0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hiện trạng hệ thống điện khu vực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN THỦY ĐIỆN NHỎ ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC (Trang 45 -50 )

I. GIỚI THIỆU VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA TỈNH LÀO CAI

2. Hiện trạng hệ thống điện khu vực

Với tiềm năng cho công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, Lào Cai là một trong số ít các tỉnh vùng Tây Bắc có sản lượng điện cho ngành công nghiệp- xây dựng chiếm tỷ lệ cao tổng thương phẩm toàn tỉnh. Năm 2012, tổng sản lượng điện thương phẩm của tỉnh Lào Cai đạt 928.1MWh, trong đó, sản lượng điện cấp cho ngành công nghiệp-xây dựng là 736.1MWh (chiếm 79.31%); phụ tải cực đại 185MW (Theo văn bản số 3184/EVNNPC-KH&ĐT cung cấp số liệu lập kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải 5 năm 2014-2018 của Công ty Điện lực miền Bắc).

Nguồn điện nhập khẩu

Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ở 2 cấp điện áp 220kV và 110kV, trong đó:

- Nhập khẩu điện ở cấp điện áp 220kV được truyển tải về các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc thông qua đường dây 220kV Hà Khẩu – Lào Cai – Yên Bái – Việt Trì – Vĩnh Phúc. Điểm đo đếm nhập khẩu điện Trung Quốc ở cấp 220kV là trạm 220kV Lào Cai.

- Nhập khẩu điện ở cấp điện áp 110kV từ Trung Quốc thông qua đường dây 110kV Hà Khẩu – Lào Cai, Lào Cai – Tằng Loỏng cấp điện cho tỉnh Lào Cai và Lai Châu.

Lưới điện truyền tải trên địa bàn tỉnh Lào Cai có một phần thuộc lưới điện mua điện Trung Quốc, tuy nhiên gần đây khi số lượng các NMTĐ nhỏ được đưa vào vận hành nhiều, sản lượng điện cũng như bán kính cấp điện trong khu vực lưới điện mua điện Trung Quốc càng ngày càng giảm và xu thế sẽ giảm dần mua điện từ Trung Quốc. Theo ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, hợp đồng mua bán điện năng giữa 2 bên qua đường Lào Cai- Hà Khẩu sẽ kết thúc vào năm 2016.

Nguồn thủy điện tại chỗ trên địa bàn

Qua nhiều năm đầu tư và phát triển, tỉnh Lào Cai hiện có 29 nhà máy thủy điện đã hoàn thành với tổng công suất lắp máy khoảng hơn 500 MW.

Bảng 3.1: Thống kê các Nhà máy thủy điện tỉnh Lào Cai tính đến 12/2015 (Số liệu được thu thập từ Công ty Truyền tải điện 1 và hiện trạng nguồn thủy điện nhỏ đang vận hành tại tỉnh Lào Cai theo sơ đồ HTĐ Lào Cai do A1 cung cấp):

STT Nhà máy Công suất đặt,

MW Năm vận hành Lưới đấu nối

1. Cốc San Hạ 1,4 2004 Trung áp

2. Phú Mậu 2 1,8 2006 Trung áp

3. Phú Mậu 3 1,4 2007 Trung áp

4. Ngòi Xan 1 10,5 2007 Trạm gom

STT Nhà máy Công suất đặt,

MW Năm vận hành Lưới đấu nối

5. Ngòi Đường 2 5 2007 Trung áp

6. Phú Mậu 1 2,4 2008 Trung áp

7. Ngòi Xan 2 8,1 2008 Trạm gom

110kV Ngòi Xan

8. Cốc Đàm 7,5 2008 Trung áp

9. Suối Trát 2,4 2008 Trung áp

10. Thải Giàng Phố 2 2009 Trung áp

11. Nậm Hô 7,5 2009 Trung áp

12. Nậm Khóa 3 22 2010 Lưới 110kV

13. Vạn Hồ 4,5 2010 Trạm gom

110kV Ngòi Xan

14. Tà Lạt 3 1010 Trung áp

15. Mường Hum 32 2011 Lưới 110kV

16. Ngòi Đường 1 6 2011 Trung áp

17. Sử Pán 2 34,5 2011 Lưới 110kV 18. Nậm Khánh 12 2011 Lưới 110kV 19. Tà lơi 3 7,5 2012 Lưới 110kV 20. Bắc Hà 90 2012 Lưới 220kV 21. Nậm Tha 5 13,5 2012 Trạm gom 22. Sùng Vui 18 2012 23. Trung Hồ 8,4 2012 Trạm gom 110kV Ngòi Xan 24. Nậm Tha 6 6 2007/2012 Trạm gom

