1.5.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung về mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với cá nhân trên phạm vi toàn xã hội,
19
bao gồm các lượng giá về mức độ sảng khoái, sự hài lòng hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, CLCS là nhận thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hóa, và hệ thống giá trị mà cá nhân sống trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn, chuẩn mực và những mối quan tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc và hệ thống phức hợp của trạng thái sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi cá nhân [28].
CLCS có thể được coi là một yếu tố dự báo điều trị thành công, và một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng các yếu tố như CLCS tổng thể, thể chất khỏe mạnh, tinh thần và độ đau của BN là những tiên lượng quan trọng. Nếu trước đây CLCS chỉ dự đoán kết quả thì ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới người ta dùng nó khi ra quyết định điều trị cho BN [64].
1.5.2. Bộ câu hỏi European Organization for Research and Treatment of Cancer QOL Cancer Specific Version (EORTC QLQ-C30)
Đây là bộ câu hỏi do Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC) nghiên cứu và phát triển. EORTC QLQ-C30 là bộ câu hỏi gồm 30 câu hỏi được thiết kế để đa chiều trong cấu trúc, kết hợp các vấn đề khác nhau liên quan đến các bệnh ung thư khác nhau, ngắn gọn và dễ dàng hoàn thành, phù hợp để sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh ung thư. Nó kết hợp năm khía cạnh chức năng (thể chất, vai trò, nhận thức, tình cảm và xã hội), ba thang triệu chứng (mệt mỏi, đau đớn, buồn nôn và nôn), một thang tình trạng sức khỏe toàn diện và một số mặt riêng đánh giá các triệu chứng khác, thường gặp ở BN ung thư (khó thở, mất ngủ, chán ăn, táo bón và tiêu chảy) và nhận thức tác động tài chính của việc điều trị bệnh.
Trong phiên bản QLQ-C30 3.0, tất cả các mục đều có 4 cấp độ trả lời từ “không” đến “nhiều”, ngoại trừ hai mục cho sức khỏe tổng thể và CLCS tổng thể có 7 cấp độ trả lời các nhau từ “rất kém” đến “rất tốt”. Bộ câu hỏi QLQ-C30 đã có sẵn trong một loạt các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và đã được sử dụng rộng rãi trong trung tâm thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia về ung thư. Nó đã được chứng minh có độ tin cậy cao, nhạy cảm với sự khác biệt giữa các BN, tác dụng điều trị và thay đổi theo thời gian [64], [17].
20
1.5.3. Bộ câu hỏi European Organization for Research and Treatment of Colorectal cancer (EORTC QLQ-CR29)
EORTC QLQ-C30 là bộ công cụ được thiết kế với những câu hỏi cốt lõi đánh giá những khía cạnh của CLCS liên quan đến một loạt các bệnh ung thư khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh ung thư lại có những triệu chứng bệnh hoặc các tác dụng không mong muốn của các hình thức điều trị khác nhau nên bệnh cạnh bộ câu hỏi QLQ-C30, những bộ câu hỏi dành cho các bệnh ung thư cũng được xây dựng. QLQ-CR29 là bộ câu hỏi bổ sung cho bộ câu hỏi QLQ-C30 dùng trong phỏng vấn BN UTĐTT do Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu xây dựng. Bộ câu hỏi đầu tiên là QLQ-CR38 với 38 câu hỏi được xây dựng ở Hà Lan và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thử nghiệm. Việc rà soát các câu hỏi được bắt đầu sau đó và QLQ-CR29 ra đời với số câu hỏi ngắn hơn, bao gồm các mặt chức năng (sự lo lắng về ngoại hình, cân nặng…) và các mặt triệu chứng tiêu hóa (vấn đề đại tiện, tiểu tiện …) của hai đối tượng BN có hậu môn nhân tạo (HMNT) và BN không có HMNT. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng QLQ-CR29 có độ tin cậy cao, các câu hỏi đặt ra không chồng chéo với các câu hỏi trong bộ QLQ-C30, các câu hỏi dễ dàng hoàn thành trong thời gian 15 phút. Do dó đây là bộ câu hỏi đáng tin cậy, bổ sung cho bộ câu hỏi QLQ-C30 trong các thử nghiệm đánh giá chất lượng cuộc sống của BN UTĐTT [83].
