Biểu đồ 6. Sự thay đổi thành phần rác thải theo các khu vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã ngũ lão và thị trấn minh đức huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng (Trang 49 - 56)

tuần với ngày đầu tuần. Tương ứng với sự tăng của tổng lượng thải, sự thay đổi này thường rõ rệt hơn ở các hộ có thu nhập cao và các hộ ở thị trấn.

3. Tỷ trọng rác thải

Tỷ trọng rác thải là một yếu tố quan trọng làm căn cứ đánh giá trữ lượng rác thải của mỗi khu vực, đánh giá mức độ phát triển kinh tế xã hội. Tỷ trọng quyết định đến sự lựa chọn thiết bị thu gom, vận chuyển, nó phụ thuộc nhiều vào thành phần chất thải, mức sống của người dân.

Rác thải sinh hoạt của khu vực nghiên cứu có tỷ trọng trung bình 0,47 tấn/m3. Khu vực thị trấn có tỷ trọng khoảng 0,55 tấn/m3, tại các xã nói chung và xã Ngũ Lão tỷ trọng rác thải trung bình đạt 0,39 tấn/m3.

Ở khu vực thị trấn tỷ trọng rác cao, thành phần rác thải đa dạng còn nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ nên tính chất ăn mòn cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hỏng hóc các phương tiện thu gom cũng như vận chuyển rác thải.

III. Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và xử lý

1.1. Thực trạng quản lý hành chính

1.1.1. Tổ chức quản lý

Từ năm 1998 công tác quản lý CTR sinh hoạt tại khu vực cũng như các xã, thị trấn khác đều triển khai theo khung tổ chức sau:

Hình 6. Tổ chức quản lý CTR sinh hoạt huyện Thuỷ Nguyên.

- Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã và thị trấn phối hợp với Hạt quản lý đường bộ, Phòng TN&MT tiến hành các hoạt động quản lý về VSMT nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng bằng các hình thức chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý và xử lý các vi phạm đối với cả người dân, các cơ sở sản xuất, cơ quan, doanh nghiệp.

- Hộ gia đình: tại khu vực nghiên cứu, mảng VSMT nói chung và công tác quản lý CTR sinh hoạt nói riêng chưa nhận được sự quan tâm thích đáng mặc dù thực trạng của nó đã đến mức gần như báo động. Vì vậy, việc khuyến khích quản lý và xử lý rác thải tại gia đình còn nằm trong chiến lược của các cơ quan quản lý, tương đương với nó là ý thức của người dân luôn là nhân tố quyết định trong công tác này.

UBND huyện

Hạt quản lý đường bộ Phòng TN & MT UBND xã, thị trấn

Văn phòng Tổ xử lý rác Tổ Bảo vệ Tổ vận chuyển Tổ xử lý Tổ thu gom rác

Hộ gia đình thu gom Hộ gia đình

- UBND xã Ngũ Lão quản lý trực tiếp các hộ gia đình thông qua các tổ thu gom tự quản hay các hộ không thu gom; chịu trách nhiệm quản lý, xử lý rác ở bãi rác tạm và xử lý các vi phạm của người dân.

- UBND thị trấn Minh Đức phối hợp với Hạt quản lý đường bộ (là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động công ích) chịu trách nhiệm quản lý chung các vấn đề giao thông đường bộ và thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn. Hoạt động quản lý tiến hành thông qua các tổ thu gom, tổ vận chuyển, tổ bảo vệ và quản lý, xử lý rác.

Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của công ty cổ phần nước sạch huyện Thuỷ Nguyên và các đơn vị doanh nghiệp, tư nhân khác.

1.1.2. Hệ thống các văn bản pháp luật

Công tác quản lý được thực hiện theo Luật BVMT 2005 và các văn bản pháp luật của thành phố và địa phương. Bao gồm:

1) Luật BVMT năm 2005 thông qua ngày 29/11/2005, quy định về hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và các nguồn lực để BVMT; quyền và nghĩa vụ vủa tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong BVMT. Trong đó có chương 8 quy định về quản lý CTR nói chung và mục 3 quy định cụ thể về quản lý CTR thông thường.

2) Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005.

3) Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 21/7/2005 về đổi mới công tác quản lý, xử lý CTR đô thị thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2010.

4) Tờ trình số 378/TT-MTĐT ngày 10/9/2007 của công ty MTĐT Hải Phòng về việc điều chỉnh mức thu phí vệ sinh đô thị với các quận, huyện của thành phố Hải Phòng.

5) Quyết định 139/2008/QĐ-UBND ngày 17/1/2008 của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh mức thu phí VSMT đô thị trên địa bàn thành phố.

