Xét một mạch điện có tải là điện trở R và điện kháng X được cung cấp bởi điện áp: u = Umsint như hình vẽ 2.5:
Hình 2.5 Mạch điện RL đơn giản Hình 2.6: Tam giác tổng trở
Dòng điện i lệch pha với điện áp u một góc
i = Imsin(t - ) i = Im(sint cos - sin cost) Đặt i = i’ + i’’ i’ = Im cos sint
i’’ = Im sin cost = - Im sin sin(t - 2
)
Như vậy dòng điện i là tổng của hai thành phần i’có biên độ là Im cos và cùng pha với điện áp u và thành phần i’’ có biên độ là Im sin và chậm pha so với điện áp một góc
2
Công suất tương ứng với hai thành phần i’ và i’’ là: P = U.Icos gọi là công suất tác dụng Q = U.Isin gọi là công suất phản kháng
Theo tam giác tổng trở hình 2.6 ta có thể viết công thức công suất như sau: P = UIcos = (Z.I)( I.cos) = Z.I2.R Z = RI2
và Q = UIsin = (Z.I)( I.sin) = Z.I2.X Z = XI2
Vậy công suất phản kháng của một nhánh bất kỳ nói lên cường độ của quá trình dao động năng lượng của nhánh đó.
S = P + Q gọi là công suất biểu kiến
Ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa S, P và Q như ( hình 2.7) sau:
Hình 2.7: Tam giác công suất
Các thành phần mang điện kháng hay điện dung trong mạng điện sẽ sử dụng công suất phản kháng. P U U.Icos U.Isin Q S
Công suất phản kháng được tiêu thụ ở động cơ không đồng bộ, máy biến áp, trên đường dây điện và mọi nơi có từ trường. Yêu cầu công suất phản kháng chỉ có thể giảm đến tối thiểu chứ không thể triệt tiêu được vì nó cần thiết để tạo ra từ trường, yếu tố trung gian cần thiết trong quá trình chuyển hoá điện năng. Theo thống kê thì yêu cầu công suất phản kháng được chia như sau:
- Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 70-80% - Máy biến áp tiêu thụ 15-25%
- Đường dây điện và các phụ tải khác 5%