369. Để nâng cao năng lực quản lý khách hàng và mở rộng, phát triển mạng lưới, chuỗi cung ứng thì lượng vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Có vốn thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, mở thêm đại lý tiêu thụ tại các địa phương khác từ đó có thêm nhiều khách hang và đối tác không chỉ trong địa phương mà cả ngoài địa phương. Đó là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Đặc biệt là cơ cấu vốn vay.
370. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn này theo nhiều cách: vay từ tổ chức, cá nhân; vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng… Tuy nhiên, hiện tại việc tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp vẫn dựa chủ yếu vào vốn góp từ cổ đông, thành viên và chủ sở hữu; vốn vay từ các tổ chức và cá nhân.
371. Theo số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát của các doanh nghiệp Hưng Yên, ta có thể thấy được nguồn vốn này chiếm tỷ trọng chưa cao so với vốn chủ sở hữu, tùy theo từng loại hình và ngành nghề. Đối với CTCP và Công ty TNHH, đa phần các doanh nghiệp đều lựa chọn tỷ lệ nguồn vốn này đến 40%, còn DNTN và DN thành viên thì tỷ lệ lựa chọn đến 80%. Đối với 10 ngành nghề, ngành Giao thông vận tải tỷ lệ này là 20%, ngành Sản xuất hàng tiêu dùng là 40%, Chế biến gia công, Điện tử Viễn thông, Thương mại dịch vụ, Y tế giáo dục là 60%, ngành Cơ khí là 80%.