Môi trường cảm giác

Một phần của tài liệu Mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch (Trang 26 - 31)

4. Giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn cho cán bộ du lịch, du khách và cộng đồng địa phương

1.4Môi trường cảm giác

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Việc sử dụng máy phát điện trên các công trường thường gây tiếng ồn từ 54-85dBA, cao gấp 1,5 lần tiêu chuẩn cho phép.

Hoạt động của các nhà hàng karaoke, các quán bả dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong các trường hợp khi các cơ sở dịch vụ này kề sát nhau.

Việc tập trung du khách vào mùa cao điểm làm đường sá tắc nghẽn, rác thải vứt bừa bãi, dơ bẩn, mùi hôi thối từ các chất thải của các khu du lịch, ồn ào… làm cho con người trở nên mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.

2. Tác động đến môi trường nhân văn

Hoạt động du lịch đưa kinh tế Việt Nam hội nhập vào thế giới, thì cũng chính nó là nguyên nhân làm cho nhiều giá tri văn hóa tinh thần của quốc gia bị mai một, đảo lộn nếu không có biện pháp phòng ngừa và phát huy bản sác dân tộc.

2.1.Tác hại đến di sản

“Dù du lịch có khả năng đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng nếu không được kiểm soát thì nó cũng có thể tác động tiêu cực, làm xuống cấp nguồn lực rất có giá trị này”. Đó là ý kiến của bà Vibeke Jensen, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Hà Nội tại Hội nghị khu vực UNESCO- EIICHAP về “Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể và Du lịch văn hóa bền vững: Cơ hội và thách thức” Điểu yếu: Thiếu qui hoạch.Theo bà Vibeke Jensen: “Đã có rất nhiều ví dụ cho thấy, do không được quy hoạch nên mặc dù có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài, du lịch đã gây tổn hại cho nhiều di sản văn hóa và lịch sử, ảnh hưởng tới giá trị của các di sản đó”.

2.2.Tác động đến ngôn ngữ:

Trong quá trình phát triển du lịch, việc học tập tiếng nước ngoài sẽ tạo điều kiện tốt để học tập, hội nhập và phát triển . Đó là một trong những quy luật tất yếu của xã hội. nhất là trong du lịch , khi người ta phải tiếp xúc với nhiều người nước ngoài ngày càng nhiều và thường xuyên hơn Do vậy mà việc biết nhiều ngôn ngữ luôn là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến cũng như những tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ tràn lan và tư tưởng sùng ngoại đã làm cho không ít người sử dụng những ngôn ngữ lai căng, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. đặt biệt là thế hệ trẻ, thường dùng những ngôn ngữ mà họ cho rằng rất “teen”,rất tiến bộ mà không nghĩ rằng nhhững ngôn ngữ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cả nền ngôn ngữ nước nhà. Chíh vì vậy mà nhà nước mà đặt biệt là ngành giáo dục cũng như du lịch cần có những biện pháp thích hợp vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt

2.3Nghệ thuật truyền thống

Đã phân nửa thế kỷ đất nước ta thực hiện công cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống theo phương châm khoa học hóa, hiện đại hóa để hội nhập với thời đại.

Gần đây, sau những sự kiện các di sản âm nhạc cổ truyền lần lượt được và đang đề nghị để được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới, nhiều người mới nhìn lại toàn cảnh bức tranh âm nhạc dân tộc, mới giật mình thấy rằng nhiều giá trị tốt đẹp, nhiều bản sắc quý giá đã bị thất truyền. Đâu rồi những giá trị kinh điển của âm nhạc cổ truyền?Có lẽ chưa bao giờ người ta nhắc nhiều đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, ở tất cả các cuộc hội thảo, tọa đàm đều thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng kêu cứu trước thực trạng một số loại hình văn hóa truyền thống đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Ở mọi phương diện của văn hóa nghệ thuật, các giá trị hiện đại phương Tây đang tràn ngập và lấn lướt, thậm chí đè bẹp các giá trị truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh đó, các loại hình âm nhạc cổ truyền dân tộc cũng không tránh khỏi sự mất mát của riêng mình. Nhiều vốn liếng tinh hoa của âm nhạc truyền thống đã đội nón ra đi theo các nghệ nhân về nơi đất lạnh. Một số loại hình thì bị đứt đoạn, sự tồn tại hiện nay chỉ còn là những mảnh vỡ. Một số khác lại đang được phát huy, phát triển theo cái cách mà dù không nói ra, song nhiều nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật cho rằng hoặc rất xa rời với nguyên gốc hoặc thụt lùi, đi xuống.

