III. Giải pháp về qui tắc và luật du lịch
2. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cưc đến môi trường:
Tất cả mọi hoạt động của du lịch đều có tác động hai chiều đến tài nguyên và môi trường, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các tài nguyên, tôn trọng giá trị nguyên thủy của nó.
Thu hút cộng đồng vào bảo vệ môi trường sử dụng một phần vốn công ích và thu nhập cho du lịch đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải, triển khai phát triển mô hình làng du lịch xanh và sạch.
Đầu tư cho giáo dục du khách và cộng đồng về giá trị của tài nguyên du lịch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường và du lịch, lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn tài nguyên du lịch
Cần xây dựng và triển khai các luật du lịch và các qui định trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp quản lý, các tổ chức xã hộ trong việc bảo tồn, khai thác gía trị tài nguyên.
Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định khu vực bảo vệ, và khu vực tham quan của danh thắng, khu di tích lịch sử, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.Có thời gian để khôi phục tài nguyên hợp lý.
Tăng cường công tác thống kê, và áp dụng các phương pháp tiên tiến của khoa học kĩ thuật trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch.
V. Giải pháp tăng cường đầu tư trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch
Trong đào tạo du lịch, bên cạnh các bài giảng về lý thuyết, cần tăng cường thực hành, tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, lý luận có gắn liền với thực tiễn thì lý luận đó sẽ không phải là lý thuyết suông.
Cần nâng cao cơ sở vật chất trong môi trường đào tạo.Cơ sở vật chất càng đầy đủ, tiện nghi thì việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn.Trong thời gian gần đây, một số trường đã hướng đầu tư vào cơ sở vật chất để nâng cao đào tạo. Trong đó, Saigontourist đã có đề án xây dựng khách sạn, làm nơi thực tập cho học sinh Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Khách sạn TPHCM.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực trong du lịch, các trường đào tạo về lĩnh vực du lịch được xây dựng.Trong những năm qua ngành Du lịch đã quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Nếu như trước năm 1990, cả nước chỉ có 3 trường đào tạo công nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, TP.HCM thì hiện nay cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, khoảng 40 trường cao đẳng du lịch, 43 trường Trung cấp du lịch. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các nghề về phục vụ bàn và nấu ăn. Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành Du lịch.
Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà bên cạnh đó phải đào tạo cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho họ.
Theo ông Steven Chua, Chủ tịch thường trực Viện đào tạo du lịch Shatec - Singapore, lớp người trẻ hiện nay rất có tư duy, cách nghĩ, cách làm rất khác với hệ thống chuẩn mực
trước đây. TS Steven cho rằng, đào tạo một nhân viên du lịch để phục vụ khách hàng trong giai đọan hiện nay, không thể chỉ đào tạo cho họ kỹ năng nghề mà còn là đào tạo một lối sống, đào tạo về mặt con người khi anh ta trở về gia đình và hòa nhập với xã hội.
Hình thức đào tạo không phải là giảng viên nói gì thì trò nghe lấy mà chúng ta phải tạo điều kiện cho người học phát huy cảm nghĩ, khả năng sáng tạo của mình.
Theo TS. Michael Heah, Chủ tịch Corporate Coach Academy, Malaysia cho rằng, rõ ràng lớp trẻ hiện nay có những khác biệt rõ rệt với thế hệ trước. Điều đó cần được chấp nhận, thích nghi và tạo điều kiện để lớp người lao động mới có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của họ, kể cả những sáng tạo phá vỡ nguyên tắc truyền thống. Rất có thể những sáng tạo của họ có thể tạo nên những hệ thống nguyên tắc mới, tạo nên sự thay đổi đáng kể cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó phải nâng cao tầm quan trọng về việc học ngoại ngữ cho học viên để đáp ứng nhu cầu gủa du khách quốc tế.
Tạo cơ hội cho học viên trao đổi, học hỏi, giao lưu với các nước bạn để bổ sung kiến thức thực tế.
Trong lĩnh vực du lịch, đến nay Singapore đã giúp Việt Nam đào tạo gần 2.000 cán bộ, nhân viên du lịch và đầu tư khoảng 1,28 tỷ USD vào gần 20 dự án du lịch tại Việt Nam. Trong sử dụng nguồn nhân lực
Sử dụng lao động phải dựa trên nguyên tắc tác động lẫn nhau, tức là phải có sự tác động 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và nhười được tuyển dụng.
Về vấn đề này, TS. Steven Chua cho rằng, để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, các DN cần tạo ra mối tương tác giữa người sử dụng lao động. Nghĩa là, không chỉ có DN tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá DN, nói lên lý do tại sao họ chọn DN cuả mình mà không phải là DN khác, những khó khăn của họ ở DN trước khi đến với bạn là gì...
