5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.6.1. Mức dòng ngắn mạch
Mức độ dòng công suất ngắn mạch tại một thời điểm nhất định trong lƣới điện là một thƣớc đo sự mạnh hay yếu của lƣới điện đó. Nó không phải là một tham số trực tiếp về chất lƣợng điện năng song lại có những ảnh hƣởng nặng nề. Khả năng hấp thụ các rối loạn liên quan đến mức công suất ngắn mạch của lƣới là một vấn đề quan trọng. Bất kỳ một điểm (p) trong mạng điện có thể đƣợc mô hình hóa bởi một mạch tƣơng đƣơng nhƣ trong hình 3.8. Theo quan điểm điện áp thì các điểm ở xa sẽ có điện áp không đổi nghĩa là không phụ thuộc vào điện áp tại (p). Các điểm từ xa này đƣợc chỉ định USC và mức công suất dòng ngắn mạch tại (p) trong lƣới trung thế có thể tính bằng:
Hình 3.8. Mạch tương đương
Sự thay đổi về tải (hoặc sản suất) tại (p) làm thay đổi dòng điện làm thay đổi điện áp ∆U trên trở kháng tuyến ZSC. Điện áp trong (p) là sự chênh lệch điện áp giữa USC và ∆U và sẽ là đáng lo ngại đối với ngƣời tiêu dùng kết nối mạng. Lƣới mạnh hoặc yếu là các thuật ngữ ngữ hay đƣợc sử dụng trong kết nối tuabin gió. Điều đó đƣợc thể hiện rõ qua hình 3.8, nếu trở kháng ZSC là nhỏ, sự thay đổi điện áp trong (p) sẽ nhỏ ( lƣới điện mạnh), nếu ZSC là lớn sự thay đổi điện áp sẽ rất lớn. Mạnh hay yếu là những thuật ngữ có tính chất tƣơng đối. Với bất kỳ tuabin gió nào có công suất lắp đặt là P (MW) tỉ lệ :
RSC=SSC/P
là một thƣớc đo độ mạnh hay yếu của lƣới. Lƣới điện là mạnh nếu RSC trên 20 đến 25 lần, là yếu nếu RSC dƣới 8-10 lần. Tùy thuộc vào loại thiết bị điện trong tuabin gió mà đôi khi chúng vẫn đƣợc dùng trong lƣới điện yếu. Việc bảo trì nên luôn luôn đƣợc thực hiện, cho từng tuabin gió hoặc một số tuabin gió có xu hƣớng lo ngại hơn trong hệ thống nhiều tuabin gió.