Nhạc sĩ Đặng Hoàng Loan, nguyên Phó viện trưởng Viện âm nhạc Việt Nam kể: Ngót 8 năm trước, Viện âm nhạc tiến hành một cuộc điền dã sưu tầm chèo Khuốc và chèo Sáo đền ở Thái Bình những mong cố gắng giữ lại được đôi ba “mảnh vỡ” của chèo cổ “xịn” làm vật chứng cho một quá khứ sáng tạo với những thành công lớn lao của ngành sân khấu dân gian. Thật tiếc (hay là thật may mắn!?) lần ấy, Viện âm nhạc chỉ (hay là còn kịp!?) thu lượm được 3 mảnh chèo bao gồm: Múa đèn đeo vai, Múa tắm tiên, Hề canh điếm. Phần lớn di sản chèo còn lại đều đã bị “hiện đại hóa”, bị “kịch bản và đạo diễn hóa” cả rồi.Quả thật, đọc đi đọc lại các vở diễn của Nhà hát Chèo Trung ương từ khi thành lập cho đến nay chỉ thấy có một vở do các nghệ nhân làng chèo tự dựng, đó là vở Quan âm – Thị Kính, kịch bản do cụ Trần Huyền Trân chỉnh lý. Còn lại tất tần tật các vở như Lưu Bình Dương Lễ, Súy Vân (tên cổ là Kim Nham), Trinh Nguyên, Đôi ngọc truyền kỳ (tên cổ là Trương Viên), Từ Thức... đều có tên người làm kịch bản, người đạo diễn, người viết nhạc, người làm mỹ thuật. “Chèo nhà hát” ngày nay đã khác chèo sân đình xưa rất nhiều, không còn là sân khấu ứng diễn giữa khán giả và nghệ nhân nữa mà đã trở thành sân khấu của tác giả kịch bản và đạo diễn. Không còn tính truyền miệng và lối trình diễn ngẫu hứng như nó vốn có tự thuở nào. Đành rằng trong thời đại mới, cần phải cải biên, cải tiến, phát triển cho phù hợp. Đành rằng sự cải biên, cải tiến, phát triển ấy cũng có nhiều mặt tốt. Song điều này cũng khiến cho những người có tấm lòng với âm nhạc cổ truyền dân tộc cảm thấy mất mát và tiếc nuối. Người ta ước gì lối diễn ngày xưa vẫn được lưu giữ: Hát chèo không có phông cảnh, không có bài trí, không có mở màn hạ màn gì hết. Đào kép cứ tuần tự từ trong buồng trò vén màn ra hát. Khán giả thuộc lòng tuồng tích nên thấy vai nào ra là biết ngay vai gì, hiểu ngay đã đổi màn đổi cảnh... Có như vậy con cháu ngày nay mới có thể hiểu được những sáng tạo của cha ông trong trường kỳ lịch sử vĩ đại như thế nào.

Sự đứt đoạn truyền thống tương tự cũng diễn ra trong các ngành tuồng, cải lương, ca trù, hát xẩm... Kết quả bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các loại hình này ở thế hệ tiếp nối được các nhà chuyên môn đánh giá là suy giảm cả về chất và lượng. Nhiều nghệ sĩ tuồng bây giờ không biết đọc bản cổ nhạc theo hệ thống hò – xự – xang... mà chỉ biết hệ thống đồ – rê – mi... Phong cách nghệ thuật tuồng Bắc (vốn được coi là cổ hơn tuồng Nam) đã tan vỡ, cũng chỉ còn lại vài mảnh vụn. Hàng trăm vở tuồng cổ với nhiều dạng thức khác nhau đã một đi không trở lại. Nghệ sĩ tuồng bây giờ thuộc rất ít các pho diễn cổ...