1.5.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân UT ĐTT
CLCS bệnh nhân UT ĐTT chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như đặc điểm bệnh nhân, các yếu tố liên quan đến sức khỏe, các yếu tố liên quan đến bệnh UT ĐTT và phương pháp điều trị, lối sống của BN và một số yếu tố khác.
Đặc điểm bệnh nhân:
Giới tính chưa được báo cáo là yếu tố ảnh hưởng quyết định quan trọng đến CLCS của BN. Tuy nhiên, điều này lại không đúng đối với một số vấn đề cụ thể như chức năng tình dục ở nam giới, chức năng về thể chất hay đau ở phụ nữ.
Độ tuổi và CLCS của BN UT ĐTT có liên quan đến nhau hay không hiện nay vẫn đang là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu của Forsberg cho thấy tuổi không có vai trò quan trọng đối với CLCS, trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy CLCS của BN giảm đi khi tuổi của BN tăng lên. Những kết quả khác nhau này chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh thể chất và tâm lý trong bộ câu hỏi về CLCS.
21
Thu nhập của BN là một yếu tố quyết định cho CLCS, các kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập thấp tương quan với sự tồi tề về điểm số của các lĩnh vực thể chất, xã hội và tình cảm của BN.
Các yếu tố liên quan đến sức khỏe:
BN UT ĐTT có CLCS kém hơn hẳn so với BN không bị ung thư, đặc biệt tồi tệ hơn ở những BN mới được chẩn đoán, những người có hai hoặc nhiều hơn các bệnh mắc kèm khác. Một số bệnh cụ thể như bệnh tim, trầm cảm hay rối loạn tiết niệu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến CLCS tổng thể của BN.
Có sự liên quan giữa CLCS và chỉ số khối cơ thể, khỏe mạnh, cân nặng và những người ung thư thừa cân được sống sót báo cáo điểm số tốt hơn trong các hoạt động thể chất, sức khỏe nói chung và sức sống hơn so với những người ung thư sống sót bị béo phì.
Các yếu tố liên quan đến bệnh UT ĐTT và phương pháp điều trị:
Giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán là yếu tố quan trọng trong việc xác định CLCS của BN, vì khi đó họ xác định được các triệu chứng, phương pháp điều trị và thời gian điều trị. BN giai đoạn I có xu hướng tích cực hơn BN giai đoạn IV. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu lại báo cáo rằng không có sự liên quan giữa giai đoạn của khối u và CLCS.
Phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của CLCS do hậu quả về thể chất và tâm lý. BN trải qua phẫu thuật có sự suy giảm CLCS nhanh chóng tại thời điểm sau phẫu thuật so với thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng. Ngoài ra, có sự khác biệt về CLCS giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở, do có sự khác nhau về biến chứng giữa hai kỹ thuật phẫu thuật.
Sự xuất hiện của hậu môn nhân tạo (HMNT) sau phẫu thuật đối với BN UT ĐTT cũng là một ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS. Các rối loạn về thể chất và tâm lý phát sinh từ HMNT khác nhau theo giới tính. BN nữ được báo cáo có sự tồi tệ hơn về mặt tâm lý, thể chất. Ngược lại, sự suy giảm sức khỏe tinh thần và chức năng tình dục lại được báo cáo ở nam giới. Những vấn đề khác liên quan đến HMNT tồi tệ hơn như mệt mỏi, khó thở, ăn mất ngon và thay đổi trong nhận thức hình ảnh cơ thể, giảm dần sự tự tin về cơ thể và các mối quan hệ xã hội của BN. Với những BN thu nhập thấp, HMNT cũng có ảnh hưởng rất tiêu cực bởi BN phải chi trả cho các vật tư HMNT.
