HIỆN TRẠNG TỔN THẤT CÔNG SUẤT VÀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nguồn thủy điện nhỏ đến chất lượng điện năng của lưới điện khu vực (Trang 58 - 60)

CỦA LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC TỈNH LÀO CAI.

1. Đặc điểm phân bố phụ tải khu vực tỉnh Lào Cai.

Như đã nêu ở trênLào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc, Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 6.383,88 km2. Dân số toàn tỉnh là 615.620 người với 25 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09%. Lào Cai có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Người dân sống không tập trung, có những khu vực nằm rất xa so với các khu trung tâm. Tuy nhiên theo chủ trương của Chính phủ về việc cấp điện cho các đồng bào miền núi để đảm bảo đời sống văn hóa, phát triển kinh tế địa phương và giữ ổn định an ninh quốc phòng đặc biệt là khu vực biên giới thì hiện nay nguồn điện lưới quốc gia cũng như nguồn điện tại chỗ đã cấp đến được với các hộ dân trong tỉnh là khá cao. Với vị trí địa lý và địa hình cũng như phân bố dân cư như tỉnh Lào Cai dẫn đến việc quản lý vận hành mạng lưới điện đối với Công ty điện lực là rất khó khăn về đảm bảo kỹ thuật vì bán kính cấp điện xa. Đối với phụ tải công nghiệp – Du lịch: Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên, khoáng sản. Có mỏ Apatit nổi tiếng đất nước, có nhà máy Tuyển Tằng Loỏng, mỏ đồng Sin Quyền, mỏ vàng Minh Lương, mỏ sắt Quý Xa… Du lịch Lào Cai nổi tiếng nhất là khu du lịch nghỉ dưỡng SaPa cũng là điểm sử dụng lượng điện rất lớn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phân bố phụ tải cho các nhà máy hay khu du lịch cũng không tập trung dẫn đến việc truyền tải và cung cấp điện cho các khu vực này cũng rất khó khăn.

Với đặc thù về vị trí địa lý dẫn đến phân bố phụ tải không đều về công suất, không đều về khoảng cách cấp điện… Do đó việc truyền tải điện từ nguồn điện lưới Quốc gia đến các phụ tải ngoài công tác quản lý vận hành khó khăn thì tổn thất công suất và tổn thất điện năng là rất lớn. Tính đến 2015 thì tổn thất của điện lực Lào Cai là 3.32%.

Hiện nay việc xuất hiện các nguồn điện phân tán đó là các thủy điện nhỏ và vừa tại các khu vực của tỉnh Lào Cai. Đây là nguồn năng lượng khá dồi dào và quan trọng có thể bổ sung cho lưới điện khu vực Lào Cai hoặc cấp điện trực tiếp cho các khu vực mà lưới điện Quốc gia chưa vươn tới được. Trong công cuộc phát triển kinh tế nông thôn khu vực miền núi thì việc khai thác hợp lý các nguồn thủy điện nhỏ phục vụ cho nhu cầu phụ tải của khu vực đang trở thành nhu cầu cấp bách và mang lại hiệu quả cao trong việc vận hành quản lý lưới điện và giảm được tổn thất trong việc cung cấp điện.

IV. KẾT LUẬN

Từ các nghiên cứu về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai cũng như quy hoạch về nguồn điện, lưới điện của Lào Cai ta thấy việc đầu tư xây dựng thủy điện Nậm Củn là rất cần thiết về mặt bổ sung nguồn điện tại chỗ cho địa phương. Tuy nhiên chúng ta cần tính toán các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật khi xây dựng nhà máy. Với giới hạn của luận văn chúng ta sẽ xem xét 2 yếu tố chính đó là tính tổn thất điện năng và chất lượng điện áp của các nút khi đấu nối thủy điện Nậm Củn vào lưới điện 110kV để làm cơ sở cho việc tính toán các dự án thủy điện nhỏ khác. Việc tính toán sẽ được cụ thể tại chương 4 của luận văn này.

CHƯƠNG IV

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN ĐỂ XEM XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN NẬM CỦN TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nguồn thủy điện nhỏ đến chất lượng điện năng của lưới điện khu vực (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)