Lối “kịch bản và đạo diễn hóa”, “văn công hóa” còn ăn sâu vào các làn điệu dân ca, các hình thức diễn xướng dân gian khác. Xin đơn cử thể loại hát quan họ. Ngoài lối hát cổ (hát đôi, có giọng chính, giọng luồn với các kỹ thuật vang, rền, nền, nảy, không có nhạc cụ đệm và sinh hoạt theo canh hát) của các cụ được tiếp nối bởi một số ít những người đứng tuổi, được gọi là “quan họ làng”, hiện nay còn có “quan họ đài”, “quan họ đoàn” với một lối hát khác mang tính trình diễn sân khấu (hát đơn từng tiết mục và có nhạc đệm). Mà chính hình thức hát kiểu mới này mới là hình thức đang được truyền bá rộng rãi và được nhiều người biết đến. Những sự biến tấu, biến dạng như vậy đang diễn ra hằng ngày kéo theo nhiều giá trị kinh điển, cổ truyền cứ dần dần bị lấn lướt, bị mai một đi, và một lúc nào đó sẽ hoàn toàn thất truyền.Chọn hướng đi nào cho cổ nhạc?

Cách đây chưa xa, Viện âm nhạc Việt Nam có tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề “âm nhạc cổ truyền dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa” với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Sau 2 ngày thảo luận rất gay gắt cuối cùng vẫn tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề ứng xử thế nào với âm nhạc cổ truyền trong xu hướng toàn cầu hóa. Phái kế thừa bao gồm cả các đại biểu của Trung Quốc và Nhật Bản cho rằng: Sự biến đổi truyền thống là hợp lý. Nếu truyền thống gắn được với nhu cầu của xã hội thì truyền thống sẽ tồn tại, bằng không sẽ mất đi. Dẫn chứng là sự thành công của các dàn nhạc dân tộc kiểu mới ở Trung Quốc hay sự kết hợp dàn nhạc truyền thống Okinawa của Nhật và dàn nhạc hiện đại của Mỹ. Phe bảo tồn, trái lại, yêu cầu giữ nguyên trạng những giá trị âm nhạc cổ truyền. Thậm chí nhiều đại biểu còn kết án mọi sự pha trộn truyền thống – hiện đại thiếu cẩn trọng đều là “đánh mất bản sắc dân tộc của mình một cách thiển cận”.

Có lẽ để dung hòa hai luồng ý kiến trên, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng: Nghệ thuật của quá khứ đã trải qua bao thăng trầm còn tồn tại đến ngày nay là những nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao. Và đó là di sản văn hóa của cả quốc gia chứ không chỉ riêng vùng miền nào. Trách nhiệm của con người, của xã hội hiện đại là phải bảo vệ nó. Tuy nhiên, xu hướng cải tiến, cách tân các loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại mới. Thực tế là một số sự cải tiến, cách tân đã hấp dẫn được khán giả đồng thời vẫn chuyển tải được những câu chuyện đương thời vào đó. Chúng ta có thể thay đổi sân khấu nhưng vẫn giữ nguyên những vai diễn và mảng diễn của các nghệ nhân. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể khôi phục lại những vở chèo, tuồng, những điệu hát cổ nhưng là dưới con mắt đương đại và ánh đèn đương đại... Tất cả những điều này đòi hỏi một tầm nhìn vĩ mô của những nhà quản lý văn hóa, làm công tác văn hóa. Nếu nhất thiết phải cải tiến, phải cách tân thì cần có sự chọn lọc khắt khe cải tiến chỗ nào, cách tân những gì sao cho dung hòa, cân xứng cả truyền thống và hiện đại đồng thời vẫn bảo tồn được một cách đầy đủ nhất ở mức có thể những tinh hoa vốn cổ. Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ sở để tin rằng nền âm nhạc Việt Nam sẽ trường tồn và phát triển, sẽ hòa nhập mà không hòa tan.

Bà Dương Bích Hạnh, đại biểu đến từ Sapa, Việt Nam kể: Những cuộc gặp gỡ giữa khách du lịch và người H’mông ở Sapa đã “giới thiệu” nguồn thu nhập mới cho người H’mông- từ những bộ quần áo cũ- sản phẩm thủ công truyền thống mà họ đang giữ trên xà nhà. Những cuộc “tiếp xúc” này, đã giúp người H’mông biết làm kinh tế; “biết” đưa những chất liệu ngoại nhập vào các sản phẩm đồ dùng hàng ngày như túi, mũ, áo, chăn và vỏ gối để dùng, bán cho khách du lịch kiếm được khá nhiều tiền. Nhiều phụ nữ H’mông vốn trước đây sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì nay đã bỏ đồng án, việc nhà để trở thành những người buôn bán.