Trong mỗi lĩnh vực chuyên trách, chúng ta cần đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau.Chẳng han như: cán bộ quản lý, những hướng dẫn viên du lịch của các công ty du lịch lữ hành, những nhân viên phục vụ buồng, bàn, bar, lễ tân… ở các công ty khách sạn, nhà nghỉ. Đội ngũ trên cần được tuyển chọn đào tạo và bồi dưỡng để có trình độ cao, thuần thục về nghiệp vụ, và biết sử dụng ngoại ngữ… Ở các nhà bảo tàng, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng khác còn có cả đội ngũ những người chuyên trách thuyết minh; đội ngũ này rất cần thiết và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, truyền đạt hấp dẫn, độc đáo về trang phục, duyên dáng về hình thức, giọng nói dịu dàng sâu lắng để lưu lại trong lòng du khách những ấn tượng tốt đẹp và làm tôn cao giá trị của di tích lịch sử, văn hóa.
Trong sử dụng lao động, cần huy động tổng hợp mọi nguồn lực phục vụ du lịch.Cụ thể là những người góp phần quảng bá cho du lịch: Họ là những nhà báo, nhà văn, nhà thơ, những nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh… với những tác phẩm, bài ca, giới thiệu về quê hương.Đối với “du lịch về nguồn” thì những nhân chứng lịch sử là một “nguồn nhân lực đặc biệt quý”.Ví dụ như, Du khách đến thăm Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xóm Đèo De, xã Phú Đình (Định Hóa) mà lại được gặp gỡ và nghe chính các cụ, những người dân bản đã ở gần hay được tham gia phục vụ Bác Hồ.
Bên cạnh đó, cần huy động nguồn nhân lực của ngành thủ công mỹ nghệ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để các cơ sở sản xuất được nhiều sản phẩm mặt hàng lưu niệm, các gia đình làm chè có nhiều loại trà ngon, các nhà hàng làm ra các đồ ẩm thực đặc sản địa phương; để đến tham quan nơi đâu, du khách cũng có thể mua được những quà lưu niệm ở nơi mà họ
đang du lịch..
VI. Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường du lịch :
Do ngành du lịch liên quan rất chặt chẽ giữa các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia nhằm phát triển du lịch một cách bền vững cũng như bảo vệ môi trường chung của thế giới .nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch, nhà nước đã ban hành bộ luật du lịch trong đó có những điều quy định cụ thể về việc hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cụ thể như sau :
“Chương IX
Điều 83. Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch
Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Điều 84. Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
2. Việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chương X
Thanh tra du lịch, giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch
Điều 85. Thanh tra du lịch
1. Thanh tra du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về du lịch.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 86. Giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch
1. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch phải được tiếp nhận và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
2. Tại đô thị du lịch, khu du lịch và nơi có lượng khách du lịch lớn thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch.
3. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch được gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hoặc tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này để giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này không giải quyết hoặc khách du lịch không đồng ý với việc giải quyết đó thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 87. Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
2. Pháp lệnh du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch được công nhận, cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên trước khi Luật này có hiệu lực thi hành mà không trái với quy định của Luật này thì vẫn có hiệu lực thi hành; trường hợp không có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Điều 88. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.”
Bên cạnh đó, nhà nước ta cùn khẳng định rằng “Việt Nam cần tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.
(Theo quyết định của thủ tướng chính phủ - phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 -2010)
Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.
Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý..., vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt nam ở khu vực và trên thế giới.
VII. Kiến nghi cụ thể đối với các cấp từ trung ương tới địa phương
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra việc thực hiện các luật về bảo vệ môi trường du lịch. Đặc biệt là luật bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên
Nghiêm cấm các hoạt đọng xây dựng nhà hang kkhách sạn ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên.
Có biện pháp đốc thúc xây dựng các công trình du lịch cũng như cơ sở hạ tầng một cách nhan chóng và có chất lượng tốt, đạt đúng tiêu chuẩn tạo cảnh quan đẹp, phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.
Xây dựng theo quy hoạch tránh xây dựng tràn lan.
Phát triển lloại hình du lịch vì người nghèo. Chia sẻ lợi ích hợp pháp với cộng đồng dân địa phương .Đảm bảo việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Có chính sách định hướng rõ cho phát triển du lịch
Tài liệu tham khảo
1. Ts.Trần Văn Thông - Tổng quan du lịch, Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang ( Lưu hành nội bộ ), năm
2. Phạm Trung Lương - Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, năm 2000
3. Bùi Thị Hải Yến - Quy hoạch du lịch,NXB Giáo Dục, năm2007 4. NXB Chính Trị Quốc Gia - Luật du lịch Việt Nam, , năm 2006
5. Lê Văn Thắng (chủ biên ) - Giáo trình du lịch và môi trường , NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2008
6. Quỹ bảo tồn tài nguyên thế giới.Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam 2002 – 2010. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam