Đặc điểm chung của công nghệ GSM và GPRS

Một phần của tài liệu Công nghệ chiếu sáng sử dụng led và oled (Trang 111 - 113)

4. Kết cấu của luận văn

3.5.2 Đặc điểm chung của công nghệ GSM và GPRS

3.5.2.1 Công ngh GSM

Công nghệ GSM được thiết kế độc lập với hệ thống nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, mà chỉ tập trung vào chức năng và ngôn ngữ giao tiếp của hệ thống. Điều này tạo điều kiện cho nhà thiết kế phần cứng sáng tạo thêm tính năng và cho phép lắp lẫn thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.

Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với mạng số đa dịch vụ (ISDN) và tương thích với môi trường di động. Nhờ vậy tương tác giữa hai tiêu chuẩn này đảm bảo.

Ở GSM việc đăng ký thuê bao được ghi ở module nhận dạng thuê bao SIM

(Subscribe Identity Module). Quá trình này được tự động thực hiện bằng một thủ tục nhận thực thông qua một trung tâm nhận thực.

Tính bảo mật cũng được tăng cường nhờ việc sử dụng mã số để ngăn chặn hoàn toàn việc nghe trộm ở vô tuyến. Ở các nước điều kiện tương đối tốt, chất lượng tiếng ở GSM ngang bằng với hệ thống tương tự. Đặc biệt, ở các điều kiện xấu do tín hiệu yếu hay do nhiễu giao thoa nặng, GSM có chất lượng vượt trội.

3.5.2.2 Công ngh GPRS

Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp GPRS là một chuẩn của viện định chuẩn châu Âu ETSI. Đây là một kỹ thuật mới áp dụng cho mạng thông tin di động GSM. Nó cung cấp dịch vụ dữ liệu gói bên trong mạng PLMN và giao tiếp với mạng ngoài qua cổng đấu nối trực tiếp như TCP/IP, X.25…Điều này cho phép các thuê bao di động GPRS có thể dễ dàng truy nhập vào mạng internet, intranet và truyền dữ liệu với tốc

độ lên đến 171Kbps. Trong mạng GPRS, một MS chỉ được dành tài nguyên vô

tuyến khi nó có số liệu cần phát và ở thời điểm khác những người sử dụng có thể sử dụng chung một tài nguyên vô tuyến. Nhờ vậy mà hiệu quả sử dụng băng tần tăng lên đáng kể.

3.5.3 Tính năng của công nghệ GPS/GPRS

3.5.3.1 Tính năng điu khin giám sát:

- Truyền thông đến các tủ điều khiển chiếu sáng qua mạng GSM/GPRS và truyền thông tín hiệu điều khiển & giám sát đến các bóng đèn qua mạng PLC Network (Giao thức truyền thông ICP/IP)

- Nhận dữ liệu giám sát của toàn bộ các tủ chiếu sáng: có thể lên đến hàng ngàn tủ ĐKCS trong thời gian 3-5 phút.

- Có thể gửi các lệnh: đóng cắt, cắt giảm lưới đèn, đồng bộ thời gian, đặt lịch đóng cắt trạm đèn cho toàn bộ các tủ điều khiển trong cùng một thời điểm.

- Cài đặt chế độ cảnh báo cho Trung tâm điều khiển: dòng áp các pha. - Phân cấp phân vùng cho người quản lý vận hành.

- Có thể giám sát trên web bảo mật. - Bảo mật về truyền thông.

3.5.3.2 Tính năng qun lý:

- Quản lý cập nhật báo cáo thống kê về vật tư hiện trạng, thay thế sửa chữa.... - Quản lý lưới điện trên nền bản đồ GIS.

Các thiết bị điều khiển và giám sát tại trung tâm điều khiển và lắp đặt các tủ chiếu sáng được thiết kế dưới dạng module vì vậy thuận tiện cho công tác kiểm tra, thay thế.

Một phần của tài liệu Công nghệ chiếu sáng sử dụng led và oled (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)