Thấy nguồn lợi từ kinh doanh sản phẩm truyền thống mà người H’mông thu được, mới đây nhiều doanh nghiệp có đủ lợi thế (vốn, mặt bằng) đã đầu tư kinh doanh bằng việc mở ra nhiều điểm buôn bán lớn tại những khu phố sầm uất, bắt mắt mà người H’mông không thể theo kịp. Việc làm này vô tình đẩy người H’mông trở thành “những vị khách” ngay bên sản phẩm của mình. Một nhân tố khác làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng thủ công ở Sapa, theo bà Dương Bích Hạnh là “vấn đề quản lý của chính quyền địa phương liên quan đến địa điểm mua bán, gây bất lợi cho hoạt động mua bán của chủ nhân đích thực sản phẩm”.

Ngoài nghiên cứu điển hình về trường hợp của người H’mông ở Sapa của bà Dương Bích Hạnh, tại hội nghị còn có 10 nghiên cứu điển hình khác từ Malaysia, Philippines, Thái-lan, Lào, Trung Quốc... Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra được những biểu hiện “xói mòn”, “xuống cấp” cùng thảo luận tập trung 3 chủ đề: hàng thủ công trong bối cảnh du lịch văn hóa bền vững; Nghệ thuật biểu diễn trong bối cảnh du lịch văn hóa bên vững; Di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh du lịch môi trường, nông nghiệp và sinh thái. Các chủ đề sẽ được thảo luận theo nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể như quyền làm chủ của cộng đồng; sự “ngô nghê hoá” trong cách biểu đạt di sản; sự tách rời bối cảnh của di sản; sự phân cách di sản vật thể và phi vật thể; tác động của du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể; sự chuyển giao di sản văn hóa phi vật thể.

Hội thảo quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa người H’Mông, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống bị biến dạng, nghèo nàn hoặc bị đóng giả, lợi dụng phục vụ mục đích “thương mại hóa”, tạo nhiều nguồn thu. Điển hình là du khách ồ ạt đến xem các sinh hoạt giao duyên của trai gái H’Mông, Dao tối thứ bảy khiến cho các sinh hoạt giao duyên biến mất. chợ phiên ở vùng cao không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu tình cảm. chợ là nơi gặp mặt của người yêu. Người H’Mông ở SaPa đi chợ phải đi từ chiều hôm trước. buổi tối trước phiên chợ là ngày hội của nam nữ thanh niên. Họ thổi sáo, gẩy đàn môi, hát giao duyên. Nhưng từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, dòng người du lịch ồ ạt đổ về xem sinh hoạt “chợ tình”. Những tình cảm sâu kín của nam nữ thanh niên luôn bị chụp ảnh, quay phim, hoặc trở thành một trò vui kỳ lạ cho du khách. Sinh hoạt giao duyên buổi tối trước hôm chợ không còn diễn ra ở thị trấn. Trước nhu cầu của du khách, một số người đóng giả sinh hoạt văn hoá giao duyên bằng múa khèn, thổi sáo. Các sinh hoạt này mang nặng tính chất thương mại, trở thành một sản phẩm làm giả để thu tiền.

Người H’Mông có nghề thổ cẩm tinh xảo. Một tấm thổ cẩm được sản xuất phải qua nhiều công đoạn dệt, nhuộm, tạo hoa văn công phu. Dệt xong tấm vải lanh, người H’Mông phải nhuộm từ 12 đến 15 lần mới tạo thành tấm vải bền màu. Nhưng muốn tạo sự láng bóng của vải, người H’Mông còn phải bôi sáp ong lên vải và lăn trên phiến đá. Người lăn đứng trên phiến đá dùng chân day đi day lại, cho đến khi vải mềm, ánh bóng màu tím than. Tạo được vải, phụ nữ H’Mông còn phải áp dụng cả ba thủ pháp nghệ thuật in sáp ong, thêu, ghép vải tạo hoa văn. Các mẫu hoa văn truyền thống giàu tính biểu tượng phản ánh cả tín hiệu văn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch (Trang 26 - 31)