U TÐÐCA BU
3.1.2. Biện pháp nâng cao hệ số công suất tự nhiên:
Hệ số công suất tự nhiên là cosφ trung bình tính cho cả năm khi không có thiết bị bù. Hệ số công suất tự nhiên được dùng làm căn cứ để tính toán nâng cao hệ số công suất và bù công suất phản kháng.
Chính vì thế trong vận hành hệ thống điện người ta luôn chú ý thực hiện các biện pháp vận hành tối ưu, điều hòa phụ tải, nâng cao hệ số phụ tải trong thời gian thấp điểm và hệ số điền kín phụ tải đảm bảo cho các đường dây và trạm biến áp không bị non tải, không tải hay quá tải.
Đối với các xí nghiệp tiêu thụ điện cần nghiên cứu sắp xếp, điều chỉnh việc sản xuất để đảm bảo vận hành không tải hoặc non tải các thiết bị dùng điện. Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất.
Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn:
Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ lượng công suất phản kháng: Q = Q0 +(Qđm - Q0)k2
pt (3.5) Trong đó:
Q0: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc không tải. Qđm: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc định mức. Kpt: Hệ số phụ tải.
48
Công suất phản kháng không tải Q0 thường chiếm khoảng (60÷70)% công suất định mức Qđm. pt đm pt đm k P k Q Q Q P S . 1 1 cos 2 0 0 (3.6)
Từ công thức (3.6) ta thấy khi động cơ làm việc non tải (kpt nhỏ) thì cosφ thấp. Do vậy nếu tat hay thế động cơ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn ta sẽ tăng được kpt , do đó sẽ nâng được hệ số cosφ. Tránh trường hợp tận dụng những động cơ có sẵn nhưng công suất không phù hợp.
Giảm điện áp của những động cơ làm việc non tải:
Công suất phản kháng động cơ tiêu thụ tính theo U:
fV U k Q 2 (3.7) Trong đó: k: Hằng số
U: Điện áp trên cực động cơ. µ: Hệ số dẫn từ.
f: Tần số dòng điện. V: Thể tích mạch từ.
Từ biểu thức (3.7) ta thấy công suất phản kháng Q tỉ lệ với bình phương điện áp U, do vậy nếu ta giảm U thì Q giảm nhanh hơn do đó cosφ được nâng lên rõ rệt.
Hạn chế động cơ chạy không tải:
Tại các xí nghiệp công nghiệp, trong quá trình gia công nhiều lúc máy chạy không tải khi chuyển từ thao tác này sang thao tác khác hoặc do sự thao tác không hợp lý của công nhân vận hành. Vậy để hạn chế máy chạy không tải thì yêu cầu người vận hành phải thao tác hợp lý, hoặc phải đặt bộ hạn chế chạy không tải trong sơ đồ khống chế động cơ.
49
Đối với những thiết bị có công suất lớn, không yêu cầu điều chỉnh tốc độ như máy bơm, quạt gió, máy nén khí…thì có thể dùng động cơ đồng bộ để hệ số cosφ được nâng cao nhưng khi thay thế cần cân nhắc đến chỉ tiêu kinh tế.