6) Quyết định 431/2008/QĐ-UBND ngày 17/3/2008 về việc điều chỉnh, bổ sung mức thu phí VSMT đối với các trường học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

7) Nghị quyết 31/2006/NQ-HĐND ngày 28/6/2006 của hội động nhân dân huyện Thuỷ Nguyên về chương trình nước sạch và VSMT huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn 2001 - 2006.

8) Chỉ thị số 03 và 04/2008/CT-UBND huyện về việc tăng cường quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.

9) Kế hoạch số 18/KH-UB ngày 13/2/2009 của UBND Huyện Thuỷ Nguyên về kiểm tra thực hiện các quy định về BVMT, chương trình nước sạch và VSMT trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10) Các thông báo số 25/2006/TB-UBND ngày 26/3/2006, số 37/2007/TB-UBND ngày 14/3/2007, số 41/2008/TB-UBND ngày 20/2/2008 và số 45/2009/TB-UBND ngày 15/2/2009 của UBND huyện Thuỷ Nguyên về việc kiểm tra thực hiện các quy định về BVMT, chương trình nước sạch và VSMT trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên. Đây là các đợt kiểm tra liên ngành xuống các xã với sự chủ trì của đại diện UBND huyện, kết hợp với Phòng TN&MT, Phòng di dân và nước sạch, Trung tâm y tế dự phòng và Hạt quản lý đường bộ.

Như vậy, các văn bản này không nhiều, không cụ thể hầu như chỉ quan tâm về mặt phí thu gom, các mảng thu gom, xử lý và tuyên truyền, giáo dục nhận thức còn hạn chế.

1.2. Chi phí cho công tác VSMT và quản lý CTR sinh hoạt

Nguồn kinh phí hỗ trợ cho xã Ngũ Lão và thị trấn Minh Đức rất hạn hẹp do thành phố cấp thông qua UBND huyện và Hạt quản lý đường bộ. Kinh phí hoạt động chủ yếu do nhân dân đóng góp để duy trì các tổ thu gom rác tự quản, tại địa phương không có sự hỗ trợ gì thêm.

- Từ năm 1998 khi công tác quản lý CTR sinh hoạt theo hướng xã hội hóa được hình thành, nguồn chi phí ban đầu cấp cho hai thị trấn Minh Đức và thị trấn Núi Đèo để quản lý từ dự án VIE/98/003 là 620 triệu đồng gồm: kinh phí xây dựng ga rác, trang thiết bị, bảo hộ lao động ban đầu cho công nhân. Khi các tổ thu gom tự quản hình thành và mở rộng từ năm 2001 đến nay nguồn hỗ trợ từ huyện thông qua Hạt quản lý đường bộ để trả lương cho công nhân quét đường và đội công nhân vận chuyển rác về bãi rác Gia Minh khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm.

- Tại xã Ngũ Lão kinh phí ban đầu từ dự án VIE/98/003 là 250 triệu đồng để xây dựng bãi rác tạm và thành lập tổ thu gom rác tự quản với các trang thiết bị thu gom năm 2001. Sau đó tổ thu gom duy trì hoạt động tự quản bằng sự đóng góp của nhân dân, không có sự hỗ trợ thêm từ huyện và địa phương.

1.3. Công tác kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục nhận thức

Theo sự chỉ đạo của UBND huyện Thuỷ Nguyên, trên địa bàn huyện mỗi năm một lần đều có các công tác kiểm tra, giáo dục và tuyên truyền ý thức về VSMT nói chung và quản lý CTR sinh hoạt nói riêng tại xã Ngũ Lão và thị trấn Minh Đức. Năm 2009, thực hiện thông báo số 45 của UBND huyện Thuỷ Nguyên, xã Ngũ Lão và thị trấn Minh Đức tiến hành phát động phong trào với các hình thức phát thanh, tuyên truyền, vận động tới người dân và đón đoàn thanh tra của huyện xuống kiểm tra. Theo điều tra, quan sát và phỏng vấn thực tế tại địa phương, các công tác quản lý, kiểm tra và tuyên truyền BVMT và VSMT thu được hiệu quả còn hạn chế:

- Với các cán bộ địa phương:

+ Tại địa phương không có cán bộ chuyên môn cho công tác quản lý VSMT, công tác này được quản lý lồng ghép với các vấn đề khác như nước sạch, giao thông thuỷ lợi.

+ Cán bộ quản lý công tác này chưa có kiến thức chuyên môn: hai cán bộ phụ trách VSMT mới được cử đi học từ tháng 10 năm 2008 sau 4 năm nhận trách nhiệm.

