ÐZ du phongMC phan doan

Một phần của tài liệu Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới phân phối (Trang 40 - 42)

MC phan doan

Hình 2.3: Sơ đồ dạng hình tia cổ điển cải tiến có đường dây dự phòng

Khi có sự cố hay duy tu, sửa chữa đường dây phía cao áp hoặc thanh cái thì đường dây còn lại đảm nhiệm việc mang tải và có thể phải thực hiện việc sa thải một số phụ tải. Với sơ đồ này thì chi phí xây dựng đường dây tăng gần gấp đôi. Nhưng bù lại độ tin cậy cấp điện cao. Tổn thất trên đường dây thấp, điều chỉnh điện áp và hiệu suất tốt hơn.

32

2.1.3.2. Sơ đồ phân phối dạng đường trục có phân nhánh:

6-35 kV

0.4 kV

Hình 2.4: Sơ đồ phân phối dạng đường có trục phân nhánh

Sơ đồ này gồm có một đường trục chính, từ trục chính này sẽ có các nhánh rẽ đến các trạm hạ áp của hộ tiêu thụ. Nếu có một sự cố nào đó ở bất kì của một trạm hạ áp của hộ tiêu thụ thì các thiết bị đóng cắt của trạm sẽ cắt trạm đó ra khỏi đường trục chính, do đó không ảnh hưởng đến các trạm còn lại, song nếu có bất kì sự cố nào trên đường trục chính thì toàn bộ các trạm hạ áp nối trên đường dây đều bị cắt ra (Hình 2.4) hoặc chỉ cắt các trạm hạ áp từ điểm sự cố trên đường dây trục chính về phía sau (Hình2.5).

6-35 kV

0.4kV

33

Để tăng cường độ tin cậy, dùng hai lộ cung cấp chính xuất phát từ một nguồn hay từ hai nguồn khác nhau. Một trong những phương án này như sau:

Với đường dây dự phòng, thông thường đường dây này chỉ nối đến thanh cái của trạm cung cấp điện và không có điện áp. Khi khắc phục sự cố (một phần hay toàn bộ) cho phụ tải của tuyến đường dây chính bị hư hỏng, thời gian ngừng cấp điện phụ thuộc vào thời gian cần thiết để tìm kiếm và cách ly đoạn đường dây bị sự cố. Thường thời gian này nằm trong khoảng 30÷40 phút, tức là thích hợp cho một số hộ tiêu thụ loại 2 (Hình 2.6).

6-35 kV

0.4 kV

Một phần của tài liệu Chất lượng điện năng và một số giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới phân phối (Trang 40 - 42)