MÔ HÌNH TIẾP DIỄN: MÔ HÌNH CỜ TĂNG (BULLISH FLAG)

Một phần của tài liệu 6 mẫu hình xu hướng thanh toán quốc tế (Trang 26 - 36)

1. Sơ lược về mô hình cờ tăng:

Đây là mẫu hình rất thường gặp trong Forex khi sau một đợt giá có sự biến động tăng mạnh, thị trường sẽ cần một khoảng thời gian để tích lũy về giá hay đường giá cần có điểm dừng và trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục theo xu hướng trước đó của nó, tức là tăng.

Mô hình cờ tăng Bullish Flag hình thành sau một đợt tăng giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng, bao gồm 2 đường xu hướng song song nhau tạo thành hình dáng lá cờ hình chữ nhật. Nó được xem là một dấu hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Lá cờ có thể nằm ngang, song nó thường có xu hướng hơi hướng xuống nhưng đôi khi cũng có hướng chếch lên.

+ Mức hỗ trợ: (Support) là mức giá mà tại đó nhu cầu được xem là đủ mạnh để ngăn cản sự giảm giá thấp hơn. Mức hỗ trợ được xác định bởi tập hợp các mức giá thấp.

+ Mức kháng cự: (Resistance) là mức giá mà tại đó lượng cung được xem là đủ mạnh để ngăn cản sự tăng giá cao hơn. Mức kháng cự được xác định bởi tập hợp các mức giá cao.

Đặc trưng:

• Bullish Flag rất giống với mô hình Bullish Pennant(cờ hiệu) song ở mô hình Bullish Flag thì 2 đường xu hướng có xu thế chạy song song trong khi ở mô hình Bullish Pennant thì 2 đường xu hướng giá có xu thế hội tụ dần. Sự bức phá của giá lên trên đường xu hướng kháng cự có thể cho thấy sự tiếp tục xu hướng tăng giá.

• Khi Bullish Flag phát triển thì khối lượng giao dịch có xu hướng giảm. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng lên bất ngờ về khối lượng giao dịch ở cuối lá cờ. Sự đảo chiều có thể được cảnh báo khi khối lượng giao dịch gia tăng.

• Mô hình Bullish Flag có thể kéo dài ngắn nhất là 5 ngày hoặc dài thì 3 đến 5 tuần.

2. Cách xây dựng mô hình:

Mô hình này được chia ra làm 3 phần. Trước tiên, bạn phải xác định được cán cờ tăng. Cán cờ tăng này có thể có góc nghiêng lớn hoặc nhỏ và được xem là xu hướng tăng chính. Tiếp theo chúng ta sẽ có phần lá cờ. Lá cờ này được xem như là phần củng cố của giá sau khi đã tăng mạnh sau một thời gian. Trong khoảng thời gian này, giá có thể di chuyển trong một kênh hướng xuống và giảm nhẹ một ít so với xu hướng tăng ban đầu. Tại điểm này nhà đầu tư chờ đợi cho giá phá vỡ mức cao nhất trước đó và tiếp tục giao dịch theo xu hướng tăng Sau khi giá bắt đầu di chuyển cao hơn, việc quan trọng bây giờ là chúng ta cần phải xác định khoảng cách lợi nhuận.

Theo mô hình này thì lợi nhuận tiềm năng chính bằng khoảng cách tăng của cán cờ.

Chúng ta hãy nhìn vào ví dụ bên dưới để xác hiểu rõ hơn về mô hình này:

Biểu đồ trên mô tả mô hình cờ tăng trên biểu đồ cặp tiền EUR/JPY. Cán cờ có thể được nhìn thấy bằng cách xác định mức thấp ngày 28 tháng 11 tại 105.29 với mức cao ngày 30 tháng 11 tại 107.68. Tình từ mức giá thấp đến mức giá cao của cán cờ, cặp tiền EUR/JPY di chuyển 236 pips. Tại 107,68, giá đã bắt đầu củng cố. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá giảm dần để chúng ta có thể thấy mô hình lá cờ hình thành.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng mô hình cờ tăng sẽ không được tạo ra cho đến khi giá phá lá cờ và di chuyển cao hơn báo hiệu sự trở lại của xu hướng tăng. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể sử dụng khoảng cách 236 pip của cán cờ để thiết lập mục tiêu lợi nhuận gần 109,00. Điểm cắt lỗ có thể được đặt dưới ngưỡng hỗ trợ của lá cờ được vẽ trên đồ thị.

3. Các tín hiệu:

• Mua hay bán theo xu hướng trước đó khi giá phá vỡ đường biên của lá cờ:  Tín hiệu mua: xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự

(Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên. (giá phá vỡ đường kháng cự)

 Tín hiệu bán: khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ. (giá phá vỡ đường hỗ trợ).

4. Ưu điểm của mô hình cờ tăng:

Ưu điểm: mô hình cờ tăng tương đối đơn giản để xác định, chỉ sử dụng giá (không có chỉ số phức tạp) cắt lỗ cùng với dự báo mục tiêu lợi nhuận rõ ràng, có độ chính xác cao khi xuất hiện trong giai đoạn thị trường có xu hướng rõ ràng.

