ,09ha là rừng trồng sản xuất.
-Sản lượng sản xuất lâm nghiệp năm 2014: 10.000m3 gỗ.
* Chăn nuôi thú y.
- Tổng đàn trâu bò 1260 con trong đó: Đàn trâu 1100 con; Đàn bò 160 con.Nhìn chung đàn trâu bò hàng năm ổn định và đảm bảo tốt cho việc sản xuất.
- Tổng đàn lợn có 7500 con, trong đó lợn nái 381 con. - Đàn gia cầm phát triển tốt, sản lượng ước đạt 120 tấn.
* Xây dựng cơ bản;
- Tổng chiều dài tuyến đường giao thông (đường liên xã, đường liên thôn, đường thôn xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng)
+ Đường liên xã: tổng chiều dài 21,8km, trong đó có 13,8km nhựa hóa cấp VI miền núi, còn lại 8km là đường đất.
+ Đường liên thôn: tổng chiều dài 20,55km, trong đó có 8,15km bê tông hóa, còn lại 12,4 là đường đất.
+ Đường thôn xóm: tổng chiều dài 193,25 hiện vẫn là đường đất. + Đường nội đồng: tổng chiều dài 22,46km hiện vẫn là đường đất
Kiểm tra tu sửa chữa chống xuống cấp trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở bảo đảm kịp thời phục vụ khai giảng năm học mới.
Tổ chức đầu tư chỉnh trang đồng ruộng, ngân sách đầu tư thí điểm mỗi thôn 70 triệu đồng, xây bờ ruộng bằng gạch xỉ nhân dân các thôn tự đóng góp kinh phí đào đắp thủy lợi nội đồng.
Năm 2014 hoàn thành mở rộng khuân viên trường Mầm non số 1, + quy hoạch sân thể chất trường Trung học cơ sở;
+ lập quy hoạch mở rộng Chợ Văn Hán theo tiêu trí nông thôn mới; Tổng thu nhập từ ngành xây dựng cơ bản trong năm 2014 ước đạt 15.163,415 triệu đồng.
* Dịch vụ thương mại
Hình thức dịch vụ của xã là các cửa hàng buôn bán nhỏ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Dịch vụ lớn nhất của xã là chợ xã, đây là trung tâm tụ họp, giao thương các mặt hàng trong và ngoài xã, là nơi tạo nguồn ngân sách cho xã. Chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu của địa phương, có 85 hộ sẩn xuất thủ công nhỏ lẻ
Thương mại dịch vụ chiếm 10% cơ cấu kinh tế xã. Xã Văn Hán có 1 chợ tạm, diện tích nhỏ hẹp, không đảm bảo phát triển buôn bán sản xuất hàng hoá.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá với xã và trung tâm thành phố còn gặp nhiều khó khăn, chưa có dịch vụ vận tải hành khách.
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
a, Dân số
Văn Hán là xã miền núi của huyện Đồng Hỷ với tổng diện tích tự nhiên 6546.90 ha với tổng số hộ trên toàn xã là 2564 hộ tương đương với 9822 nhân khẩu (số liệu tổng kiểm kê năm 2014) trong đó :
Bảng 4.1: Tình hình biến động dân số xã Văn Hán giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2012 2013 2014
1. Tổng số khẩu Người 9822 9822 9822
Khẩu nông nghiệp Người 9.577 9.567 9.552 Khẩu phi nông nghiệp Người 245 255 270
2. Số lao động Người 6291 6327 6410
Lao động nông nghiệp Người 5034 5007 4920 Lao động phi nông nghiệp Người 1257 1320 1490
3. Tổng số hộ Hộ 2564 2564 2564
Hộ sản xuất nông nghiệp Hộ 2475 2454 2.444 Hộ sx phi nông nghiệp Hộ 89 110 120
(Nguồn: UBND xã Văn Hán)
Có thể thấy ,qua bảng 4.1 tình hình biến động dân số xã Văn Hán là không đáng kể ,dân số toàn xã chủ yếu sản xuất ,lao động nông nghiệp,..số lao động sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân số toàn xã . chuyển dịch cơ cấu dân số năm 2014 so với năm 2012 là tăng số hộ sản xuất phi nông nghiệp,giảm số hộ sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp tăng cường áp dụng KH-KT hiện đại và sản xuất, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh các hoạt động dịch vụ tại địa phương, đã nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân lên đáng kể.
b, Lao động và việc làm
Năm 2014 dân số ở độ tuổi lao động là 6410 người chiếm 65,2% dân số toàn xã. Lực lượng lao động trên của xã chủ yếu là lao động nông nghiệp 4920 người chiếm 78,5%, lao động phi nông nghiệp và các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong những lúc nông nhàn đang trở lên cấp thiết luôn được Đảng bộ nơi đây đặc biệt quan tâm.
4.1.3. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Văn Hán.