Các ưu điểm của OLED

Một phần của tài liệu Công nghệ chiếu sáng sử dụng led và oled (Trang 98 - 99)

4. Kết cấu của luận văn

2.5.1 Các ưu điểm của OLED

Công nghệ LCD hiện là lựa chọn số một trong các thiết bị nhỏ và cũng rất phổ biến trong các TV màn hình lớn. Công nghệ đèn LED thường được dùng để tạo thành các chữ số trên các đồng hồ điện tử và các thiết bị điện tử khác. Công nghệ OLED đưa ra rất nhiều ưu điểm so với các công nghệ trên:

Các lớp hữu cơ nhựa của OLED mỏng hơn, nhẹ hơn và mềm dẻo hơn các lớp tinh thể của LED hay LCD.

Bởi vì các lớp phát quang của OLED nhẹ hơn nên tấm nền của OLED có thể mềm dẻo thay vì cứng rắn. Tấm nền của OLED có thể làm bằng nhựa thay vì bằng thủy tinh được dùng cho LED và LCD.

OLED sáng hơn LED. Bởi vì các lớp hữu cơ của OLED mỏng hơn nhiều các lớp tinh thể vô cơ tương ứng của LED nên các lớp phát quang và lớp dẫn của OLED có thể chế tạo thành nhiều lớp. Thêm nữa, LED và LCD cần dùng thủy tinh để hỗ trợ và thủy tinh lại hấp thụ một phần ánh sáng trong khi OLED lại không cần dùng thủy tinh.

OLED không cần chiếu sáng nền như LCD. LCD hoạt động bằng cách chặn các vùng ánh sáng của đèn nền để tạo thành hình ảnh, trong khi OLED tự phát sáng. Bởi vì OLED không cần chiếu sáng nền nên chúng tiêu thụ ít điện năng hơn nhiều so với LCD (hầu hết điện năng cho LCD dùng cho chiếu sáng nền). Ưu điểm này đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị sử dụng pin như điện thoại di động, PDA hay máy tính xách tay.

OLED được chế tạo dễ dàng hơn và có thể được làm thành các tấm có kíchthước lớn. Bởi vì OLED chủ yếu là nhựa dẻo, chúng có thể được làm thành các tấm rộng và mỏng. Với LED hay LCD điều này là rất khó khăn.

OLED có góc nhìn rộng hơn, vào khoảng 170°. Do các LCD hoạt động bằng cách chặn ánh sáng nên chúng có một tầm nhìn hạn chế ở những góc nhìn nhất định. Các OLED tự phát ra ánh sáng nên chúng có một góc nhìn rộng hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Công nghệ chiếu sáng sử dụng led và oled (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)