Cup and Handle Pattern (mô hình cái tách và tay cầm)

Mô hình Cup and Handle (cái tách và tay cầm) là một mô hình mô phỏng thị trường đi lên, bị gián đoạn bởi một giai đoạn ổn định giá trước khi tiếp tục một đợt tăng giá nữa và nó củng cố xu hướng đó của thị trường. Mẫu hình này được William O’Neil giới thiệu trong cuốn sách “How to Make Money in Stocks” của ông vào năm 1988.

Như cái tên của nó đã nói lên phần nào, mô hình này gồm 2 phần: cái tách và tay cầm của nó. Về lý thuyết lý tưởng thì mô hình “cốc” kéo dài trong 1 đến 6 tháng còn mô hình “tay cầm” kéo dài trong 1 đến 4 tuần. Cái tách hình thành nên nhờ một đợt giảm giá nhẹ rồi từ từ đi lên, sau một giai đoạn tăng giá. Chính vì vậy, đáy của cái tách này thường không quá nhọn mà tương đối tròn. Khi "tách" được hoàn thành, tức là giá đã vòng lên đạt mức cũ thì một đợt giảm giá nữa, nhẹ hơn, lại diễn ra vẽ lên đồ thị hình tay cầm của chiếc ly. Khi giá vượt lên khỏi khoảng giới hạn của "tay cầm", thì đó chính là dấu hiệu cho thấy giá lại sắp sửa tiếp tục đà tăng như giai đoạn đầu.

Khu vực bên phải của đồ thị thường có khối lượng giao dịch không lớn. Giai đoạn hình thành nên đồ thị kiểu như thế này có thể kéo dài từ 7 đến 65 tuần nhưng đa phần kéo dài từ 3 – 6 tháng. Tỉ lệ điều chỉnh từ đỉnh giá (đỉnh tách) đến đáy giá (đáy tách) thông thường là 12% - 15% và có thể lên tới 33%.

Thành bên trái của tách là một đỉnh giá, tạm gọi là đỉnh giá 1. Trong lòng tách là giai đoạn giá xuống rồi lại phục hồi, giá tăng dần để thử vượt đỉnh giá cũ. Chính lúc này áp lực bán gia tăng từ phía những người đã mua vào ở đỉnh giá 1 vì họ lo ngại giá lại hạ xuống. Chính áp lực bán này lại kéo giá xuống trong khoảng 4 ngày cho đến 4 tuần, sau đó thì giá tăng trở lại. Dưới đây là một ví dụ về mô hình tách và tay cầm:

Thường thì tính củng cố của mô hình sẽ được đảm bảo hơn nếu xu hướng tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng tức là đảm bảo nó không quá yếu. Cũng cần lưu ý với dạng của mô hình cốc: đáy của nó càng vòng càng tốt và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra, đáy tách không nên quá sâu, tay cầm cũng không được sâu quá 1/2 chiều sâu của tách. Với thị trường có độ bất ổn lớn thì mức hoàn lại có thể trong khoảng 1/3 đến 2/3. Mô hình “tay cầm” làm cho đợt gia tăng giá ở bên phải “cốc” ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch và có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành “cốc”.Toàn bộ chiều cao của khung thường đạt mức 1/3 chiều cao “cốc”. "Breakout" xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị tường (nên có một sự gia tăng đáng kể về khối lượng tại vị trí breakout để phá vỡ mức kháng cự).

Khi phần quai được hình thành, chúng phải nằm ở nửa trên của cấu trúc nền tảng chung và phải nằm phía trên đường biến động giá bình quân 200 ngày (SMA 200).

Những mô hình có đường SMA 200 ngày nằm phía trên phần quai tách sẽ có xu hướng thất bại. Tuy nhiên, những quai tách hướng lên hoặc đi ngang cũng dễ dẫn đến thất bại của mô hình. Bởi những quai tách này không cho cổ phiếu có cơ hội vận động kéo giá xuống sau khi đã tăng giá từ đáy tách. Tỷ lệ rớt giá ở khu vục quai tách thông thường từ 10% -15% tính từ đỉnh tách.

Điểm mua đúng của khuôn mẫu này là khi giá ở phần quai đi lên bằng với phần miệng phải của tách, đôi khi có thể thấp hơn phần miệng tách 5% - 10%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chờ quai tách đi lên bằng với miệng tách hoặc cao hơn một chút bởi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có tính ổn định cao như thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong quá trình hình thành chiếc cốc hình chữ U thì đường chỉ báo volume cũng thường có hình dáng chữ U. Giá mục tiêu : Xu hướng giá tăng dự kiến sau breakout được ước tính bằng khoảng cách từ đỉnh bên phải đến đáy cốc.

* Mô hình giá hình nêm (Wedges) Giới thiệu sơ lược:

Wedges là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình wedges có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống.

Cách xây dựng:

Tất cả các loại mẫu hình wedges có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá xuống).

Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá xuống).

Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên wedges. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của wedges (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của wedges (nếu là wedges giá xuống).

Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự(nếu là wedges giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là wedges giá xuống)

Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là wedges giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).

Những tín hiệu:

-Dấu hiệu cảnh báo về khả năng thay đổi chiều. Giống như mẫu hình tam giác, mẫu hình nêm thể hiện một sự hội tụ giá trước khi đảo chiều.

Một phần của tài liệu 6 mẫu hình xu hướng thanh toán quốc tế (Trang 26 - 36)