Bảng 10. Lượng rác thải ra của hộ/ngày

Một phần của tài liệu Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã ngũ lão và thị trấn minh đức huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng (Trang 44 - 47)

(kg)

Khu vực 3 Khu vực 2 Khu vực 1 Trung

bình Tần suất (lần) Tỷ lệ (%) Tần suất (lần) Tỷ lệ (%) Tần suất (lần) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) <1,2 0 0 16 7 64 40 20 1,2 - 2,4 8 10 64 26 40 25 18 2,4 - 3,2 40 50 112 47 48 30 40 >3,2 32 40 48 20 8 5 22 Tổng 80 100 240 100 160 100 100 Max 5,2 kg 4,1 kg 3,8 kg 40 Min 2,3 kg 0,6 kg 0,2 kg 18 Trung bình = 3,1 3,9 kg 3,2 kg 2,2 kg

- Qua bảng nhận thấy, lượng rác bình quân trên địa bàn trung bình dao động từ 2,2 kg đến 3,9 kg hộ/ngày, trung bình khoảng 3,1 kg/hộ, cao nhất tại khu vực 3 có hộ lên tới 5,2 kg/ngày, thấp nhất tại khu vực 1 có hộ chỉ phát sinh khoảng 0,2 kg/ngày. Như vậy, lượng rác trung bình 1 ngày 1 người của khu vực 1 thải ra khoảng 0,55 kg, của khu vực 2 khoảng 0,8 kg và khu vực 3 khoảng 0,98 kg (tính trung bình một hộ có 4 người).

- Với lượng rác <1,2 kg trung bình có khoảng 20%, chiếm tỷ lệ cao nhất là 40% tại khu vực 1 và không xuất hiện tại khu vực 3.

- Lượng rác 1,2 - 2,4 kg chiếm tỷ lệ trung bình 18%, cao nhất khoảng 26% tại khu vực 2, thấp nhất 10% thuộc khu vực 3.

- Lượng rác thải 2,4 - 3,2 kg chiếm tỷ lệ trung bình cao nhất 40%, khu vực lên tới 50%, khu vực 2 khoảng 47% và thấp nhất tại khu vực 1 chiếm 30%.

- Lượng rác >3,2 kg/ngày chiếm tỷ lệ trung bình 22%, cao nhất tại khu vực 3 chiếm 40%, thấp nhất tại khu vực 1 chiếm khoảng 5%.

Nguồn số liệu này chứng minh rõ ràng cho lượng bình quân rác thải của các hộ gia đình thải ra mỗi ngày trong khu vực thị trấn cao hơn tại khu vực nông thôn và mức thu sống ngày càng cao thì phát sinh chất thải ngày càng nhiều.

1.2.2. Lượng rác thải từ các cơ quan, công sở, trường học

Là nguồn phát sinh lớn thứ 2 sau nguồn từ các hộ gia đình (khoảng 14,9 m3chiếm khoảng 26% tổng lượng thải - theo bảng 9):

- Hiện nay, trên địa bàn xã và thị trấn mỗi khu vực đều có 4 trường học cho các cấp, 1 khu nhà UBND, 1 khu trạm y tế, 1 - 3 đền chùa và khoảng 3 cơ quan đơn vị (công an, bộ đội…) khác. Hầu như lượng thải từ nguồn này không biến động nhiều, có khi còn giảm xuống ở xã Ngũ Lão. Tuy nhiên, theo quy mô của các đơn vị hành chính lượng rác phát sinh ở khu vực thị trấn cao hơn ở xã (khoảng 1,25 lần).

- Thị trấn Minh Đức hiện tại có tới 10 cơ sở công nghiệp nhà nước và tư nhân, xã Ngũ Lão ít hơn chỉ có một nhà máy, 1 khu chung cư (khu nhà vận hành của nhiệt điện). Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động bình sinh hoạt giao ban của công nhân trung bình khoảng 1,2 m3/ngày/cơ sở.