22
Các triệu chứng của bệnh UT ĐTT hoặc của việc điều trị như tiêu chảy, táo bón, số lần đại tiện, mệt mỏi và chán ăn là rất phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS của BN.
Một số yếu tố khác:
Một số yếu tố như hoạt động thề chất, chế độ ăn uống, uống rượu và hút thuốc lá cũng có liên quan đến CLCS. Hoạt động thể chất vừa phải hay mạnh mẽ tương quan với điểm số thể chất cao hơn do sự mệt mỏi và đau với mức độ thấp hơn. Chế độ ăn uống giàu trái cây, rau quả và ít chất béo cùng với các chế phẩm làm giảm rối loạn chức năng ruột có ảnh hưởng tích cực đến CLCS. Hút thuốc lá có thể dẫn tới điểm số CLCS thấp hơn. Uống rượu có ảnh hưởng đến CLCS hay không hiện nay vẫn đang còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, lối sống tích cực rõ ràng là một tác động tốt đối với điểm số CLCS của BN [56].
1.5.5. Tình hình nghiên cứu về CLCS của BN UTĐTT
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghiên cứu của các quốc gia khác nhau sử dụng hai bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và EORTC QLQ-CR29 để đánh giá CLCS của BN UT ĐTT. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy hai bộ câu hỏi trên đều có độ tin cậy cao, phù hợp để sử dụng trong đánh giá CLCS của BN UT ĐTT của quốc gia mình.
Tại Mỹ, TR Wilson và DJ Alexander (2008) sử dụng bộ câu hỏi QLQ-C30 để so sánh điểm số các chức năng thể chất, vai trò, nhận thức, cảm xúc, xã hội theo độ tuổi, giới tính, chỉ số toàn trạng, giai đoạn bệnh, trình độ học vấn [84]. Marco Scarpa và cộng sự (2013) tiến hành so sánh CLCS của BN phẫu thuật mở với BN phẫu thuật nội soi, giữa hai đối tượng BN cao tuổi và BN trẻ tuổi [72].
Tại Italia, tác giả Theodoropoulos và cộng sự (2013) đã tiến hành đánh giá CLCS BN UTĐTT tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng cho thấy các triệu chứng đường tiêu hóa được cải thiện sau khi phẫu thuật UT ĐTT, tuy nhiên phụ nữ và bệnh nhân trẻ tuổi có nguy cơ rối loạn chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật cao hơn các đối tượng khác [77].
Tác giả J. I Arraras và cộng sự (2011) tiến hành so sánh CLCS của BN UT ĐTT theo độ tuổi, chỉ số toàn trạng, có sử dụng hóa trị bổ trợ hay không, có HMNT hoặc không có HMNT, cho thấy bộ câu hỏi QLQ-CR29 là phù hợp khi áp dụng với BN Tây Ban Nha [22].
23
Mhaidat và cộng sự (2014) đã sử dụng hai bộ câu hỏi QLQ-CR29 và QLQ- C30 để đánh giá CLCS của BN UT ĐTT tại Jordan theo độ tuổi, giai đoạn bệnh, tình trạng di căn, phẫu thuật đơn thuần và phẫu thuật có hóa trị bổ trợ cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về CLCS giữa các đối tượng BN này [57].
Khi đánh giá CLCS của BN Hàn Quốc, tác giả Myong Hoon Ihn (2015) đã sử dụng hai bộ câu hỏi trên cho các đối tượng BN ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật đơn thuần, phẫu thuật có hóa trị bổ trợ trước và sau phẫu thuật, sau phẫu thuật có hay không có sự xuất hiện của HMNT, kết quả cũng cho thấy đây là hai bộ câu hỏi có độ tin cậy cao, nên được áp dụng nhiều hơn nữa trong đánh giá CLCS của BN UTĐTT tại Hàn Quốc [45].
Xi Xi Li và cộng sự (2014) khi đánh giá CLCS của BN UTĐTT Trung Quốc đã được phẫu thuật triệt để cho thấy các đặc điểm BN như tuổi, giới tính, công việc, trình độ học vấn cũng như các yếu tố lâm sàng (HMNT, vị trí khối u, phương pháp phẫu thuật, thời gian hậu phẫu) có ảnh hưởng đến CLCS của BN [53].
Tại Malaysia, Wan Puteh cùng cộng sự (2013) đánh giá CLCS BN UT ĐTT theo bộ câu hỏi QLQ-C30 cho kết quả chức năng cảm xúc, nhận thức và xã hội xấu đi ở giai đoạn tiến triển của bệnh. Các điểm số triệu chứng đều xấu đi khi giai đoạn bệnh tăng lên [82].
Tại Việt Nam, có một số tác giả sử dụng bộ câu hỏi QLQ-C30 cùng các bộ câu hỏi khác để đánh giá CLCS của các BN ung thư khác nhau. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào sử dụng hai bộ câu hỏi QLQ-C30 và QLQ-CR29 để đánh giá CLCS của BN UT ĐTT.
24
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Với mục tiêu 1: đối tượng nghiên cứu là bệnh án của BN ung thư đại trực tràng được hóa trị tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ 01/2014 đến 12/2014 với tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
+ Bệnh án của BN được chẩn đoán xác định là ung thư đại trực tràng.
+ Bệnh án của BN có chỉ định hóa trị liệu và có ít nhất 3 đợt truyền hóa chất tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.
- Với mục tiêu 2: đối tượng nghiên cứu là BN được chẩn đoán là UT ĐTT được hóa trị tại trung tâm ung bướu bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên từ 01/04/2015 đến 30/06/2015 với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ như sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN được chẩn đoán xác định là ung thư đại trực tràng.
- BN có chỉ định hóa trị liệu và có ít nhất 3 đợt truyền hóa chất tại trung tâm ung bướu bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.
- BN truyền hóa chất lần đầu tiên hoặc đã truyền hóa chất không quá 2 đợt tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
- BN có chỉ số toàn trạng P.S (Perfomance status) là 0 hoặc 1. - BN tự nguyện tham gia nghiên cứu, không bỏ dở điều trị.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN có nguy cơ tử vong, bỏ dở điều trị.
- BN mắc thêm bệnh ung thư khác ngoài UT ĐTT. - Bệnh nhân xơ tuyến tiền liệt.
- BN từ chối tham gia nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: trung tâm ung bướu, bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. - Thời gian: từ tháng 11/2014 đến tháng 06/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Với mục tiêu 1: Phân tích hồi cứu tình hình sử dụng hóa chất dựa trên hồ sơ bệnh án lưu.
25
- Với mục tiêu 2: Đánh giá tiến cứu, sử dụng các thang đánh giá CLCS theo bộ câu hỏi QLQ-C30 và QLQ-CR29.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
- Với mục tiêu thứ nhất, trong năm 2014 có 352 bệnh án của 58 BN đạt đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ và chúng tôi lấy mẫu toàn bộ.
- Với mục tiêu thứ hai, lấy mẫu toàn bộ trong thời gian từ tháng 04/2015 đến tháng 06/2015, thu được 21 BN đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
2.2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng hóa chất
- Thông tin, số liệu từ bệnh án của BN UT ĐTT được lưu trữ tại phòng lưu trữ bệnh án của bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.
- BN điều trị tại trung tâm ung bướu có mã BN riêng và mỗi lần nhập viện BN được lập một bệnh án. Bệnh án của BN UT ĐTT được mã hóa bằng mã bệnh án C18 và C20.
- Điền đầy đủ thông tin bệnh án vào phiếu thu thập thông tin BN (phụ lục 1). - Mô tả thông tin theo các nội dung nghiên cứu.
- Phân tích sự phù hợp trong lựa chọn phác đồ theo hướng dẫn của tổ chức Ung thư Hoa Kỳ NCCN (National Comprehensive Cancer Network) (phụ lục 4) [58].
- Phân tích sự phù hợp về liều dùng:
Để phân tích sự phù hợp về liều dùng, chúng tôi tính diện tích bề mặt cơ thể và tính lại liều dùng lý thuyết cho BN, so sánh liều dùng lý thuyết với liều dùng