Nêm hướng lên trong xu hướng giảm (mang tính chất tiếp tục xu hướng)
MÔ HÌNH LÁ CỜ-MÔ HÌNH CỜ CHỮ NHẬT
Mô hình này còn được gọi là “Mô hình cờ Flag”, hay “Mô hình lá cờ”, “Mô hình cờ chữ nhật tăng giảm”, nó có hình dạng như sau:
Mô hình Cờ Flag này là một mô hình cho tín hiệu tiếp diễn, nó thường cho độ chính xác cao khi xuất hiện trong giai đoạn thị trường có xu hướng rõ ràng. Đây là mẫu hình rất thường gặp trong Forex khi sau một đợt giá có sự biến động mạnh (tăng hoặc giảm), thị trường sẽ cần một khoảng thời gian để tích lũy về giá trước khi có sự bứt phá tiếp tục biến động theo hướng ban đầu (tiếp tục tăng hoặc tiếp tục
giảm). Ở hình Bear Flag chúng ta sẽ vào lệnh bán chờ giá xuống khi giá phá vỡ đường kênh dưới (đường này đóng vai trò là đường hỗ trợ), và ngược lại ở hình Bull Flag chúng ta sẽ vào lệnh mua chờ giá lên khi giá phá vỡ đường kênh trên (đường này đóng vai trò là đường kháng cự). Và mục tiêu giá đạt tới của mô hình này có giá trị bằng với giá trị của độ dài đường giá đã đạt được trước khi giá đi vào kênh tích lũy (biểu hiện bằng độ dài của mũi tên nét đứt màu đỏ trong hình vẽ) - Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.
- Sau mỗi đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng.
Tín hiệu mua:
Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên.
Tín hiệu bán:
Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.
Mô hình cờ giảm
Mô hình cờ giảm (Bearish flag) Mô hình cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng giảm mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít ( sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến ( candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng giảm mạnh tiếp diễn. Cũng như mô hình cờ tăng, vùng “cờ” là
thời gian ngắn thị trường củng cố và xác định trước khi trở lại với 1 xu hướng giảm mạnh.
Mô hình giá lá cờ là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền quay trở lại giao động trong kênh giá song song từ một biến động giá trước đó. Mô hình giá là cờ có thể là mô hình giá lên hoặc mô hình giá xuống, phụ thuộc và xu hướng trước khi hình thành mô hình giá lá cờ là gì. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng lên trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn lên. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng xuống trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn xuống. Mô hình lá cờ thường hình thành trong một thời gian ngắn. Đây có thể coi là trường hợp đặc biệt của mô hình giá cờ đuôi nheo.
Đặc điểm
Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới(nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là mô hình giá xuống)
Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá xuống)
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên mô hình lá cờ. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm thấp nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự (nếu là mô hình giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là mô hình giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).
Xác định mô hình
Lá cờ giảm có thể được xác định dễ dàng một khi bạn biết được những gì mà bạn đang muốn tìm kiếm. Mô hình này được chia ra làm 3 phần. Trước tiên, bạn phải xác định được cán cờ giảm. Cán cờ giảm này có thể có độ dốc lớn hoặc dốc từ từ và được xem là xu hướng giảm chính. Tiếp theo chúng ta sẽ có phần lá cờ. Lá cờ này được xem như là phần củng cố của giá sau khi đã giảm mạnh sau một thời gian. Trong khoảng thời gian này, giá có thể di chuyển nhẹ trong một kênh hướng lên và tăng nhẹ một ít so với xu hướng giảm ban đầu. Tại điểm này nhà đầu tư chờ đợi cho giá phá vỡ mức thấp nhất trước đó và tiếp tục giao dịch theo xu hướng giảm
Sau khi giá bắt đầu di chuyển thấp hơn, việc quan trọng bây giờ là chúng ta cần phải xác định khoảng cách lợi nhuận. Theo mô hình này thì lợi nhuận tiềm năng chính bằng khoảng cách giảm của cán cờ. Chúng ta hãy nhìn vào ví dụ bên dưới để xác hiểu rõ hơn về mô hình này:
Biểu đồ ở trên chúng ta có thể nhìn thấy mô hình Lá cờ giảm tiềm năng được tạo ra trên biểu ngày của cặp tiền EURJPY. Cán cờ được tạo ra từ mức giá cao của ngày 21 tháng 6 tại mức giá 101.61 đến mức giá thấp nhất của ngày 24 tháng 7 tại mức
giá 94.10. Tổng cộng mức giảm ở đây là 751 pips. Hiện tại giá đang củng cố theo một kênh tăng nhẹ. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là mô hình Lá cờ giảm chỉ hình thành khi và chỉ khi giá phá vỡ được mức giá thấp nhất của xu hướng giảm trước đó. Vì vậy mức giới hạn lợi nhuận tiềm năng trong trường hợp này là 751 pips gần mức giá 91.00
Mô hình Bearish Flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật giảm) hình thành sau một đợt giảm giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Nó được xem là một dấu hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm giá hiện tại có thể tiếp tục. Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.
Xu hướng giảm giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới. Mô hình này phản ánh sự phản ứng của người đầu tư giá xuống sẵn sàng bán tại mức giá thấp và sự nhiệt tình của người đầu tư giá lên đẩy giá lên cao khi sẵn sàng mua tại mức giá khả thi nhất.
Dấu hiệu giảm giá (điểm xuyên phá - breakdown) xảy ra khi giá bật xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ của mô hình và tiếp tục xu hướng giảm giá ban đầu.
So sánh
Bearish Flag rất giống với mô hình Bearish Pennant song ở mô hình Bearish Flag thì 2 đường xu hướng có xu thế chạy song song trong khi ở mô hình Bearish
Pennant thì 2 đường xu hướng giá có xu thế hội tụ dần. Sự giảm giá xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ có thể cho thấy sự tiếp tục xu hướng giảm giá.
Khi Bearish Flag phát triển thì khối lượng giao dịch có xu hướng giảm. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng lên bất ngờ về khối lượng giao dịch ở cuối lá cờ.
Mô hình Bearish Flag có thể kéo dài ngắn nhất là 5 ngày hoặc dài thì 3 đến 5 tuần.
Chú ý: Trong một số trường hợp thì giá sẽ phá vỡ dao động giá ban đầu và tạo sự
đảo chiều. Sự đảo chiều có thể được cảnh báo khi khối lượng giao dịch gia tăng, trái ngược với sự giảm khối lượng giao dịch thông thường điển hình hơn.
Mục tiêu giá: Thông thường chiều dài cán cờ (flagpole) ám chỉ đợt giảm giá có