+ Các buổi họp tổng kết, báo cáo tình hình và rút kinh nghiệm không được tổ chức thường xuyên, thường làm kèm với các công tác khác nên các vấn đề tồn tại và vi phạm không được kiểm soát.

+ Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hầu như không được tiến hành do

“vấn đề tài chính, quyền hạn và các nhạy cảm trong quan hệ” hoặc nếu có tiến hành cũng chỉ dừng lại ở việc cảnh cáo, rút kinh nghiệm và tham mưu cho UBND huyện mà chưa có các xử lý dứt điểm.

+ Không huy động được các cá nhân, tổ chức có uy tín của địa phương cùng vào cuộc như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các Chi bộ Đảng, các Đảng viên và người cao tuổi trong các làng văn hoá, các các nhân xuất sắc trong nhà trường và trong các tổ chức khác...

- Với người dân:

+ Công tác tuyên truyền bằng loa phát thanh hay vận động tại nhà về vấn đề VSMT của xã và thị trấn rất hạn chế, thường chỉ thực hiện khi có đoàn kiểm tra của huyện xuống. Các băng rôn, bảng khẩu hiệu không nhiều ngay cả ở thị trấn. Đồng thời, nội dung tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở mức phát động phong trào, với các bài đọc ngắn đọc kèm với rất nhiều nội dung khác nên không thu hút người dân lắng nghe, không thuyết phục.

+ Kết quả phỏng vấn người dân (câu 13 và 15): 43% số phiếu trả lời thỉnh thoảng có nghe loa phát thanh về VSMT nhưng không để ý đến nội dung; 37% thỉnh thoảng nghe và có chú ý nhưng thấy nội dung không rõ ràng còn lại khoảng 20% chưa từng nghe. Và 100% số phiếu điều tra trả lời không biết bao nhiêu lâu họ tổ chức một lần nhưng rất ít và chưa từng thấy hoặc không biết có chính sách phạt với các hành vi vi phạm VSMT.

1.4. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công tác quản lý

Bảng 12. Sự phát triển của các cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho công tác quản lý CTR sinh hoạt

Tiêu chí Khu vực 2006 2007 2008 Số công nhân Thị trấn MĐ 6 10 28 Xã NL 6 8 8 Số cán bộ quản lý Thị trấn MĐ 7 11 13 Xã NL 1 1 1 Số xe thu gom Thị trấn MĐ 6 10 14 Xã NL 6 8 8 Số ga rác Thị trấn MĐ 1 1 1 Xã NL 0 0 0 Số bãi rác tạm Thị trấn MĐ 0 0 0 Xã NL 1 1 1

Theo bảng trên cho thấy

- Thị trấn Minh Đức số công nhân và cán bộ quản lý tăng lên rõ rệt: năm 2006 có 6 công nhân và 7 cán bộ quản lý đến năm 2008 có 28 công nhân và 13 cán bộ. Số xe thu gom cũng được bổ sung thêm: từ 6 xe năm 2006 lên 14 xe năm 2008.

- Tại xã Ngũ Lão cơ sở vật chất và nguồn nhân lực không có sự thay đổi nhiều: năm 2006 có 6 xe thu gom và 6 công nhân đến năm 2008 tăng lên 8 xe thu gom và 8 công nhân; số cán bộ quản lý không thay đổi (chỉ có 1 biên chế).

Như vậy, nhìn chung thị trấn Minh Đức có sự quan tâm đầu từ nhiều hơn về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý CTR sinh hoạt so với xã Ngũ Lão.

1.5. Thái độ, nhận thức của người dân và các cán bộ, công nhân viên về công tác quản lý CTR sinh hoạt.

Thái độ của người dân và cán bộ công nhân viên quản lý VSMT nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng được kiểm tra bằng một số câu hỏi cộng với việc quan sát và khảo sát thực tế thu được các kết quả sau:

1.5.1. Với người dân

Thói quen, ý thức và mức sống của người dân có ảnh hưởng lớn tới lượng chất thải phát sinh:

- Thông qua việc sử dụng dụng cụ đi chợ (câu 2): thông thường với một chiếc làn đi chợ chúng ta sẽ tiết kiệm được một lượng túi ninol khá lớn. Do thói quen, trung bình có khoảng 53,33% số hộ thường xuyên sử dụng, 31,67% số hộ thỉnh thoảng dùng và 15% số hộ không dùng. Mức độ thường xuyên hơn tỷ lệ nghịch với mức sống của người dân: cao nhất ở khu vực 1 và thấp dần tới khu vực 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 7. Tỷ lệ người dân có sử dụng dụng cụ đi chợ

Một phần của tài liệu Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã ngũ lão và thị trấn minh đức huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng (Trang 49 - 56)