1.2.3. Lượng rác thải từ chợ

Cho đến nay thị trấn Minh Đức vẫn tồn tại một chợ duy nhất (chợ Minh Đức) đây là một chợ lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu của địa phương mà còn cho các xã lân cận, lượng rác thải phát sinh từ chợ này khoảng 4 - 8 m3rác/ngày. Ngược lại, tại xã Ngũ Lão có tới 2 chợ, đây là 2 chợ tạm nhỏ buôn bán chủ yếu các loại thực phẩm, đồ ăn… phục vụ cho nhu cầu của dân cư trong xã; lượng thải phát sinh trong 2 khu chợ này thống kê được khoảng 2,5 – 3,0 m3rác/ngày. Như vậy, từ nguồn này lượng rác phát sinh tại thị trấn Minh Đức cao gấp 2 - 4 lần tại so với xã.

1.2.4. Lượng rác thải từ các nguồn khác: nông nghiệp, các khu du lịch, dịch vụ….

- Nguồn nông nghiệp phát sinh chủ yếu các loạt rác thải từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn phát sinh này cao hơn tại xã Ngũ Lão. Tuy nhiên, lượng phát sinh từ nguồn này không lớn, một phần lượng CTR này được tận dụng để tưới rau, phủ rau, làm thức ăn chăn nuôi, còn lại không được thu gom mà đổ thẳng ra môi trường.

- Các khu di tích lịch sử, du lịch dịch vụ, đường đi: trên địa bàn nghiên cứu hiện có khoảng 5 ngôi đền, chùa với 2 khu vực thu hút nhiều khách thập phương cũng như ở nơi khác đến vào các dịp ngày tuần, lễ tết là Đền Trần Quốc Bảo thị trấn Minh Đức và chùa My Sơn xã Ngũ Lão. Ngoài ra do nhu cầu giải trí, mức sống ngày càng cao các dịch vụ nhà hàng, quán giải khát, quán karaoke… mọc lên ngày càng nhiều. Cùng với hệ thống đường liên thôn, xã các địa điểm này phát sinh một lượng không nhỏ CTR sinh hoạt. Do công tác quản lý rác thải cũng như VSMT còn hạn chế hầu hết lượng rác này không được thu gom mà thải trực tiếp ra môi trường nhất là những ngày lễ, tết (trừ các khu vực bên trong đền chùa) gây mất vệ sinh và ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan cũng như cuộc sống của người dân sống ven đường.

2. Thành phần CTR sinh hoạt

Hiện nay, do điều kiện về kinh phí, phương tiện và công tác quản lý còn nhiều hạn chế nên chưa có một số liệu thống kê cụ thể về khối lượng từng thành phần CTR sinh hoạt khác nhau tại cả 2 khu vực này cũng như trên toàn địa bàn huyện Thuỷ Nguyên. Tuy nhiên, về cơ bản theo bản chất của các nguồn phát sinh, CTR sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu có thể phân thành 3 loại chính:

Rác hữu cơ (thực phẩm thừa, rau, củ, cành lá cây…) phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, chợ… Lượng rác này tăng tại khu vực thị trấn so với xã vì nó

được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm vật phủ, phân bón trong trồng trọt hay xử lý chôn lấp tại gia đình.

Rác tái chế: là thành phần chủ yếu trong các công sở, cơ quan, trường học, khu thương mại, du lịch và tại các gia đình khá giả. Những năm trở lại đây, các loại sản phẩm bằng các chất liệu vô cơ như túi nilon, plastic, cao su, hộp nhựa, kim loại…được sử dụng ngày càng phổ biến. Cùng với tiến trình ĐTH, ý thức tận dụng của người dân giảm dần theo mức sống. Ý thức giữ gìn VSMT chung và công tác QLMT còn hạn chế nên lượng chất thải này phát sinh ngày càng lớn, tình trạng túi nilon bay khắp nơi hay dồn vào từng bao lớn vứt ven đường quốc lộ hoặc các bãi đất trống, các kênh mương…còn phổ biến đặc biệt là ở khu vực xã.

Rác khác (sành, sứ, gạch đá, thuỷ tinh, pin, vỏ sò, ốc, xỉ than…), trong đó các nguồn như công sở, cơ quan thường có thuỷ tinh, pin, sành sứ… ; xỉ than là thành phần có trong hầu hết các gia đình đặc biệt là xã Ngũ Lão.

2.1. Tỷ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại hộ gia đình

Bảng 11. Thành phần rác thải trung bình trong ngày tại các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng và thách thức về chất thải rắn sinh hoạt dưới tác động của quá trình đô thị hoá tại xã ngũ lão và thị trấn minh đức huyện thuỷ nguyên thành phố hải phòng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w