STT Nhà máy Công suất đặt,

MW Năm vận hành Lưới đấu nối

25. Nậm Phàng 36 2012 Lưới 110kV

26. Tà Thàng 60 2013 Lưới 110kV

27. Séo Chong Hô 22 2013 Lưới 110kV

28. Nậm Pung 9,3 2014 TBA 110kV

Nậm pung

29. Ngòi Phát 72 2014 Lưới 110kV

2.3 Lưới điện

Trên địa bàn khu vực tỉnh Lào Cai có 2 trạm biến áp 220kV Lào Cai và Bảo Thắng. TBA 220kV Lào Cai quy mô 1x250MVA được đưa vào vận hành năm 2007 là trạm biến áp 220kV đầu tiên bố trí 2 dàn tụ bù dọc cho ĐZ 220kV Lào Cai-Yên Bái. TBA 220kV Bảo Thắng đóng điện năm 2015.

Lưới điện 220kV tỉnh Lào Cai bao phân chia ra 2 khu vực gồm:

+ Khu vực đấu nối vào lưới điện Trung Quốc bằng đường dây 220kV Hà Khẩu -Lào Cai-Yên Bái-Việt Trì cung cấp điện cho một số phụ tải công nghiệp thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ (các năm trước đây cung cấp cho tỉnh Vĩnh Phúc) + Khu vực đấu nối vào lưới điện Việt Nam cung cấp cho phụ tải của tỉnh Lào Cai và

kết nối với các thủy điện nhỏ trong tỉnh.

Lưới điện 110kV gồm các TBA 110kV và ĐZ 110kV có nhiệm vụ cấp điện cho phụ tải tỉnh và truyền tải lượng công suất dư thừa từ các thủy điện lên lưới 220kV. Ngoài ra hiện tại lưới 110kV tỉnh Lào Cai có một phần đấu nối với lưới điện Trung Quốc thông qua đường 110kV Hà Khẩu – Lào Cai.

Danh sách các TBA 220kV, 110kV trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện trong bảng 2.2.

STT Công trình Công suất (MVA) I Cấp điện áp 220kV 500 1 Lào Cai 250 2 Bảo Thắng 250 II Cấp điện áp 110kV 485 1 Lào Cai 25+40 2 Tằng Loỏng 2x40+63 3 Tằng Loỏng 2 2x63 4 Gang thép 2x63 5 Văn Bàn 25

2.4 Phương thức vận hành lưới điện tỉnh Lào Cai tại thời điểm hiện tại

Theo thông tin thu thập từ Trung Tâm điều độ HTĐ Miền Bắc, phương thức vận hành của lưới điện tỉnh Lào Cai sẽ chia làm 2 khu vực.

Khu vực lưới điện mua điện Trung Quốc

Phần mua điện từ lưới điện 110kV Trung Quốc thông qua đường dây 110kV Hà Khẩu- Lào Cai, tại trạm 110kV Lào Cai sẽ tách ra hai phần, một phần phụ tải được cấp điện từ lưới mua điện Trung Quốc qua MBA 25MVA của TBA 110kV TX Lào Cai, phần phụ tải còn lại được cấp từ lưới điện Việt Nam.

Phần mua điện từ lưới điện 220kV thông qua đường dây Tân Kiều- Lào Cai (mạch kép), tại trạm 220kV Lào Cai phần điện mua Trung Quốc sử dụng một thanh cái 220KV của Trạm (thường là thanh cái C21) để chuyển tiếp sang một mạch của ĐZ 220kV Lào Cai –Bảo Thắng hiện có (chính là đường 220kV Lào Cai-Yên Bái hiện có rẽ nhánh qua TBA 220kV Bảo Thắng). Tại TBA 220kV Bảo Thắng, phần điện mua Trung Quốc sẽ đấu nối vào 1 thanh cái 220kV và cấp điện cho các phụ tải 110kV gồm TBA 110kV Gang thép Lào Cai, TBA 110kV Tằng Lỏong 2 (còn gọi là khu vực mua điện Trung Quốc) thông qua MBA 220kV -

250MVA. Thanh cái 220kV còn lại sẽ đấu nối vào đường dây 220kV Bảo Thắng – Yên Bái thuộc lưới điện Việt Nam

Khu vực lưới điện kết nối với HTĐ Việt Nam:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN THỦY ĐIỆN NHỎ ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC (Trang 45 -50 )

×